(PLVN) - Tỉnh Bình Định mới tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia đối với Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn và giới thiệu các bảo vật quốc gia tới công chúng.
(PLVN) - Cặp rồng đá thành bậc đền Thượng, Cổ Loa vừa được công nhận Bảo vật quốc gia. Đây là hình tượng biểu trưng cho năng lượng trời đất, cho nhà vua và quyền lực của nhà vua, là vật thiêng mang lại sinh khí cho chốn linh thiêng như đền thờ Đức vua An Dương Vương.
(PLVN) - Bảo tàng tỉnh Quảng Nam vừa bàn giao hai chi tiết con ốc và đóa sen bằng đồng gắn trên tượng Bồ tát Tara Đồng Dương cho Bảo tàng Điêu khắc Chăm (TP Đà Nẵng).
(PLVN) - Sau hàng chục năm “lạc” nhau, hai chi tiết đóa sen và con ốc đã được chuyển giao cho Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng để “đoàn tụ” cùng bảo vật quốc gia tượng Bồ tát Tara.
(PLVN) - Từ năm 2018 tới nay tỉnh Quảng Ninh đã có 13 hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia. Các Bảo vật này đều là các hiện vật gốc, độc bản với những giá trị lịch sử, văn hoá đặc sắc!
(PLVN) - Tỉnh Quảng Nam vừa thống nhất chủ trương chuyển giao 2 hiện vật con ốc và hoa sen của Bảo vật quốc gia - Tượng Bồ tát Tara từ Bảo tàng Quảng Nam về Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng.
(PLVN) - Lễ công bố xe tăng T59 số hiệu 377 được công nhận là Bảo vật quốc gia vừa diễn ra tại Quảng trường 24-4 huyện Đắk Tô (Kon Tum). Đây là xe tăng thứ ba ở Việt Nam được công nhận bảo vật quốc gia, sau tăng T54B số hiệu 843 và T59 số hiệu 390.
(PLVN) - Nếu như xe tăng 390 trở thành bảo vật quốc gia thì những người lính xe tăng 390 là những nhân chứng sống của khoảnh khắc lịch sử vĩ đại của dân tộc.
(PLVN) - Từ năm 2014, ngày 21/4 được chọn là ngày Sách Việt Nam, với ý nghĩa quan trọng. Đây là thời điểm ra mắt cuốn “Đường Kách mệnh” của Chủ tịch Hồ Chí Minh - tác phẩm đầu tiên bằng tiếng Việt được in bởi những người thợ in Việt Nam…
(PLVN) - Tháng 2/2023, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam ra mắt cuốn sách song ngữ Việt - Anh dày 115 trang “9 bảo vật quốc gia ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam” nhằm giúp độc giả hiểu hơn về những bảo vật quốc gia hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
(PLVN) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 30/1/2023 công nhận 27 bảo vật quốc gia (đợt 11, năm 2022). Trong đó, có 2 bảo vật được lưu giữ tại Hà Nam và 1 bảo vật được lưu giữ tại Nam Định.
(PLVN) - Mới đây, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã kí quyết định công nhận 23 bảo vật quốc gia (đợt 10, 2021). Nhiều bảo vật đang được lưu giữ, trưng bày tại các bảo tàng, trung tâm bảo tồn di sản hoặc thuộc bộ sưu tập tư nhân.
(PLVN) - Với những giá trị văn hóa, lịch sử độc đáo và duy nhất, bảo vật quốc gia Cửu đỉnh được đặt tại sân Thế Tổ Miếu, Đại Nội Huế được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế hoàn thành việc xây dựng hồ sơ gửi Bộ VHTTDL xem xét cho ý kiến trước khi đệ trình UNESCO công nhận Cửu đỉnh là Di sản tư liệu thế giới.
(PLVN) -Hai bức tượng Ganesha và tượng Gajasimha là những cổ vật quý giá đang được lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng. Hai bức tượng đều mang những nét đặc trưng về phong cách Tháp Mẫm, khoảng thế kỷ XII – XIII, trong tiến trình phát triển của nền nghệ thuật điêu khắc Champa.
(PLVN) -Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 2283/QĐ-TTg về việc công nhận bảo vật quốc gia (đợt 9), năm 2020. Trong 24 hiện vật, nhóm hiện vật được công nhận là bảo vật quốc gia, đáng lưu ý có bộ thành bậc Điện Kính Thiên niên tại Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội
(PLVN) - So với miền Bắc, hệ thống tượng Hộ Pháp của miền Trung cũng có nhiều khác biệt, điển hình như đôi tượng hộ Hộ Pháp chùa Nhạn Sơn. Từ hình dáng, khuôn mặt... tượng Hộ pháp chùa Nhạn Sơn đều mang đậm nét truyền thống của tượng Hộ Pháp Champa cổ nhưng đã được Việt hóa với những nét văn hóa tín ngưỡng thuần Việt.
(PLVN) - Tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn chùa Hội Hạ là hiện vật gốc, độc bản, mang những giá trị nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu cho nghệ thuật Phật giáo Việt Nam. Hiện bảo vật quốc gia quý giá này được trưng bày tại Bảo tàng mỹ thuật Việt Nam, trước những năm tháng dãi dầu trong ngôi chùa cũ nát nhưng người dân không nỡ dỡ bỏ...
(PLVN) - Nếu có con vật nào xuất hiện rộng rãi nhất trong các di tích của người Việt, từ lầu son cung điện đến đình, đền, chùa… thì đó chính là rồng. Rồng không chỉ là biểu tượng của vua chúa nhưng còn là “thần” của cư dân nông nghiệp với niềm ước vọng mưa thuận gió hòa.