“Bài học đầu tiên em khắc ghi”…

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng hoa thầy giáo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tặng hoa thầy giáo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Thuở thiếu thời, trong trái tim học trò, nhiều thầy, cô giáo là những “thần tượng đầu đời”. Và dẫu cuộc sống đưa đẩy ra sao, mỗi người đều vẫn là những đứa học trò nhỏ trong lòng người thầy thuở xưa. Những ký ức đẹp về thầy cô sẽ mãi theo học trò tới suốt cuộc đời…

Những hình ảnh khắc ghi trong tâm khảm

Có một câu chuyện đẹp về tình thầy trò mà mỗi năm đến Ngày Nhà giáo Việt Nam, người ta không khỏi nhắc đến. Đó là những hình ảnh xúc động đã diễn ra trong tang lễ nhà giáo – PGS Văn Như Cương 5 năm về trước.

Hôm ấy là 12/10/2017, ngày học trò Trường Lương Thế Vinh, ngôi trường do thầy Văn Như Cương sáng lập và nhiều thế hệ học trò - tiễn đưa thầy Văn Như Cương về cõi vĩnh hằng.

Di nguyện của PGS Văn Như Cương là được về thăm trường, chào học trò Lương Thế Vinh lần cuối, cũng như dành toàn bộ tiền phúng viếng để xây dựng trường học ở vùng cao. Xe đưa linh cữu thầy đi qua trường, người ta chứng kiến cảnh hàng nghìn học sinh xếp hàng dài đón linh cữu thầy.

Các học trò hát vang ca khúc “Bài học đầu tiên” để tiễn biệt thầy. Những tiếng nức nở không thể kìm nén, những mái đầu xanh, những bộ đồng phục học trò run run, nghẹn ngào.

Không chỉ có học sinh của trường, nhiều thế hệ học trò Trường Lương Thế Vinh đã có mặt, dù là người bình thường, là quan chức hay nghệ sĩ nổi tiếng, họ mặc đồng phục màu đen tỏ lòng tiếc thương thầy. Rất nhiều cựu học sinh đã bật khóc khi đứng giữa dòng người xếp hàng vào viếng PGS Văn Như Cương.

Một học sinh buồn bã viết những dòng chia tay: “Em cảm ơn thầy vì một mái nhà, một tuổi thanh xuân và một gia đình mà thầy đã mang đến cho Lương Thế Vinh”.

Trước đó, khi hay tin thầy bị bệnh, học sinh của Trường đã gấp 20.000 hạc giấy gửi thông điệp yêu thương đến thầy Văn Như Cương.

Câu chuyện về tình học trò đối với người thầy “ông bụt” của Trường Lương Thế Vinh mãi mãi là một câu chuyện đẹp đẽ. Kí ức của người thầy nhân hậu, hiền từ, với mái tóc bạc phơ cũng luôn còn mãi trong tâm khảm những thế hệ học trò Lương Thế Vinh và cả những học trò từng gọi PGS Văn Như Cương là thầy.

Học trò ngôi trường Lương Thế Vinh tiễn đưa PGS Văn Như Cương.

Học trò ngôi trường Lương Thế Vinh tiễn đưa PGS Văn Như Cương.

Mỗi con người đi qua thuở thiếu thời đều khắc ghi trong lòng những kỉ niệm đẹp đẽ. Những người thầy, cô giáo mãi mãi là một trong những kí ức, những phần đời đẹp đẽ và không thể quên.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã từng không ít lần thương yêu nhắc đến người thầy giáo cũ của mình: “Tôi là lớp trưởng lớp 9B (lớp Văn), được kết nạp vào Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, tôi cũng từng là học sinh giỏi Văn và được chọn đi thi học sinh giỏi Văn toàn miền Bắc. Hồi đó thầy Giảng là chủ nhiệm lớp. Thầy tập kết ra Bắc, sống một mình, còn vợ con thầy vẫn ở miền trong. Bên Long Biên những ngày đó còn hoang vắng lắm, ở một mình buồn, không có người thân nên thầy Giảng thường gọi tôi đến để ở cùng vì thầy sợ ma mà! Buổi tối, hai thầy trò đắp chung một chiếc chăn mỏng, lạnh lắm, vì thời đó làm gì có chăn ấm như bây giờ, nhưng vui... Sau này, thầy về sống ở Bình Định, mỗi lần đi công tác tôi thường ghé thăm thầy và vẫn gắn bó với thầy đến bây giờ. Thỉnh thoảng có chuyện gì vui, có cuốn sách quý hay có tấm ảnh thầy Giảng cũng gửi cho tôi”.

Sử sách cũng ghi chép câu chuyện về Vua Lê Hiến Tông nhớ ơn và về thăm thầy dạy học. Một lần Vua Lê Hiến Tông về giỗ bà nội ở An Lão (nay là xã Song An, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình), đến thăm thầy giáo cũ của mình là cụ Châu Khê. Khi kiệu rồng đến đầu làng, Nhà vua ra lệnh dừng kiệu rồi chọn một số cận thần cùng viên quan sở tại đi bộ đến nhà thầy. Người thầy giáo già cùng gia đình bày hương án nghênh tiếp.

Đến nơi, Nhà vua bước nhanh tới chỗ cụ Châu Khê. Theo nghĩa vua tôi, cụ sụp lạy, Nhà vua hai tay vội đỡ lấy vai người thầy giáo già nói: “Xin lão sư bình thân để đệ tử này khỏi thất lễ”. Nhà vua cầm tay cụ và ân cần thăm hỏi rồi cùng bước vào nhà. Vua nói với mọi người đang quỳ rạp bên đường: “Các ngươi hãy đứng lên để cùng ta vào nhà tôn sư. Hôm nay ta đến đây là học sinh về thăm thầy chứ không phải là Thiên tử đi kinh lý, nghi lễ ở chốn triều đình dùng vào lúc khác”.

Mỗi một con người, dẫu là người đứng đầu quốc gia, dẫu là nhân vật trọng yếu, doanh nhân thành đạt hay là người lao động bình thường thì vẫn từng được dạy dỗ, dìu dắt bởi những người thầy. Tình thầy trò, vượt qua những rào cản về danh vọng, tước vị, đẳng cấp xã hội. Và học trò dù lớn, dù thành đạt thế nào, rút cuộc cũng từng là “đứa học trò nhỏ của thầy”. Như thầy giáo của PGS Văn Như Cương, GS.NGND Ngô Thúc Lanh, dù tuổi cao, sức yếu vẫn chống gậy, nhờ người dìu đỡ đến dự lễ tang cậu học trò cưng của mình.

Thầy cô là “người soi đường”

Có lẽ, ít người Việt nào chưa từng nghe đến tích “Chu Văn An và người học trò thủy thần”, một tích truyện về danh nhân lịch sử Chu Văn An.

Theo sự tích lưu tại Xá Càn từ, tương truyền vào thời Chu Văn An dạy học ở làng Huỳnh Cung, có một chàng trai trẻ lên xin học. Người học trò không nói rõ thân phận, bạn đồng môn cũng không biết gì về nguồn gốc người này. Một hôm nhìn thấy trên chỏm đầu của người học trò có cánh bèo tấm, thầy Chu Văn An biết đó là con Vua Thủy Tề lên học.

Biết vậy nhưng thầy vẫn dạy dỗ hết mực ân cần, lại được người học trò chăm chỉ, luôn thấm nhuần những lời hay, ý tốt thầy dạy.

Gặp năm trời làm đại hạn kéo dài, đồng ruộng khô nẻ, lúa mùa nắng cháy, dân làng khốn khổ. Hôm ấy, sau buổi học, thầy Chu Văn An hỏi học sinh ai có cách gì giúp dân vượt qua thiên tai khắc nghiệt. Trước lời khẩn thiết của thầy, người học trò thủy thần thưa với thầy: “Con biết là trái lệnh thiên đình thì sẽ bị trừng phạt nhưng con xin làm để giúp dân chống hạn, cứu lúa, nếu con có chuyện gì, mong thầy thành toàn”.

Sau đó thủy thần lấy hai nghiên mực đen, một nghiên mực đỏ và bút lông, đem ra giữa sân, mài mực đầy nghiên, rồi ngửa mặt lên trời đọc chú, cầm bút mực, vẩy lên trời. Ngay lập tức, mực đỏ vung lên trời thành sấm chớp ầm ầm, mực đen vung lên trời thì mây đen kéo đến, mưa rơi tầm tã, nước đen như mực. Những cánh đồng khô cằn đều được “uống” no nước, lúa khắp vùng được cứu sống.

Vì trái lệnh thiên đình, học trò thủy thần đã bị sấm sét nhà trời đánh chết. Xác con Vua Thủy Tề hiện nguyên hình là một con thuồng luồng nổi lên trôi về phía Cầu Bươu. Nơi hóa của người học trò thủy thần được dân lập miếu thờ, gọi là miếu Gàn, tên chữ là Xá Càn từ nghĩa là trừ nạn hạn hán.

Truyền thuyết ấy khiến người ta cảm động, bởi tình thầy trò giữa một người trần và thủy thần, bởi lòng hiếu học vượt qua mọi rào cản, bởi người học trò, học theo tấm gương sáng của người thầy đức độ, đã chấp nhận hy sinh thân mình để cứu nhân dân khỏi nạn hạn hán.

Người Trung Quốc có câu “danh sư xuất cao đồ”, nghĩa là thầy có giỏi thì trò mới hay. Mở rộng ra, người thầy giỏi, đạo đức sáng ngời, sẽ là tấm gương sáng để cho ra đời nhiều thế hệ học trò giỏi giang, có ích cho xã hội.

Có rất nhiều người thầy giỏi giang, danh tiếng, để rồi dạy dỗ ra bao thế hệ học trò thành công rực rỡ, từ nhà khoa học, doanh nhân, kĩ sư, bác sĩ... Cũng có những người thầy, cô giáo không nổi tiếng, không học hàm, học vị nhưng bằng cuộc đời bình dị, bằng lòng yêu nghề chân thành, đã truyền dạy cho học trò mình những điều tốt đẹp, để học trò nên người, giỏi giang, có ích cho xã hội. Họ đến với học trò mình bằng chính những yêu thương, sự độ lượng, vị tha từ trái tim người thầy.

Biết bao học trò, sau khi thành đạt, vì tri ân, vì nhớ lời thầy, cô giáo cũ mà lập ra những quỹ học bổng cho học sinh nghèo, xây trường học, trở về xây dựng, cống hiến cho quê hương. Biết bao người học trò, số phận thay đổi chỉ vì thần tượng thầy, cô giáo, muốn nỗ lực để không phụ công ơn và niềm tin của thầy cô. Và cũng biết bao người học trò, nhờ sự ủi an, nâng đỡ của thầy cô mà vượt qua những khúc mắc tuổi dậy thì, những bi kịch thời mới lớn, để được đi trên những con đường thênh thang, đầy khát vọng...

Bởi có những người học trò tưởng như bỏ đi, rẽ sang một trang khác, nếu vào những giây phút, thời khắc khó khăn, một câu nói, một niềm tin, một bàn tay của thầy cô đưa ra đúng lúc, đã đưa họ trở lại. Từ phút giây ấy cùng với sự bứt phá, những học trò “nổi loạn” một thuở đã trưởng thành hơn cả mong đợi. Suốt đời mình họ sẽ sống có ích và giá trị, bởi họ đã tìm được bản ngã từ rất sớm…

Học trò thuở thiếu thời, tâm hồn như tờ giấy trắng. Thầy, cô giáo chính là người vẽ lên tờ giấy trắng ấy những nét mực đầu tiên. Nét mực yêu thương, trân quý ấy sẽ đi theo người học trò cho đến lúc trưởng thành và suốt cuộc đời về sau.

Tin cùng chuyên mục

Thầy giáo Phạm Quốc Việt thường xuyên kiểm tra kiến thức học sinh.

Thầy giáo Phạm Quốc Việt thầm lặng cống hiến trên vùng sâu Tu Mơ Rông

(PLVN) - Nhiệt huyết, sáng tạo trong giảng dạy; truyền ngọn lửa say nghề đến đội ngũ giáo viên; thương yêu, miệt mài truyền thụ tri thức cho bao thế hệ học sinh, thầy giáo Phạm Quốc Việt, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học -Trung học cơ sở (PTDTBT TH-THCS) xã Đăk Sao đã và đang góp sức vào sự nghiệp giáo dục ở huyện vùng sâu Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.

Đọc thêm

Thiêng liêng và đẹp đẽ - tình thầy trò…

Thầy giáo Nguyễn Quang Thọ và cô giáo Nguyễn Thị Dung chia sẻ câu chuyện xóa mù chữ cho đồng bào Mông trong chương trình “Thay lời tri ân” 2024. (Ảnh: MOET)

(PLVN) - Mỗi chúng ta đều có một vài người thầy sẽ ở trong tim suốt hành trình về sau này của cuộc đời. Có thể đó là những người thầy đã nắm tay bạn vượt qua những ngã rẽ bất ngờ, hoặc đó chỉ giản đơn là những người thầy trong miền thơ ấu trong veo, ăm ắp kỷ niệm. Bởi thế, mỗi chúng ta luôn có một nơi để trở về, thiêng liêng và đẹp đẽ, được viết nên bởi tình thầy trò…

Giải pháp để giáo dục Việt Nam thăng hạng quốc tế

GS. Võ Xuân Vinh. (Ảnh: Thảo Nguyên)
(PLVN) - Mới đây, tại cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý ngành giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), Tổng Bí thư Tô Lâm có phát biểu, ngành Giáo dục Việt Nam cần phấn đấu thăng hạng trên bản đồ giáo dục khu vực và quốc tế. Theo mục tiêu, đến 2030, Việt Nam nằm trong 3 nước đứng đầu ASEAN về số lượng các công bố quốc tế và chỉ số ảnh hưởng của các công trình nghiên cứu khoa học, có trường ĐH lọt top 100 hàng đầu trên thế giới.

Người 'gieo mầm' tri thức bằng sự tận tâm và sáng tạo ở Bắc Ninh

Cô Đỗ Thị Chuyên - giáo viên dạy môn Sinh học, trường THCS Từ Sơn. (Ảnh: NVCC).
(PLVN) - Trong lớp học, tiếng giảng bài của cô giáo Đỗ Thị Chuyên (trường THCS Từ Sơn, TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) vang lên nhẹ nhàng nhưng đầy nhiệt huyết, như truyền đi niềm đam mê và sự tận tuỵ, dẫn dắt học sinh bước vào hành trình khám phá tri thức, để những ước mơ của các em được ươm mầm và lớn lên từng ngày...

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Hoàn thiện quy định để tạo điều kiện cho nhà khoa học cống hiến

Một chuyên gia cho rằng đang có “lỗ hổng” pháp lý trong xử lý sự việc bị rút bài báo khoa học. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Sau khi Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) có một số bài viết phản ánh về vấn đề rút bài báo khoa học, nhiều ý kiến cho rằng cần có một bộ quy tắc ứng xử chuẩn mực đạo đức, liêm chính cho các nhà khoa học; trong đó quy định chặt chẽ những điều được và không được phép làm, hướng xử lý khi có sai phạm, đặc biệt với các đề tài nghiên cứu có sử dụng ngân sách nhà nước.

Người thầy tâm huyết với công tác trẻ em

Trong vai trò Ủy viên Hội đồng Đội Trung ương, thầy Đặng Tất Dũng đã đồng hành cùng trẻ em trong quá trình chuẩn bị hai Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em trong 2 năm 2023 - 2024. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Là Phó Trưởng khoa Luật Hành chính - Nhà nước, Trường Đại học Luật TP HCM, đồng thời cũng là Ủy viên Hội đồng Đội Trung ương, thành viên Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ tư vấn, trợ giúp trẻ em cấp Trung ương nên TS. Đặng Tất Dũng còn được biết đến là người dành nhiều thời gian, tâm huyết cho trẻ em. Nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 sắp tới, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có dịp trò chuyện cùng thầy về những câu chuyện liên quan đến trẻ em.

Chuyện của những người thầy đặc biệt

Học sinh Trường Giáo dưỡng số 4. (Ảnh: K.O)
(PLVN) - Họ là những thầy cô đã từng dạy học phổ thông, rồi cơ duyên vào trường giáo dưỡng, nơi những học trò đã từng là “tội phạm nhí”. Và họ đã dạy dỗ học sinh của mình bằng chính sự yêu thương, tận tụy, kiên nhẫn để mỗi ngày, gần hơn, uốn các em về phía mặt trời, những thiện lành bình dị trong cuộc đời. Đó là những thầy cô trường giáo dưỡng được tuyên dương trong Chương trình Chia sẻ cùng thầy cô dịp 20/11 năm nay…

Thầy cô giáo thời kỳ 4.0: Vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội

Một buổi học về tình cảm cha con, học sinh được xem phim về bố trong lớp học của cô giáo Nguyễn Thị Thủy Tiên. (Nguồn: NVCC).
(PLVN) - Bước vào thời đại công nghệ phát triển, học sinh không còn thụ động tiếp thu kiến thức từ các thầy, cô giáo ở trên lớp. Giờ đây, mỗi bài giảng của giáo viên cần sự đầu tư về cả kiến thức, công nghệ, vốn hiểu biết xã hội để đem đến cho các em những bài học hấp dẫn nhất. Đây vừa là một thách thức, vừa là cơ hội cho giáo viên tiếp tục học hỏi, thay đổi vì một nền giáo dục hiện đại.

Lớp học đặc biệt của các cô giáo U80

Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh (tạp dề vàng) cùng các học viên. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Ở độ tuổi U80, khi nhiều cụ ông, cụ bà đang tận hưởng những năm tháng an nhàn của tuổi già, thì vẫn có những người tiếp tục cống hiến hết mình cho sự nghiệp dạy học. Dù là lớp học làm bánh hay lớp học “xoá mù chữ”, điểm chung của những lớp học này là hoàn toàn miễn phí và được khởi nguồn từ tấm lòng nhân ái, tận tụy của các cô giáo đã bước qua tuổi xế chiều.

Tâm lý học đường - Chuyện không của riêng ai

Tình trạng bạo lực học đường gia tăng khiến học sinh cảm thấy lo âu. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Tâm lý học đường không chỉ là vấn đề của riêng học sinh, mà còn là trách nhiệm của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Khi học sinh được chăm sóc và hỗ trợ tốt về tinh thần, các em sẽ có cơ hội phát triển toàn diện, đóng góp cho cộng đồng và trở thành những công dân có ích trong tương lai.

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024
(PLVN) - Tự hào lan tỏa khắp Trường THPT Chuyên Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) khi cô giáo Điêu Thị Ngọc Hoa, giáo viên môn Hóa học, được Bộ Giáo dục và Đào tạo vinh danh trong danh sách 251 nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục tiêu biểu năm 2024.

'Chia sẻ cùng thầy cô' - Tôn vinh những hy sinh thầm lặng

Đại úy Nguyễn Đình Thông giảng dạy các em nhỏ ở lớp học tình thương. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Tối 15/11 tại Hà Nội đã diễn ra Lễ tuyên dương 60 nhà giáo tiêu biểu trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2024. Chương trình nhằm ghi nhận những cống hiến bền bỉ, không ngừng nghỉ của đội ngũ thầy, cô giáo, những người đã dành nhiều thời gian, công sức và tâm huyết vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ.

Hà Nội nỗ lực xây dựng hệ thống giáo dục toàn diện và hạnh phúc

Khốc liệt tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội, hơn 5.500 học sinh thi để giành 270 suất vào lớp 6 Trường Nguyễn Tất Thành năm 2024. (Ảnh: PV)

(PLVN) - Trường học phải là nơi người học được bảo đảm an toàn, không có bạo lực học đường, không có nói tục, chửi bậy, không có ép buộc học thêm. Ở đó hiện hữu một môi trường học đường văn hóa tiêu biểu. Ởđó, con người ứng xử với nhau bằng tình yêu thương và trách nhiệm...