Áp lực từ những hồ sơ xóa án tích

Cảnh người dân đông đúc đến yêu cầu cấp Phiếu LLTP diễn ra hàng ngày ở Sở Tư pháp Hà Nội.
Cảnh người dân đông đúc đến yêu cầu cấp Phiếu LLTP diễn ra hàng ngày ở Sở Tư pháp Hà Nội.
(PLO) - Mỗi ngày, bình quân Hà Nội tiếp nhận khoảng 250 hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp, con số này có xu hướng gia tăng qua từng năm. Cùng với việc cấp Phiếu, Hà Nội còn đang chịu những áp lực rất lớn khi giải quyết các hồ sơ xin xóa án tích.

Có hay không án tích: cơ bản vẫn phải làm thủ công

Trước đây, việc xóa án tích thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp sơ thẩm, tuy nhiên, kể từ khi Bộ luật Hình sự 2015, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 có hiệu lực; đặc biệt kể từ khi TANDTC có Công văn số 276 ngày 13/09/2016 hướng dẫn áp dụng một số quy định có lợi cho người phạm tội của Bộ luật Hình sự năm 2015 gửi các Chánh án TAND thì 30 quận, huyện ở Hà Nội và TAND thành phố đã dừng việc cấp Giấy chứng nhận xóa án tích. Cũng theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 thì “Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp (LLTP) có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp Phiếu LLTP xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định”… Còn Tòa án chỉ quyết định xóa án tích đối với người bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia và các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Bộ luật Hình sự 2015 khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện theo quy định.

Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Trưởng phòng LLTP, Sở Tư Pháp Hà Nội, sau khi TANDTC có công văn nói trên, các yêu cầu cấp Phiếu LLTP có xác minh điều kiện đương nhiên xóa án tích ở Hà Nội tăng đột biến. Mỗi ngày, bộ phận một cửa của Sở Tư pháp Hà Nội nhận trên 10 hồ sơ. Tuy nhiên, việc giải quyết các hồ sơ này qua rất nhiều quy trình, thủ tục, liên quan đến nhiều cơ quan và mất rất nhiều thời gian. Cũng theo ông Nam, tính đến thời điểm ngày 7/6/2016, cơ sở dữ liệu về LLTP tại Sở Tư pháp Hà Nội mới chỉ cập nhật được thông tin của 53 ngàn 144 bị cáo bị kết án. Nếu yêu cầu của công dân nằm trong số thông tin đã được cập nhật tại cơ sở dữ liệu thì việc tra cứu thuận lợi, đảm bảo đúng thời gian. Tuy nhiên, thực tế hầu hết các yêu cầu xác nhận xóa án tích Sở Tư pháp Hà Nội đều phải thực hiện qua con đường “thủ công” để xác minh.

Quy định về thời hạn cần bảo đảm tính khả thi

Cụ thể, Sở Tư pháp Hà Nội sẽ phải làm công văn đến Tòa án cấp sơ thẩm đề nghị  cung cấp bản sao bản án hoặc trích lục. Sau khi có được bản án, sẽ tiếp tục gửi văn bản đến Cục Hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát hoặc cơ quan Thi hành án hình sự Công an quận, huyện đề nghị cung cấp Giấy xác nhận bị cáo đã chấp hành xong hình phạt tù/án treo hay cải tạo không giam giữ và gửi văn bản đến cơ quan Thi hành án dân sự xác minh bị cáo đã thi hành xong án phí và phần nghĩa vụ dân sự trong bản án hay chưa. Và khâu cuối cùng là phải gửi văn bản đến UBND xã phường nơi đương sự cư trú xác minh đương sự có bị điều tra, truy tố, xét xử sau khi chấp hành xong bản án cũ...

Một quy trình dài lê thê và khó ở chỗ, Tư pháp phải thực hiện nhiều thủ tục ở nhiều cơ quan nhưng có những thủ tục bắt buộc phải có kết quả mới được chuyển sang việc xác minh tiếp theo mà không được tiến hành, đồng thời gây mất rất nhiều thời gian. Đó là chưa kể, nhiều trường hợp, ngay cả cơ quan Công an cũng chỉ có thông tin đến giai đoạn truy tố, khởi tố, thậm chí… ở giai đoạn bị tạm giữ, không có thông tin về giai đoạn xét xử, do đó, để đảm bảo chính xác đương sự có án tích hay không, Phòng PC 53 Công an thành phố phải gửi yêu cầu xác minh về Công an quận huyện, nơi lập hồ sơ ban đầu.

Như vậy, tổng thời gian theo quy định tại Thông tư liên tịch số 04/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP để thực hiện việc xóa án tích cho người yêu cầu cấp Phiếu LLTP có án tích là 37 ngày làm việc; trường hợp có nhiều án tích thì thời gian sẽ kéo dài hơn vì phải yêu cầu nhiều cơ quan cung cấp nhiều tài liệu hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, ông Nguyễn Hoài Nam cho biết đa số các cơ quan có liên quan đều không thực hiện đúng thời hạn, có những trường hợp Sở Tư pháp phải có công văn đến lần thứ 2, thứ 3 mới nhận được ý kiến trả lời. Do đó, gây áp lực rất lớn về mặt thời gian cho Sở Tư pháp. 

Nhiều trường hợp, công dân khiếu nại vì cơ quan tư pháp không đảm bảo về thời gian, thậm chí, nhiều trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu LLTP có xác minh điều kiện đương nhiên xóa án tích đã đến Sở Tư pháp lăng mạ, xúc phạm, gây áp lực với cán bộ, công chức làm công tác LLTP vì quá thời hạn xóa án tích.

Cùng với số lượng hồ sơ xin cấp Phiếu LLTP hàng ngày tại Bộ phận một cửa của Sở Tư pháp Hà Nội quá lớn (chiếm trên 90% tổng số hồ sơ hành chính tiếp nhận), việc giải quyết các hồ sơ đương nhiên xóa án tích tại cơ quan này đang trở thành nỗi lo quá tải khi nhân lực của Phòng LLTP mặc dù đã được bổ sung từ đầu năm 2017 nhưng vẫn trong tình trạng “làm không hết việc”.

Hiện nay, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật LLTP năm 2009 đang được Bộ Tư pháp xây dựng quy định theo hướng, đối với trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích thì thời hạn là không quá 15 ngày, trường hợp người được cấp Phiếu LLTP là người bị kết án bởi nhiều bản án thì thời hạn không quá 20 ngày, theo Sở Tư pháp Hà Nội là hoàn toàn không khả thi trong thực tế. Từ đó sẽ dẫn tới việc giải quyết hồ sơ quá hạn và bị công dân khiếu nại.  Sở Tư pháp Hà Nội đề nghị Bộ Tư pháp xem xét, quy định về thời hạn giải quyết các trường hợp cấp Phiếu LLTP có đương nhiên xóa án tích hợp lý để giảm bớt áp lực về thời hạn cho các Sở Tư pháp, bảo đảm tính khả thi, phù hợp với thực tiễn.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh viện Thanh Nhàn có địa chỉ tại số 42 Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội. (Ảnh: Gia Hải)

Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội): Cần làm rõ sự việc liên quan tiền thỉnh giảng của một số bác sĩ

(PLVN) - Mới đây, Báo PLVN nhận được đơn phản ánh của một số bác sĩ đang công tác tại Bệnh viện (BV) Thanh Nhàn (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), cho rằng tiền giảng dạy tại một số trường đại học, chủ yếu là Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (KD&CN HN) sau nhiều năm vẫn chưa được nhận.

Đọc thêm

Hồ sơ, thủ tục thực hiện đăng ký kinh doanh dạy thêm

Luật sư Đoàn Thị Ánh Hồng.
(PLVN) - Bạn Hồng Ngọc (Hà Nội) hỏi: Tôi là giáo viên dạy môn Tiếng Anh tại một trường trung học cơ sở. Sắp tới tôi muốn mở lớp dạy thêm tại nhà riêng với sĩ số khoảng hơn 10 học sinh một lớp. Xin hỏi, theo quy định mới, giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với ai? Báo cáo nội dung gì? Điều kiện, thủ tục đăng ký dạy thêm, học thêm như thế nào?

Vận chuyển đá quý trái phép bị xử lý như thế nào?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Vụ việc vận chuyển trái phép hơn 700 viên kim cương trị giá hàng chục tỷ đồng vừa được phát hiện đã làm dấy lên nhiều thắc mắc về quy định pháp luật liên quan đến việc mang theo kim loại, đá quý khi xuất nhập cảnh. Theo quy định hiện hành, hành lý vượt định mức miễn thuế mà không khai báo hải quan sẽ bị coi là xuất khẩu, nhập khẩu bất hợp pháp. Việc xử lý sẽ căn cứ vào mức độ vi phạm và ý thức của người thực hiện trong trường hợp cụ thể.

Con đường tại Hà Nội bị 'thắt cổ chai' vì vướng khu đất bị cho là “lấn chiếm”: UBND xã Tri Thủy (Phú Xuyên) xác nhận khu đất có nguồn gốc đất công

Con đường bị “thắt cổ chai” khi đi đến khu đất được cho là lấn chiếm đất đình làng. (Ảnh: Vy Hương)
(PLVN) - Sự việc xảy ra tại thôn Vĩnh Ninh, xã Tri Thủy, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, đã kéo dài nhiều năm. UBND xã xác nhận khu đất bị khiếu kiện tập thể có nguồn gốc đất công và UBND huyện đã có văn bản chỉ đạo, nên hàng chục hộ dân trong thôn đề nghị cơ quan chức năng sớm có các động thái xử lý dứt điểm.

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế

Hàng loạt vi phạm xây dựng tại cơ sở Quê Nhà (TP HCM): Phường Thảo Điền cho biết đang đôn đốc lên phương án cưỡng chế
(PLVN) - Kết luận thanh tra (KLTT) của Thanh tra TP Thủ Đức (TP HCM) đã nêu rõ một số công trình xây dựng, trong đó có cơ sở kinh doanh Quê Nhà trên đường Nguyễn Văn Hưởng, phường Thảo Điền, là không phép, sai phép, phải cưỡng chế buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Nhưng đến nay, một số cơ sở đã không chấp hành các quyết định xử phạt, cưỡng chế, thậm chí còn xuất hiện dấu hiệu vi phạm mới.

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời

Diễn biến sự việc liên quan Công ty Nhựt Phát - Tây Ninh: Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM) có văn bản trả lời
(PLVN) - Liên quan sự việc Cty TNHH Sản xuất Tinh bột khoai mì Nhựt Phát - Chi nhánh Tây Ninh khiếu nại Kết luận thanh tra 987/KL-UBND (KLTT) của UBND tỉnh Tây Ninh cho rằng mình không trốn thuế; mới đây, Chi cục Thuế quận 4 (TP HCM, là đơn vị quản lý số hóa đơn liên quan vụ việc) đã có văn bản trả lời Báo PLVN.

Sắp phúc thẩm vụ “làm giả con dấu” tại Công ty Hoàng Long (Nam Định): Một số tình tiết cần làm rõ

Bản án 83/2024/HS-ST (bên trái) và Đơn của gia đình bị cáo Long gửi PLVN. (Ảnh: Hà Sơn)
(PLVN) - Dự kiến ngày mai (9/1), TAND Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên phúc thẩm vụ án bị cáo Lưu Văn Long (SN 1955, ngụ TP Nam Định, tỉnh Nam Định) “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Trước đó, tại phiên sơ thẩm, bị cáo Long bị TAND tỉnh Nam Định tuyên lần lượt 3 năm 6 tháng tù và 2 năm 6 tháng tù về hai tội danh này.

Chuyển nơi cư trú có phải đổi đăng ký xe ô tô không?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Bạn đọc hỏi: "Trước đây tôi cư trú tại Hà Nội, hiện giờ tôi mới chuyển vào TP Hồ Chí Minh. Tôi muốn hỏi Bộ Công an, trường hợp của tôi có phải đổi đăng ký xe ô tô khi chuyển nơi cư trú không? Nếu phải đổi thì tôi phải làm những thủ tục gì?".

Mức phạt lỗi sử dụng điện thoại khi lái xe từ 1/1/2025

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Huy Phong (Hà Nội) hỏi: Do nhiều lúc phải giải quyết công việc gấp nên tôi hay sử dụng điện thoại khi đang lái xe. Xin hỏi, theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2025 thì hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?