Đến Hà Nội, uống cà phê, ngắm quán, ngắm đường...

Góc của ký ức Hà Nội. (Ảnh: Mai Ngọc)
Góc của ký ức Hà Nội. (Ảnh: Mai Ngọc)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Người Hà Nội giờ không chỉ uống cà phê mà còn phải chọn không gian với phong cách “chill”, tận hưởng sự thoải mái để thư giãn. Những quán cà phê có “view” đẹp, nơi có thể ngắm nhìn cảnh vật tươi tắn luôn được ưa chuộng. Ngoài ra, thú vui nhâm nhi tách cà phê vỉa hè giữa phố xá đông đúc hay ẩn mình tìm về hoài niệm với những quán cà phê thiết kế theo thời bao cấp cũng được nhiều người yêu thích.

Khoảnh khắc bình yên bên tách cà phê

Cà phê có mặt ở Việt Nam cùng với cuộc xâm lăng của người Pháp. Đồn điền cà phê đầu tiên được khởi trồng ở miền Bắc vào năm 1888. Tại Việt Nam, cà phê là một thức uống được ưa chuộng, đặc biệt vào buổi sáng, người uống coi như đang nạp một nguồn năng lượng cho ngày mới. Nó phổ biến đến mức, các quán bán nước giải khát đều được gọi chung là “quán cà phê”, mặc dù trên thực tế còn phục vụ những thức uống khác nữa. Cũng như vậy, khi bạn bè tụ họp nhau đi “chém gió”, cũng chỉ cần tóm tắt trong câu rủ: “đi uống cà phê”, còn ra đó uống gì thì tính sau. Cà phê còn quen thuộc đến mức được gọi rút gọn là “nâu” (cà phê sữa đá) và “đen” (cà phê đen).

Tuy thế, dù có phổ biến đến đâu, người sành thưởng thức vẫn luôn coi uống cà phê phải như một thú chơi. Không nơi nào thể hiện rõ điều ấy hơn mảnh đất Kinh kỳ. Dù bận rộn thế nào, nhiều người Hà Nội vẫn giữ cho mình khoảnh khắc yên bình mỗi sáng sớm, để thưởng thức cà phê. Không chỉ là trải nghiệm cá nhân mà còn như một thói quen, mang lại sự sảng khoái, kích thích tinh thần và tạo động lực cho một ngày mới. Người Hà Nội luôn thích thú với những ly cà phê đậm đặc. Cà phê ngon phải được pha trong phin, vặn thật chặt. Trong lúc chờ từng giọt cà phê nhỏ xuống chậm rãi, người ta thảnh thơi lướt xem tin tức qua chiếc điện thoại thông minh. Cảnh tượng ấy khiến thời gian như chợt ngưng tụ lại, để con người sống chậm hơn, trân trọng hơn khoảnh khắc hiện tại này. Nhiều người còn đặc biệt quan trọng đến việc cà phê được ngấm đều, vì vậy, họ yêu cầu quán tỉ mỉ múc từng muỗng nước sôi để đổ vào phin. Phương pháp pha truyền thống này vẫn tồn tại, được coi là cách tốt nhất để thưởng thức hương vị đích thực của cà phê.

Cà phê Hà Nội cũng như nếp sống của một lớp người Hà thành lớn tuổi: chậm rãi, bền bỉ, mang chiều sâu trải nghiệm cả về thời gian và cái gu thưởng thức. Dù ngày nay quán cà phê nhiều vô kể, nhưng những quán có truyền thống từ xưa vẫn là “địa chỉ đỏ” cho người sành thưởng thức. Cà phê Nhĩ nằm trên phố Hàng Cá, ngay giữa trung tâm phố cổ Hà Nội. Quán nhỏ xinh, chỗ ngồi chật chội, chẳng cần biển hiệu, nhưng không lúc nào vắng khách. Ngày trước, cà phê Nhĩ không pha bằng phin mà được để trong các ấm tích bằng sứ, sau đó rót ra những chén nhỏ. Bằng bí quyết gia truyền, cà phê Nhĩ luôn có mùi thơm dễ chịu và tạo cảm giác đê mê khi uống.

Cà phê Giảng (phố Nguyễn Hữu Huân) lại nổi tiếng với món cà phê trứng. Cái tên gọi đã kích thích trí tò mò của người thưởng thức. Thành phần chính để làm nên một tách cà phê Giảng bao gồm lòng đỏ trứng gà, bột cà phê, sữa đặc có đường, bơ và phô mai. Thời xưa, do sữa đặc còn hiếm nên lòng đỏ trứng gà là sự lựa chọn hoàn hảo cho một tách cà phê thơm ngon. Hương vị béo ngậy của trứng, mùi thơm của sữa và sự đậm đà của cà phê khiến người Hà thành vẫn còn mê mẩn cho đến ngày nay.

Hoặc cà phê Đinh nằm trên phố Đinh Tiên Hoàng, nơi ấy gắn liền với tuổi trẻ của học sinh, sinh viên thập niên 1990. Vào quán phải qua ngõ nhỏ mà trước cửa bán toàn cặp, túi. Lên tầng 2 ra ban công nhìn xuống hồ Hoàn Kiếm, thưởng thức ly cà phê trong lãng đãng sương giăng mặt hồ. Ngày đó, chủ quán tuyển sinh viên làm thêm, một nhóm phục vụ như thế gọi là “liên quân”. Ai được góp mặt trong “liên quân” đó sẽ luôn được giới học sinh, sinh viên trân trọng.

Cà phê Lâm (phố Nguyễn Hữu Huân) lại đem đến cho người yêu cà phê những trải nghiệm thú vị. Ngoài thưởng thức hương vị quyến rũ của cà phê, đây còn là nơi để ngắm nhìn những tác phẩm nghệ thuật hội họa, đem đến một cảm giác bình yên và hoài cổ. Tại đây trưng bày rất nhiều bức tranh sinh động về con người và phố phường Hà Nội của những danh họa nổi tiếng như Bùi Xuân Phái, Dương Bích Liên, Võ Tư Nghiêm… Những bức tranh này đều là bản gốc, có một không hai, bởi các họa sĩ dùng để trả cho chủ quán thay tiền cà phê.

Không gian bên trong một quán cà phê thiết kế thời bao cấp. (Ảnh: Instagram Nhà kho 247)

Không gian bên trong một quán cà phê thiết kế thời bao cấp. (Ảnh: Instagram Nhà kho 247)

Cà phê vỉa hè lại từ lâu trở thành biểu tượng của cà phê Hà Nội. Với vỉa hè thiết kế rộng rãi có thể đỗ được cả xe máy, chỉ cần kê vài chiếc ghế ra là đã có thể thưởng thức cà phê và thư giãn. Cà phê vỉa hè mang đến không gian thoáng đạt. Không khí phố phường thân thiện tạo điều kiện cho mọi người giao lưu. Cà phê vỉa hè có giá hợp lý, phù hợp với nhiều người, từ sinh viên đến người lao động. Ở đây các quán sẽ cung cấp nhiều loại thức uống độc đáo. Người Hà Nội có thể thưởng thức cà phê phin, cà phê trứng hay cà phê sữa đá. Những hương vị đặc trưng này thu hút thực khách. Ngồi ở vỉa hè, mọi người dễ dàng cảm nhận nhịp sống của thành phố. Họ có thể ngắm xe cộ qua lại và thưởng thức âm thanh của cuộc sống.

Uống cà phê cũng là cơ hội để những người trẻ tận hưởng vẻ đẹp của một Thủ đô đầy năng động với các quán The Coffee House, Highlands Coffee, Starbucks, E-Coffee…. Cùng tần số với sự năng động ấy, những năm gần đây ghi nhận sự lên ngôi của cà phê mang đi. Nhiều người trẻ vội vã trong guồng quay công việc, trong áp lực “deadline”, không có thời gian để ngồi xuống, đợi một ly cà phê nhỏ giọt. Họ ào qua một quán xe đẩy, tại đây, cà phê đã được pha sẵn, đóng trong hộp, bỏ vào túi, xếp hàng dài trên mặt quầy. Người mua chẳng phải nói nhiều, chỉ chọn loại cà phê, trả tiền rồi lại tiếp tục lên đường. Chỉ cần ngồi ở một ngã tư nào đó, sẽ không khó để bắt gặp hình ảnh một thiếu nữ Hà thành, tay lái xe treo ly “bạc sửu”, hối hả hòa vào dòng người nhộn nhịp.

“Lạc trôi” giữa Hà Nội với hoài niệm xưa

Đối nghịch với nhịp sống hối hả của thời hiện đại, đâu đó vẫn có những góc quán cà phê nhỏ đưa du khách “ngược dòng thời gian” trở về những ký ức những năm 70 - 80 của thế kỷ trước.

Nắm bắt được nhu cầu trở về miền ký ức của những người trung tuổi, cao tuổi và sự tò mò, muốn khám phá của giới trẻ, tại Hà Nội, một số quán cà phê thiết kế nội thất theo hoài niệm như cửa hàng mậu dịch và thức uống giống như thời bao cấp.

Uống cà phê vỉa hè ở Hà Nội là thú vui của nhiều người . (Ảnh: Trọng Văn)

Uống cà phê vỉa hè ở Hà Nội là thú vui của nhiều người . (Ảnh: Trọng Văn)

Thực khách như được vào một thế giới khác lạ, với những bờ tường gạch xù xì, chiếc điện thoại quay số, đồng hồ cổ, đài cát-sét cũ, những chiếc nón lá, mũ cối, chiếc mâm đồng, đôi dép cao su, chiếc xe đạp cà tàng, chiếc tivi đời cũ, bảng hiệu thời bao cấp xếp hàng lấy nước, chiếc chạn lâu đời với những bát, đĩa tráng men... đều mang đậm dấu ấn các vật dụng của một thời bao cấp.

Tại đây còn treo nhiều bức ảnh về Hà Nội, những ký ức xưa. Để gọi thức uống, nếu vào giờ quán đông khách, thì phải xếp hàng chờ đến lượt, sau đó nhân viên sẽ ghi đồ ăn lên một tờ tem phiếu. Thức uống được thiết kế giống sổ mua lương thực thời bao cấp, bìa ghi “Sổ đăng ký mua lương thực”.

Còn có quán cà phê lại thiết kế theo mô típ trang trí chủ đạo với gam màu xanh bộ đội, vỏ chăn con công buộc vào ghế hai đai cũ làm đệm, cửa sổ có chấn song gỗ mộc. Lại có quán cà phê có gam màu chủ đạo là vàng kết hợp với xanh lá đậm, gợi nhớ tới những ngôi nhà cổ kính của đường phố Hà Nội xưa. Không được trang trí cầu kỳ, không có ánh đèn lấp lánh với bàn ghế sang trọng, mà chỉ đơn giản, nhẹ nhàng với những bộ bàn ghế gỗ cũ, kệ sách nhỏ, đàn guitar, sách báo đã sờn màu thời gian... đưa thực khách đến với một góc Hà Nội thời bao cấp. Khách vừa nhâm nhi tách cà phê vừa tận hưởng không gian xanh mát như “lạc trôi” giữa Hà Nội cách đây vài thập niên.

Không chỉ các bạn trẻ, du khách nước ngoài cũng thích thú tìm hiểu, trải nghiệm, “check-in” - chụp ảnh tại không gian đậm chất Hà Nội thời kì bao cấp, ngồi bên những bộ bàn ghế gỗ sờn màu cùng tách cà phê đen đặc trưng Hà Nội xưa.

Hoài niệm về thời bao cấp, các bạn trẻ thêm hiểu và yêu thương ông bà, bố mẹ hơn. Các bạn trẻ thêm yêu cuộc sống hiện tại và trân trọng với quá khứ - một giai đoạn lịch sử có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa, xã hội của Việt Nam, một giai đoạn khó khăn nhưng đầy kỷ niệm của Hà Nội.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc

Tỉnh Thái Nguyên đẩy mạnh quảng bá các điểm đến, nét văn hóa độc đáo. (Ảnh: Thùy Dương)
(PLVN) - Tuần văn hóa, thể thao và du lịch Thái Nguyên với chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc” sẽ diễn ra vào giữa tháng 4/2025 có nhiều hoạt động văn hóa, du lịch đặc sắc.

Du lịch Quảng Ninh đặt mục tiêu quý II đón 5,3 triệu lượt khách

Tỉnh Quảng Ninh chính thức khai trương các hành trình tham quan du lịch vịnh Bái Tử Long – một dấu mốc quan trọng trong việc khai thác, phát triển các sản phẩm du lịch biển đảo.
(PLVN) - Thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh, quý I/2025, tỉnh Quảng Ninh đón gần 5,7 triệu lượt khách, tăng 6% so với cùng kỳ năm 2024 và tăng 3% so với kế hoạch năm 2025. Trong đó, khách nội địa đạt khoảng 4,5 triệu lượt, khách quốc tế ước đạt gần 1,2 triệu. Tổng thu du lịch ước đạt 13.200 tỷ đồng.

Khai mạc du lịch Cát Bà năm 2025

Chương trình văn nghệ tại Lễ khai mạc du lịch Cát Bà năm 2025
(PLVN) - Chiều 30/3, tại thị trấn Cát Bà, huyện Cát Hải, TP Hải Phòng, diễn ra Lễ khai mạc du lịch Cát Bà năm 2025 và giải Marathon Cát Bà Amatina - Heritage Road (sải bước trên miền di sản).

Hồn thơ Hà Nội xoa dịu tâm hồn

Hà Nội có nhiều sự kiện văn hóa, lịch sử sôi động giúp mọi người thư giãn, giải trí. (Ảnh minh họa trong bài: PV)
(PLVN) - Hà Nội mang vẻ đẹp của người thiếu nữ mặn mà, luôn dịu dàng, đằm thắm. Đến với Hà Nội, ta như bước vào bức tranh cổ kính, càng đi, càng chữa lành cho tâm hồn đang bề bộn suy nghĩ.

Phố hàng Hà Nội qua quan sát của người Pháp

 Nguồn ảnh: Bác sĩ Hocquard
(PLVN) - Hà Nội 36 phố phường, có những con phố còn lưu dấu xưa lại bây giờ và vẫn làm ăn, buôn bán sầm uất, nhưng cũng có những con phố không còn theo nghề cũ do thời thế đổi thay. Cách nhìn của những nhà chính trị, nghiên cứu người Pháp về phố phường Kẻ Chợ quả là lý thú.

Quảng Ninh khai trương hành trình du lịch vịnh Bái Tử Long

Đại biểu cắt băng khai trương các hành trình tham quan du lịch vịnh Bái Tử Long.
(PLVN) - Ngày 29/3, tại Bến tàu khách cao cấp Ao Tiên (huyện Vân Đồn), tỉnh Quảng Ninh chính thức khai trương các hành trình tham quan du lịch vịnh Bái Tử Long – một dấu mốc quan trọng trong việc khai thác, phát triển các sản phẩm du lịch biển đảo, đưa Vân Đồn trở thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch Việt Nam.

Đà Nẵng khai mạc lễ hội Food tour 2025

Đà Nẵng khai mạc lễ hội Food tour 2025
(PLVN) - Đến với Lễ hội Đà Nẵng Food Tour 2025, người dân và du khách sẽ hòa mình vào chuỗi ngày hội ẩm thực sôi động cùng nhiều hoạt động trải nghiệm và giải trí hấp dẫn.

Quảng Ninh tổ chức hàng loạt sự kiện hấp dẫn thu hút du khách

Hình ảnh ấn tượng tại Chương trình Carnaval Hạ Long 2024.
(PLVN) - Theo kế hoạch, năm 2025 Quảng Ninh tổ chức 170 chương trình, sự kiện, hoạt động kích cầu du lịch trên địa bàn. Trong đó, 24 chương trình, sự kiện, hoạt động kích cầu du lịch quốc tế, cấp quốc gia và cấp tỉnh; 146 chương trình, sự kiện, hoạt động kích cầu du lịch cấp địa phương.

Thúc đẩy khoa học công nghệ nâng tầm mô hình 'du lịch chữa lành'

“Du lịch chữa lành” ở Việt Nam đang được nâng tầm chất lượng, dịch vụ nhờ áp dụng công nghệ số. (Ảnh minh họa: CT)
(PLVN) - Sau đại dịch COVID-19, “du lịch chữa lành” được nhiều du khách trên thế giới ưa chuộng. Việt Nam có điều kiện để phát triển loại hình du lịch này. Việc áp dụng khoa học - công nghệ, tối ưu hóa khâu trung gian đã và đang nâng tầm cho điểm đến “du lịch chữa lành” ở nước ta.

Phát triển điểm đến xanh, nâng tầm du lịch Việt Nam

 Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2025 với chủ đề: “Phát triển điểm đến xanh, nâng tầm du lịch Việt Nam” (ảnh P.V)
(PLVN) - Từ ngày 10-13/04/2025, tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế ICE Hà Nội ( Cung Văn hóa Hữu Nghị, Hà NộI ), Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam - VITM Hà Nội 2025 với chủ đề: “Phát triển điểm đến xanh, nâng tầm du lịch Việt Nam” nhằm lan tỏa mục tiêu phát triển du lịch Việt Nam theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững.

Lễ hội Hoa Anh đào tại vùng cao Kỳ Thượng

Trình diễn trang phục Kimono (Nhật Bản), trang phục áo dài và trang phục đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.
(PLVN) - Ngày 22-23/3, TP Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tổ chức Lễ hội Hoa Anh đào - Kỳ Thượng năm 2025. Lễ hội nhằm duy trì và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Dao ở xã Kỳ Thượng, qua đó tạo sản phẩm đặc sắc để quảng bá, thúc đẩy, thu hút du khách đến với Hạ Long...