Bạn có biết: Thủ tục quan trọng trong bầu cử Tổng thống Pháp

12 ứng viên tại cuộc bầu cử tổng thống Pháp sắp diễn ra.
12 ứng viên tại cuộc bầu cử tổng thống Pháp sắp diễn ra.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo quy định của Pháp, các ứng cử viên Tổng thống nước này đều phải minh bạch tài sản, công khai những tài sản và nguồn lợi của họ nhằm củng cố niềm tin của người dân...

Cuộc đua gay cấn

Cuộc bầu cử tổng thống Pháp sẽ chính thức diễn ra vào ngày 10/4 tới. Tổng thống Pháp được bầu theo phương thức phổ thông đầu phiếu trực tiếp. Theo quy định, tại vòng 1 của cuộc bầu cử, nếu không có ứng viên nào giành được từ 50% trở lên, 2 ứng viên nhận được số phiếu cao nhất sẽ tiếp tục bước vào vòng thứ 2 của cuộc bầu cử diễn ra vào ngày 24/4.

Trước đó, tối 7/3 vừa qua, Hội đồng Lập hiến Pháp đã xác nhận quyền ứng cử của 12 người. Theo thông báo, tại cuộc bầu cử Tổng thống Pháp năm nay, có 4 người đang chạy đua để có thể trở thành nữ Tổng thống đầu tiên trong lịch sử nước Pháp. 7 ứng viên, bao gồm cả Tổng thống đương nhiệm Emmanuel Macron, là những người từng tranh cử trong cuộc bầu cử vào năm 2017.

Ngoài ông Macron, trong số các ứng viên nổi bật có đại diện đảng cực hữu Mặt trận quốc gia Marine Le Pen và bà Valerie Pecresse - ứng viên của đảng cánh hữu Những người Cộng hòa. Theo nhiều dự báo, ông Macron và bà Le Pen sẽ là 2 ứng viên nhận được nhiều phiếu bầu nhất tại vòng 1 của cuộc bầu cử và bước vào vòng bỏ phiếu trực tiếp, với chiến thắng được dự báo sẽ một lần nữa thuộc về ông Macron.

Thủ tục quan trọng

Minh bạch tài sản là một trong những vấn đề quan trọng đối với các ứng viên chạy đua vào vị trí tổng thống Pháp. Theo đó, hôm 8/3 vừa qua, chỉ 1 ngày sau khi quyền ứng cử của 12 ứng viên được công bố, Cơ quan cấp cao về minh bạch hóa tài sản của giới chính khách Pháp (HATVP) đã công bố tài sản đã kê khai của 12 người này. Theo quy định, tài sản bắt buộc phải kê khai với các ứng viên là những bất động sản, đồ vật có giá trị từ 10.000 euro trở lên, xe hơi, tài khoản ngân hàng, cổ phần, các khoản nợ và hoạt động nghề nghiệp trong vòng 5 năm qua.

Theo thông tin được công bố, trong số 12 ứng viên tại cuộc bầu cử năm 2022, người sở hữu khối tài sản lớn nhất là ứng viên Valerie Pecresse với tổng giá trị tài sản lên tới 9,7 triệu euro. Đứng thứ 2 là ứng viên của phe cực hữu Eric Zemmour với tổng giá trị tài sản 4,2 triệu euro. Đương kim Tổng thống Macron đứng thứ 8 với tổng tài sản trị giá 550.000 euro.

Theo ông Raphael Maurel (giảng viên luật về hành chính công tại Đại học Bourgogne, Tổng thư ký tổ chức nghiên cứu tư vấn Đài quan sát đạo đức chính giới ở Pháp), quy định yêu cầu các ứng viên tổng thống phải kê khai tài sản và những nguồn lợi của họ đã có từ khá lâu, cụ thể là vào năm 1988.

Từ thời điểm đó, theo quy định của luật pháp Pháp, những người chịu trách nhiệm ra các quyết sách quan trọng của đất nước phải kê khai tài sản. Còn quy định phải công bố tài sản mà các nhân vật này sở hữu chính thức có hiệu lực từ năm 2013, sau vụ bê bối che giấu tài khoản bí mật ở nước ngoài của Bộ trưởng Ngân sách Pháp Jerome Cahuza.

Cũng kể từ năm 2013, tài sản mà các ứng viên Tổng thống Pháp kê khai phải được công bố trước vòng 1 bầu cử. Tiếp theo đó, đến năm 2017, Pháp thông qua đạo luật về niềm tin vào giới chính trị. Theo quy định trong đạo luật này, không chỉ phải kê khai tài sản, các ứng viên còn phải kê khai các hoạt động và các nguồn sinh lợi tức của mình. Một ứng viên tổng thống Pháp không được phép có một hoạt động mà có thể dẫn đến xung đột giữa lợi ích cá nhân của người này và lợi ích của Nhà nước.

Bản kê khai sau đó sẽ phải được gửi lên Hội đồng Bảo hiến của Pháp. HATVP sau đó sẽ chịu trách nhiệm công bố tài sản của các ứng viên trước khi bầu cử diễn ra. Theo ông Maurel, mục đích của việc kê khai tài sản không phải là để thỏa mãn tính tò mò, hiếu kỳ của công chúng về tài sản của các ứng viên, cũng không phải để biết các ứng viên giàu có đến đâu, mà là nhằm bảo đảm tính minh bạch về tài sản của vị Tổng thống tương lai. “Đây là biện pháp minh bạch hóa nhằm tránh khả năng gây mất niềm tin ở công chúng và để bảo đảm tính liêm khiết của các ứng viên tổng thống”, ông Maurel cho biết.

Bản kê khai tài sản và lợi tức của ứng viên tổng thống chủ yếu là để có cơ sở so sánh, đối chiếu tài sản của vị Tổng thống tương lai trước và sau nhiệm kỳ. “Bởi, theo quy định có hiệu lực từ năm 2017, đến cuối nhiệm kỳ, Tổng thống sẽ lại phải kê khai tài sản và HATVP sẽ đánh giá xem liệu có sự chênh lệch nào về tài sản của Tổng thống trước và sau nhiệm kỳ hay không, và nếu có thì sự chênh lệch đó ở mức bình thường hay là cao bất thường”, ông Maurel giải thích thêm.

Trên thực tế, quy định kê khai tài sản được áp dụng với rất nhiều quan chức, lãnh đạo ở Pháp chứ không chỉ được áp dụng cho kỳ bầu cử. Theo một thống kê, có khoảng gần 16.000 quan chức Nhà nước của Pháp phải thực hiện quy định này. Đây là một trong những biện pháp kiểm soát để xác minh rằng người đó không giàu lên một cách bất thường trong nhiệm kỳ. HATVP mới đây cũng kiểm tra bản kê khai cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Macron và kết luận rằng tài sản có tăng lên nhưng việc tăng lên đó là bình thường nhờ vào việc tiết kiệm của ông Macron.

Tránh nguy cơ xung đột lợi ích

Về việc kê khai các nguồn lợi và các hoạt động của ứng viên, theo Nghị sĩ Jean-Jacques Ladet, mục đích của việc kê khai, tuyên bố các mối lợi như vậy là để xác định mọi hoạt động, chức vụ của ứng viên trong vòng 5 năm gần đó, cũng như sự tham gia của họ vào các công ty nhằm ngăn ngừa việc xảy ra các xung đột lợi ích trong trường hợp họ trở thành nguyên thủ quốc gia. Do đó, việc kê khai liên quan đến rất nhiều hoạt động, bao gồm tất cả các hoạt động nghề nghiệp đã có trong 5 năm trước, gồm cả các hoạt động tư vấn ở các cơ quan tư vấn, sự tham gia vào ban lãnh đạo các công ty, các nhiệm kỳ dân cử, sự tham gia tài chính vào các công ty.

Các ứng viên cũng phải kê khai các hoạt động nghề nghiệp của vợ hoặc chồng của họ, kể cả hoạt động tình nguyện. Thông tin về các hoạt động cộng tác của ứng viên cũng như những người hỗ trợ họ cũng nằm trong danh mục thông tin phải khai báo. Các quy định này nhằm tránh xung đột lợi ích. “Việc kê khai là nhằm bảo đảm là việc thực thi nhiệm kỳ của người tới đây trúng cử sẽ hoàn toàn độc lập, không thiên vị trước bất kỳ ảnh hưởng nào của các công ty, công ty tư vấn mà người này đã từng tham gia”, ông Ladet cho hay.

Dù vậy nhưng ông Maurel cũng chỉ ra rằng, theo quy định hiện nay, thông tin về tài sản, nguồn lợi và các hoạt động đều do chính các ứng viên tổng thống Pháp tự kê khai trên tinh thần tự giác, không có sự kiểm tra, giám sát, xác minh của cơ quan chuyên trách nào của cơ quan đặc trách.

Tin cùng chuyên mục

Đảo Hans là một đảo đá nhỏ không có cư dân sinh sống.

Hồi kết của “Cuộc chiến tranh yên bình nhất thế giới”

(PLVN) - Cuộc tranh chấp giữa Canada và Đan Mạch về chủ quyền đối với đảo Hans ở vùng Bắc Cực được đặt cho biệt danh là “Cuộc chiến tranh yên bình nhất trên thế giới” vì ở nơi đây chưa từng xảy ra xô xát hay giao tranh vũ trang giữa hai bên.

Đọc thêm

Châu lục không còn dễ thu phục

Các nhà lãnh đạo tham dự Thượng đỉnh châu Mỹ lần 9 tại Los Angeles (Mỹ).
(PLVN) - Tổng thống Mỹ Joe Biden không phải chẳng đạt được kết quả gì nhưng cũng không thể toại nguyện về kết cục của Hội nghị cấp cao của các nước châu Mỹ lần thứ 9 vừa qua.

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria

Chấm dứt hủ tục đáng sợ của nhiều bộ tộc Nigeria
(PLVN) - Đối với các bộ lạc thổ dân ở Nigeria, việc rạch thân để tạo ra các vết sẹo là một nghi thức khá phổ biến và có từ rất lâu đời. Tùy từng bộ lạc, việc rạch thân sẽ diễn ra theo nhiều cách khác nhau, cùng với quan niệm về giá trị của những vết sẹo cũng khác nhau.

Bên lề sân cỏ (Kỳ 1): Lịch sử hình thành và chinh phục cả thế giới của bóng đá

 Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận (927-976 sau CN) chơi xúc cúc cùng các cận thần.
(PLVN) - Bóng đá được cho rằng đã xuất hiện từ thời đại Chiến Quốc và phiên bản cổ xưa nhất với đầy đủ các kỹ thuật là môn xúc cúc (các tên gọi khác: tháp cúc, đạp cúc, túc cúc) của Trung Quốc. Tuy vậy, phải tới thế kỷ 18, bóng đá mới trở nên phổ biến và phát triển rầm rộ, đặc biệt là ở các nước châu Âu.

Ô nhiễm môi trường - “sát thủ” nguy hiểm hơn cả bệnh tật, chiến tranh

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y khoa danh tiếng The Lancet mới đây cho biết, ô nhiễm môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, nước và đất là nguyên nhân gây ra cái chết của 9 triệu người mỗi năm, nhiều hơn số người tử vong do các bệnh nguy hiểm như AIDS, ho gà, sốt rét; hay khủng bố và chiến tranh.

Ranh giới nào cho luật?

Mỹ, EU, NATO và đồng minh cho rằng Nga đã bất chấp luật pháp quốc tế khi phát động chiến sự ở Ukraine.
(PLVN) - Chiến sự từ hơn 100 ngày nay ở Ukraine không những chỉ làm chấn động thế giới về chính trị an ninh mà còn đặt luật pháp quốc tế trước nhiều câu hỏi mà không biết đến khi nào mới có được câu trả lời.

EU cấm vận Nga xuất khẩu dầu lửa

(ảnh minh họa).
(PLVN) - Sau gần 1 tháng dàn xếp bất đồng quan điểm trong nội bộ, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí thông qua chủ trương ngừng nhập khẩu dầu lửa của Nga.

Luẩn quẩn và bế tắc

22 nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng ngày 24/5/2022 tại trường tiểu học Robb (bang Texas, Mỹ).
(PLVN) - Ở nước Mỹ, chỉ trong khoảng thời gian rất ngắn xảy ra liên tiếp 2 vụ xả súng khiến cho nhiều người bị thiệt mạng và gợi lại cả chuỗi dài những vụ việc tương tự đã từng xảy ra trong quá khứ.

Kỳ dị chó cún được bầu làm Thị trưởng ở nước Mỹ

Một tân “Thị trưởng chó cún” ở thị trấn Rabbit Hash.
(PLVN) - Rabbit Hash là một thị trấn nhỏ tại bang Kentucky (Mỹ). Đã từ lâu, đảm nhiệm danh nghĩa Thị trưởng của thị trấn đã không còn thuộc về con người. Tổng cộng 5 “Thị trưởng chó cún” đã giữ chức vụ này với nhân vật đắc cử gần nhất là chú chó tên là Wilbur.

Danh họa Picasso và quá khứ “bị hắt hủi” ở Pháp

Chân dung Picasso.
(PLVN) - Ít người biết rằng, danh họa nổi tiếng thế giới Picasso lúc sinh thời, trong suốt gần nửa thế kỷ, ông bị coi là kẻ ăn nhờ ở đậu, là “phần tử nước ngoài nguy hiểm” và bị từ chối cho nhập quốc tịch Pháp.