Cùng chiêm ngưỡng 13 Bảo vật Quốc gia tại Quảng Ninh

Hộp vàng Ngọa Vân - Yên Tử - Ảnh: Quang Hà
Hộp vàng Ngọa Vân - Yên Tử - Ảnh: Quang Hà
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Từ năm 2018 tới nay tỉnh Quảng Ninh đã có 13 hiện vật được công nhận là Bảo vật Quốc gia.  Các Bảo vật này đều là các hiện vật gốc, độc bản với những giá trị lịch sử, văn hoá đặc sắc!

Bình gốm Đầu Rằm

Bình gốm Đầu Rằm. Ảnh: Quang Hà
Bình gốm Đầu Rằm. Ảnh: Quang Hà

Bình gốm Đầu Rằm hay còn gọi là gốm Hoàng Tân, được xác định có niên đại văn hóa Phùng Nguyên muộn, cách đây hơn 3.000 năm.

Bình gốm Đầu Rằm nặng 1kg, cao 25,3cm, Miệng bình có đường kính 6,5 cm, vai bình cao 2,3 cm; thân bình cao 16,2 cm; chân đế bình hình vuông với kích thước mỗi cạnh 6,8 cm...

Theo ông Đỗ Quyết Tiến, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh, bình gốm Đầu Rằm là vật dụng cao quý, được sử dụng trong các nghi lễ quan trọng như bát bồng và thố của người Phùng Nguyên vùng đất tổ, của cư dân thời đại kim khí Đầu Rằm.

Trống đồng Quảng Chính- Văn hoá Đông Sơn, khoảng thế kỷ II- III TCN

Trống đồng Quảng Chính. Ảnh: Quang Hà

Trống đồng Quảng Chính. Ảnh: Quang Hà

Trống đồng Quảng Chính có niên đại văn hóa Đông Sơn, khoảng thế kỷ III - II trước Công Nguyên. Trống nặng 12,7 kg, cao 31 cm, đường kính mặt 40 cm, đường kính đáy 54 cm. Chiếc trống còn tương đối nguyên vẹn, phần mặt bị thủng một lỗ nhỏ.

Trống đồng không chỉ là nhạc khí mà còn có những chức năng khác như biểu tượng cho quyền lực tôn giáo... Trống được dùng trong các nghi lễ tôn giáo, lễ hội và chiến tranh chống giặc ngoại xâm

Thạp đồng văn hoá Đông Sơn, khoảng thế kỷ II- III TCN

Thạp đồng Đông Sơn . Ảnh: Quang Hà

Thạp đồng Đông Sơn . Ảnh: Quang Hà

Thạp đồng Đông Sơn là một hiện vật bản sắc của văn hóa Đông Sơn, có niên đại thế kỷ 3 đến thế kỷ 2 trước Công nguyên.

Thạp có những nét riêng độc đáo, đó là toàn bộ thân và nắp thạp được đúc bằng kỹ thuật dùng khuôn sáp nóng chảy - một kỹ thuật đòi hỏi sự tích lũy kinh nghiệm lâu dài, thành thạo trong kỹ năng và chuẩn xác trong từng công đoạn.

Đây cũng là thạp đầu tiên có hình tượng khỉ trên nắp với 4 khối tượng khỉ quay mặt về 4 hướng khác nhau. Các hoa văn tả thực hình người, chim, thú, sinh vật biển rất sinh động. Hình tượng các động vật biển trên thạp đã góp phần chứng minh yếu tố biển đậm nét trong văn hóa Đông Sơn.

Bình gốm hoa nâu Kinnari, thời Lý thế kỷ XI-XII

Bình gốm hoa nâu Kinnari có niên đại thời Lý, thế kỷ 11-12. Ảnh: Bảo tàng Quảng Ninh

Bình gốm hoa nâu Kinnari có niên đại thời Lý, thế kỷ 11-12. Ảnh: Bảo tàng Quảng Ninh

Bình cao 12,1 cm, rộng trước sau 14 cm (từ vòi đến đuôi), chiều rộng hai bên 7,6 cm (vị trí hai bên đùi) thân dày trung bình 0,5 - 0,7 cm… Bình có dáng quả đào, thành cong khum, gờ miệng sau loe. Thân phình rộng, đáy thót nhỏ. Phần vòi tạo hình tượng đầu người mình chim ôm vòi. Đây là hình dáng đặc biệt hiếm có của loại hình bình gốm hoa nâu thời Lý đã phát hiện ở miền Bắc Việt Nam.

Bình gốm hoa nâu Kinnari là đồ dùng của tầng lớp quyền quý, hoặc là đồ lễ khí (tế khí) trong các hoạt động nghi lễ của đời sống cung đình (miếu, đường) hoặc đời sống tôn giáo (chùa) thời Lý.

Thạp gốm hoa nâu thời Lý, thế kỷ XI-XII

Thạp gốm hoa nâu thời Lý. Ảnh : Bảo tàng Quảng Ninh

Thạp gốm hoa nâu thời Lý. Ảnh : Bảo tàng Quảng Ninh

Thạp gốm hoa nâu có niên đại thời Lý, thế kỷ 11 - 12; tổng trọng lượng 9,3 kg, cao 35,5 cm.

Theo các nhà nghiên cứu, Thạp có thể là đồ dùng của tầng lớp quyền quý, hoặc là đồ lễ khí (tế khí) trong các hoạt động nghi lễ của đời sống cung đình (miếu, đường) hoặc đời sống tôn giáo (chùa) thời Lý.

Bình Gốm hoa sen thời Lý, thế kỷ XI-XII

Bình gốm hoa sen thời Lý. Ảnh: Quang Hà

Bình gốm hoa sen thời Lý. Ảnh: Quang Hà

Bình gốm hoa sen có niên đại dưới thời Lý, thế kỷ 11-12.Bình gốm có chiều cao tổng thể là 24,2cm; sâu lòng 21cm; đường kính miệng 14 cm, đường kính rộng nhất 32cm, đường kính đáy đế 15,8cm. Dày thân 0,9cm. Núm hình anh vũ dài 8,5cm, rộng 2,6cm; phần vòi hình đầu rồng dài 7cm.Bình gốm hoa sen được làm từ cao lanh và đất sét trắng.

Căn cứ vào hình dáng, hoa văn trang trí và kích thước, bình gốm hoa sen được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng

Thống đồng thời Trần, thế kỷ XIII- XIV

Thống đồng thời Trần và Thạp đồng Đông Sơn được cất giữ tại kho của Bảo tàng Quảng Ninh. Ảnh: Quang Hà

Thống đồng thời Trần và Thạp đồng Đông Sơn được cất giữ tại kho của Bảo tàng Quảng Ninh. Ảnh: Quang Hà

Thống đồng có niên đại thời Trần, thế kỷ 13-14. Thống nặng 15 kg, cao 37 cm, đường kính miệng 42,5 – 43,5 cm, đường kính thân 45 cm, đường kính đáy 37,5 cm.Thống còn nguyên vẹn cả hình dáng và hoa văn.

Thống có các loại hoa văn trang trí của văn hóa nhà Trần như hoa sen, hoa chanh, hoa cúc… Thống là sự kế thừa và tiếp biến văn hóa của nhiều thời kỳ. Từ nghệ thuật trống đồng Đông Sơn đến nghệ thuật trang trí thời Trần và sau đó. Thống đồng thời Trần là vật dụng lễ khí (tế khí) trong các hoạt động nghi lễ (tế lễ) của đời sống cung đình (miếu, đường) thời Trần

Thạp gốm hoa nâu thời Trần, thế kỷ XIII-XIV

Thạp gốm hoa nâu Thời Trần. Ảnh: Quang Hà

Thạp gốm hoa nâu Thời Trần. Ảnh: Quang Hà

Thạp có miệng loe, mép miệng nhọn, vai gãy ngang trang trí cánh sen kép đắp nổi thành dải, được khắc thủ công. Thân thạp được tạo tác nhiều lớp hoa văn trang trí khác nhau.

Đây thực sự là tác phẩm nghệ thuật quý hiếm bằng gốm men còn tồn tại đến ngày nay với chức năng là vật dụng tế khí trong các nghi lễ của đời sống cung đình và tín ngưỡng tôn giáo dân gian, đồng thời hàm chứa các giá trị văn hóa đương thời

Hộp vàng Ngoạ Vân – Yên Tử , thời Trần thế kỷ XIV

Hộp vàng Ngọa Vân - Yên Tử . Ảnh: Quang Hà

Hộp vàng Ngọa Vân - Yên Tử . Ảnh: Quang Hà

Hộp vàng Ngọa Vân - Yên Tử hay còn gọi là hộp vàng hình Hoa Sen, được xác định có niên đại thời Trần, nửa đầu thế kỷ 14.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, hộp vàng Ngọa Vân - Yên Tử là một di vật quan trọng liên quan đến hoàng gia hoặc nghi lễ tôn giáo tôn nghiêm.

Căn cứ vào hình dáng, hoa văn trang trí và kích thước, có thể khẳng định hộp hình hoa sen là vật dụng quý được chế tác bởi các thợ kim hoàn khéo tay tại kinh thành Thăng Long và nó có thể là đồ dùng quý trong hoàng cung. Một ý kiến khác cho rằng Hộp vàng Ngọa Vân – Yên Tử là một vật dụng quan trọng trong nghi lễ Phật giáo được gọi là Át-già-khí.

Thống gốm hoa nâu An Sinh, thời Trần thế kỷ XIV

Thống gốm hoa nâu An Sinh. Ảnh Quang Hà

Thống gốm hoa nâu An Sinh. Ảnh Quang Hà

Thống gốm hoa nâu An Sinh thời Trần có niên đại vào thế kỷ 13. Với đường kính hơn 1m, cao hơn 70cm và nặng tới 126kg, thống gốm hoa nâu An Sinh hiện là đồ gốm có kích thước lớn nhất trong toàn bộ hệ thống đồ gốm gia dụng và đồ gốm nghi lễ Việt Nam thời kỳ phong kiến.

Hiện vật có hoa văn trang trí được tạo tác tỉ mỉ, nhất là hoa văn 8 con rồng, có thể nhận định đây là đồ dùng của tầng lớp quý tộc Trần, hoặc là đồ lễ khí trong các hoạt động nghi lễ của đời sống cung đình hoặc đời sống tôn giáo thời Trần.

Mâm bồng gốm men vẽ nhiều màu - Thời Lê Sơ thế kỷ XV

Mâm bồng gốm men vẽ nhiều màu. Ảnh: Quang Hà

Mâm bồng gốm men vẽ nhiều màu. Ảnh: Quang Hà

Mâm bồng được chế tạo bởi đất sét trắng có hàm lượng cao lanh cao, nặng 5,5 kg, cao 27 cm. Các dải băng hoa văn, đồ án hoa văn chủ yếu được sử dụng trang trí mâm bồng như: Cá chép hóa rồng, linh thú, cánh sen, long mã, nhân vật…

Căn cứ vào hình dáng, hoa văn trang trí và kích thước, các nhà nghiên cứu đoán định mâm bồng có thể là đồ “ngự dụng” hoặc đồ “quan dụng” (đồ dành cho vua, quan dùng trong hoàng cung) có tính chất cao quý và là vật dụng được sử dụng trong các nghi lễ thờ cúng trong tín ngưỡng của văn hóa người Việt

Bình gốm men vẽ nhiều màu - Thời Lê Sơ thế kỷ XV

Bình gốm men vẽ nhiều màu thời Lê sơ, có niên đại thế kỷ 15. Ảnh Quang Hà

Bình gốm men vẽ nhiều màu thời Lê sơ, có niên đại thế kỷ 15. Ảnh Quang Hà

Khác với dòng gốm này của Trung Hoa, ngoài việc sử dụng các màu lam, lục, đỏ, vàng… thì gốm men vẽ nhiều màu Đại Việt còn dùng kim loại vàng như một màu để vẽ trên men. Điều này đòi hỏi người thợ có kỹ thuật cao ở các khâu, để đảm bảo có một sản phẩm chất lượng cao.

Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông - Thế kỷ XVII

Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Ảnh: Bảo tàng Quảng Ninh

Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Ảnh: Bảo tàng Quảng Ninh

Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông có niên đại thế kỷ 17, hiện được thờ trong tháp Huệ Quang, Khu di tích danh thắng Yên Tử (TP Uông Bí).

Tượng gồm hai phần, bệ và thân tượng, cao tổng thể 83,8 cm, đầu rộng 13,5 cm, đế rộng 59 cm. Hai phần này được tạo tác riêng biệt sau đó gắn nối với nhau bằng hệ thống mộng và lỗ mộng.

Các nghệ nhân xưa kia tạc thô tượng, phác thảo hình khối, cấu trúc, sau đó chỉnh tinh, đặc biệt là các nếp áo và hoa văn trang trí trên y trung và y hạ. Sau khi tạc xong, toàn bộ bề mặt được mài nhẵn, không để lại vết mài.

Tháp Huệ Quang. Ảnh: BQL di tích Yên Tử

Tháp Huệ Quang. Ảnh: BQL di tích Yên Tử

Theo nhiều tài liệu, xá lợi của Phật hoàng Trần Nhân Tông tôn trí ở chùa Hoa Vân (chùa Hoa Yên hiện nay) vào năm 1326.

Tháp Huệ Quang (chùa Hoa Yên) được dựng lại vào thời Lê Trung hưng trên nền tháp cũ, sau khi tòa tháp được xây dựng dưới thời Trần sập đổ. Khi dựng lại tháp, người xưa đã sử dụng một số cấu kiện tháp của thời trước.

Tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông được tạc thủ công, bằng đá xanh, có cùng nguồn gốc, thành phần khoáng vật và hoá học với loại đá xanh xây tháp thời Trần. Tuy vậy, tượng không phải được tạo tác từ thời Trần mà là thời Lê Trung hưng căn cứ vào kỹ thuật, kích thước, phong cách trang trí trên tượng. Tượng Phật hoàng Trần Nhân tông tại tháp Huệ Quang là ví dụ điển hình về mẫu mực trong nghệ thuật điêu khắc tượng Phật Đại Việt thế kỷ XVII. Kích thước của tượng thể hiện tính chuẩn mực trong quy tắc tạo tác tượng Phật thế kỷ XVII.

Tin cùng chuyên mục

"Vằng vặc trăng quê" lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ (ảnh P.V).

“Vằng vặc trăng quê” - đong đầy hồn quê

(PLVN) -  Tản văn “Vằng vặc trăng quê” của nhà báo Ngô Bá Lục không chỉ kể chuyện đời thường, đong đầy tình yêu thương mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm “hồn quê” Bắc Bộ.

Đọc thêm

Món quà vô giá từ lòng thành

Món quà vô giá từ lòng thành
(PLVN) - Trong cuộc sống, không phải lúc nào ta cũng nhận được sự yêu thương, giúp đỡ từ những người xung quanh. Thế nên, khi có ai đó không có quan hệ máu mủ nhưng lại đối xử tốt với bạn, đó chính là điều đáng trân quý nhất.

Mẹ - Tình yêu vĩ đại không bao giờ phai nhạt

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tôi còn nhớ, ngày ấy tôi chỉ là một đứa trẻ nhỏ, ngây ngô chưa biết gì về sự vất vả của mẹ. Mẹ tôi là người phụ nữ hiền lành, nhân hậu và luôn dành trọn tình yêu thương cho đàn con thơ.

Thị trường nhạc Việt trỗi dậy mạnh mẽ

Thị trường âm nhạc Việt Nam có tiềm năng rất lớn để thu hút thế hệ trẻ. (Ảnh: Mai Trang)
(PLVN) - Vừa qua, tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội, show diễn “Anh trai say hi” đã thu hút hàng chục nghìn người tham dự, theo số liệu theo Ban Tổ chức công bố. Đây là một hiện tượng đặc biệt, khi phần lớn người đến tham dự đều trong độ tuổi rất trẻ. Trong hai đêm diễn nhận được sự quan tâm lớn của nhiều người hâm mộ. Hàng nghìn khán giả xếp hàng trước cổng sân vận động từ tờ mờ sáng nhằm giành một vị trí đẹp. Vé xem chương trình liên tục cháy hàng trên mọi mức giá từ vé phổ thông đến vé hạng nhất.

Hấp dẫn Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt

Hấp dẫn Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt
(PLVN) - Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt năm 2024 diễn ra ngày 13/12 tại Quảng trường Lâm Viên (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) với nhiều chương trình hấp dẫn như trải nghiệm làm kim chi, mặc hanbok, làm diều thủ công Hàn Quốc, đêm ca nhạc do nhóm B-boy Hàn Quốc SDG Crew, nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Queen biểu diễn…

Bảo vệ quyền trẻ em theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam

Bảo vệ quyền trẻ em theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
(PLVN) - Với mong muốn cung cấp thêm nguồn tài liệu cho những nhà chuyên môn, những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, sinh viên, học viên và bạn đọc quan tâm đến vấn đề, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Bảo vệ quyền trẻ em theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam” của TS Nguyễn Thị Hạnh.

Sôi động mùa du lịch cuối năm

Tuần lễ Du lịch TP HCM lần thứ 4 năm 2024 diễn ra sôi nổi với đa dạng hoạt động vui chơi, giải trí, ẩm thực, tạo sức hút người dân và du khách. (Ảnh: DNTT)
(PLVN) - Chỉ còn vài tuần nữa sẽ kết thúc năm 2024, đây là thời điểm mùa du lịch, lễ hội chuẩn bị bắt đầu. Ngành du lịch các tỉnh, địa phương đang chuẩn bị hàng loạt các sự kiện, hoạt động hấp dẫn thu hút du khách trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán sắp tới.

Tạo đột phá để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa

Hai đêm concert của chương trình “Anh trai say hi” và “Anh trai vượt ngàn chông gai” tại TP HCM thu hút hàng chục nghìn khán giả. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - 2024 là năm ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong phát triển công nghiệp văn hóa của Việt Nam. Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024, concert của các chương trình “Anh trai vượt ngàn chông gai”, “Anh trai say hi”, chương trình Jazz quốc tế 2024… đã tạo được hiệu ứng tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa.

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hồ An Phong cho rằng, du lịch nông thôn không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn mà còn bảo tồn các giá trị cảnh quan, sinh thái, môi trường, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp góp phần thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng giữa người dân nông thôn và đô thị.