Phiếu Lý lịch tư pháp số 2 sẽ không cấp cho cá nhân

Phiếu Lý lịch tư pháp số 2 sẽ không cấp cho cá nhân
(PLO) - Đây là một trong những nội dung quan trọng của dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Lý lịch tư pháp năm 2009 đang được Bộ Tư pháp đưa ra lấy ý kiến. 

Chỉ cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng

Bộ Tư pháp nhìn nhận, quy định về quyền yêu cầu cấp Phiếu Lý lịch tư pháp (LLTP) số 2 hiện nay đang bị lạm dụng. Luật LLTP quy định có 02 loại Phiếu LLTP được cấp là Phiếu LLTP là Phiếu LLTP số 1 và Phiếu LLTP số 2. Khác với Phiếu LLTP số 1, Phiếu LLTP số 2 thể hiện cả những án tích đã được xóa và chỉ cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về LLTP của mình.

Tuy nhiên, từ năm 2012, tình trạng lạm dụng yêu cầu cá nhân phải nộp Phiếu LLTP số 2 ngày càng gia tăng (năm 2011 chỉ có 3.125 yêu cầu cấp Phiếu LLTP số 2, chiếm tỷ lệ 2,5% tổng số yêu cầu cấp Phiếu LLTP, đến năm 2016: đã có 99.031 yêu cầu, chiếm tỷ lệ 29% tổng số yêu cầu cấp Phiếu LLTP).

Cũng theo Bộ Tư pháp, thực tế giải quyết yêu cầu cấp Phiếu LLTP cho thấy, cá nhân yêu cầu cấp Phiếu LLTP số 2 không xuất phát từ yêu cầu muốn biết về nội dung LLTP của mình mà do xuất phát từ yêu cầu của các cơ quan, tổ chức, chủ yếu để bổ túc hồ sơ xin thị thực nhập cảnh, kết hôn tại cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài; xin việc làm, cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam.

Thực trạng này đã ảnh hưởng tới quyền được pháp luật bảo đảm bí mật cá nhân theo quy định của Hiến pháp và chính sách nhân đạo của pháp luật hình sự của Nhà nước ta, ảnh hưởng đến việc tái hòa nhập cộng đồng của người bị kết án, đặc biệt là những người đã được xóa án tích. Theo phản ánh của công dân, khi Phiếu LLTP số 2 được cấp và sử dụng công khai có thể dẫn đến hệ lụy cho cá nhân khi tái hòa nhập cộng đồng, khó khăn, thậm chí mất cơ hội khi đi du học, xin việc làm, xuất cảnh…

Theo quy định của Luật LLTP (điểm b khoản 2 Điều 41), Phiếu LLTP số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng và cấp theo yêu cầu của cá nhân để người đó biết được nội dung về LLTP của mình. Để giải quyết tình trạng lạm dụng Phiếu LLTP số 2 trong thời gian qua, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp và bí mật đời tư của cá nhân, bảo đảm mục đích nhân đạo của chế định xóa án tích, dự thảo Luật Sửa đổi quy định này theo hướng Phiếu LLTP số 2 chỉ cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng, không cấp cho cá nhân. 

Bổ sung nhiệm vụ của Viện kiểm sát

Một bất cập nữa là quy định của Luật LLTP hiện nay chưa bảo đảm thực hiện chế định về đương nhiên xóa án tích theo quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS) 2015, Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS 2015). Theo quy định của hai Bộ luật này, toàn bộ việc xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích khi cấp Phiếu LLTP sẽ do Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP (Trung tâm LLTP quốc gia và các Sở Tư pháp) thực hiện. Bên cạnh đó, BLHS 2015 quy định một trong những điều kiện đương nhiên được xóa án tích là người bị kết án không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn Bộ luật này quy định (khoản 2, khoản 3 Điều 70). 

BLTTHS 2015 (Điều 179) quy định: “Khi có đủ căn cứ để xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi mà Bộ luật Hình sự quy định là tội phạm thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can”. VKS là cơ quan phê chuẩn các quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra và trực tiếp ra quyết định khởi tố bị can trong trường hợp VKS phát hiện có người đã thực hiện hành vi mà BLHS quy định là tội phạm chưa bị khởi tố, VKS đã yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can nhưng Cơ quan điều tra không thực hiện.

Việc xác định có “hành vi phạm tội mới” còn phải xem xét đến những giai đoạn tiếp theo trong quá trình tiến hành tố tụng đối với người đó.Trong khi đó, Luật LLTP chưa có quy định cụ thể về cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu LLTP và VKS, Tòa án, cơ quan điều tra và các cơ quan có liên quan trong cung cấp, cập nhật, xác minh thông tin về “thực hiện hành vi phạm tội mới” để xem xét điều kiện đương nhiên được xóa án tích của người đã bị kết án.

Để bảo đảm thực hiện chế định đương nhiên được xóa tích của BLHS 2015 và BLTTHS 2015, Dự thảo Luật bổ sung nhiệm vụ của VKS ra quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can hoặc quyết định khởi tố bị can cung cấp các quyết định đó cho Sở Tư pháp nơi VKS có trụ sở. Định kỳ, Cơ quan quản lý LLTP, Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với VKS, Tòa án, Cơ quan điều tra có liên quan thực hiện rà soát những người đủ điều kiện đương nhiên được xóa án tích theo quy định của BLHS. Cơ quan quản lý LLTP, Sở Tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu LLTP. 

Đồng thời, để bảo đảm tính chính xác của Phiếu LLTP, Dự thảo Luật bổ sung quy định trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu LLTP có án tích và thông tin về việc đương nhiên xóa án tích chưa được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu LLTP, Cơ quan cấp Phiếu có trách nhiệm đề nghị VKS ra quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can hoặc quyết định khởi tố bị can cung cấp thông tin về việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử người đó. 

Đối với thông tin về “hành vi phạm tội mới” có trước ngày Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật LLTP có hiệu lực, Dự thảo Luật bổ sung quy định về điều khoản thi hành theo hướng Tòa án, VKS, cơ quan điều tra, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người bị kết án cư trú có trách nhiệm cung cấp thông tin theo đề nghị của Cơ quan quản lý LLTP, Sở Tư pháp để xây dựng Cơ sở dữ liệu LLTP và cấp Phiếu LLTP. 

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Với quy trình xây dựng VBQPPL gồm cả 2 giai đoạn là xây dựng chính sách và soạn thảo, thời gian ban hành luật có thể rút ngắn từ 22 tháng xuống 12 tháng. Các văn bản thực hiện quy trình soạn thảo gồm 07 bước mà không cần thực hiện quy trình chính sách, thời gian ban hành luật có thể rút ngắn xuống 5 tháng (Ảnh minh hoạ)

Tách quy trình chính sách khỏi chương trình lập pháp hằng năm

(PLVN) -  Tách quy trình chính sách khỏi việc lập chương trình lập pháp hằng năm. Các cơ quan đề xuất lập chương trình lập pháp hằng năm không phải xây dựng hồ sơ chính sách khi đề xuất xây dựng chương trình. Rút ngắn thời gian xây dựng văn bản luật, tiết kiệm từ 5 tháng, tới 1 năm cho 1 văn bản quy phạm pháp luật là những đề xuất mới tại Dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) sửa đổi. 

Đọc thêm

Đề xuất một số trường hợp được quy định thủ tục hành chính trong thông tư

Chính phủ đề nghị trong một số trường hợp, cần bổ sung được quy định thủ tục hành chính trong thông tư để đảm bảo tính linh hoạt trong hoạt động quản lý, điều hành (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Tiếp tục hoàn thiện các quy định về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ( VBQPPL ) , quy định rõ khi nào được ban hành “luật khung”, “luật ống”, bỏ thẩm quyền ban hành VBQPPL của cấp xã, bổ sung một số trường hợp được quy định thủ tục hành chính trong thông tư, thông tư liên tịch… là đề xuất của Chính phủ tại Tờ trình Dự thảo Luật Ban hành VBQPPL (sửa đổi)

Bổ sung một số nguyên tắc về kiểm soát quyền lực trong xây dựng và thi hành văn bản quy phạm pháp luật

Luật Ban hành VBQPPL đang được đề xuất sửa đổi theo hướng đặt người dân và doanh nghiệp làm trung tâm ( Ảnh Minh hoạ)
(PLVN) - Kế thừa có bổ sung nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng và thi hành pháp luật, đặt người dân và doanh nghiệp là trung tâm, là một trong các điểm mới tại Dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) đang được Chính phủ trình ra Quốc hội.

BÁO PHÁP LUẬT VIỆT NAM MỞ CHUYÊN MỤC “LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (SỬA ĐỔI)"

BÁO PHÁP LUẬT VIỆT NAM MỞ CHUYÊN MỤC “LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT (SỬA ĐỔI)"
(PLVN) - Từ hôm nay (24/1), Báo Pháp luật Việt Nam mở chuyên mục “Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Sửa đổi) ” (VBQPPL) để đăng tải các thông tin mới nhất về quá trình xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) đáp ứng yêu cầu đổi mới tư duy về xây dựng pháp luật, phục vụ Kỷ nguyên mới của dân tộc.

Thường trực Ủy ban Pháp luật thẩm tra sơ bộ các dự án luật, dự thảo Nghị quyết

Thường trực Ủy ban Pháp luật thẩm tra sơ bộ các dự án luật, dự thảo Nghị quyết
(PLVN) -Sáng 23/1, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Pháp luật thẩm tra sơ bộ dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp, tổ chức bộ máy Nhà nước. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng chủ trì phiên họp.

Thư của Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh gửi CBCCVC, người lao động ngành Tư pháp nhân dịp Tết cổ truyền Ất Tỵ

Thư của Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh gửi CBCCVC, người lao động ngành Tư pháp nhân dịp Tết cổ truyền Ất Tỵ
(PLVN) - Nhân dịp năm mới 2025 và đón Tết cổ truyền Ất Tỵ, Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã gửi thư đến các đồng chí cán bộ lão thành, cán bộ hưu trí, toàn thể công chức, viên chức, người lao động đã và đang công tác trong ngành Tư pháp. Báo Pháp luật Việt Nam trân trọng giới thiệu thư Bộ trưởng.

Bộ Tư pháp giao ban cấp Vụ tháng 1/2025

Bộ Tư pháp giao ban cấp Vụ tháng 1/2025
(PLVN) -Ngày 22/1, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh chủ trì Hội nghị giao ban cấp Vụ tháng 01/2025. Tham dự Hội nghị có các đồng chí Thứ trưởng: Đặng Hoàng Oanh, Nguyễn Thanh Tịnh, MaiLươngKhôi; các đồng chí Lãnh đạo cấp Vụ các đơn vị thuộc Bộ.

Cụm Thi đua số III: Đẩy mạnh phong trào thi đua, thích ứng với tình hình mới

Cụm Thi đua số III: Đẩy mạnh phong trào thi đua, thích ứng với tình hình mới
(PLVN) -  Chiều 21/1, dự và chỉ đạo Hội nghị Tổng kết công tác thi đua khen thưởng năm 2024 của Cụm thi đua số III - Bộ Tư pháp, Thứ trưởng Mai Lương Khôi nhấn mạnh, năm 2025, các đơn vị cần chú trọng công tác chỉ đạo, tiến hành giải pháp cụ thể để cụm hoàn thành nhiệm vụ trọng tâm cùng những nhiệm vụ mới phát sinh trên tinh thần đảm bảo đoàn kết nội bộ, ổn định và thích ứng với tình hình mới.

Bộ trưởng Bộ tư pháp Nguyễn Hải Ninh gửi tặng 100 suất quà Tết cho công nhân, lao động nghèo huyện Khánh Vĩnh

Đoàn viên, người lao động huyện Khánh Vĩnh nhận quà Tết của Bộ trưởng Bộ Tư pháp gửi tặng.
(PLVN) - Ngày 19/1, thừa ủy quyền của ông Nguyễn Hải Ninh - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Liên đoàn Lao động tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức trao 100 suất quà Tết, mỗi suất trị giá 1,3 triệu đồng (bao gồm 1 triệu đồng tiền mặt và túi quà Tết giá trị 300.000 đồng) cho công nhân, lao động nghèo trên địa bàn huyện Khánh Vĩnh.

Trường Đại học Luật Hà Nội: Công bố các Quyết định về tổ chức bộ máy và nhân sự sau sắp xếp

Bà Phan Thị Hồng Hà - Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trường Đại học Luật Hà Nội.
(PLVN) - Sáng 20/1, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Nghị quyết của Hội đồng Trường và Quyết định của Hiệu trưởng về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy và nhân sự của Trường. Đây là đơn vị đầu tiên trong Bộ Tư pháp đã hoàn thành công tác sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo đúng chỉ đạo của Trung ương và Bộ Tư pháp.

Hoàn thiện pháp luật để xây dựng các doanh nghiệp dẫn dắt nền kinh tế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển

Hoàn thiện pháp luật để xây dựng các doanh nghiệp dẫn dắt nền kinh tế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển
(PLVN) - Nghị quyết 41-NQ/TW nêu rõ yêu cầu “có chính sách đột phá để hình thành, phát triển doanh nghiệp dân tộc, doanh nghiệp quy mô lớn, có vai trò dẫn dắt một số ngành, lĩnh vực then chốt, trọng yếu”. Tuy nhiên, thế nào là doanh nghiệp dân tộc hiện cũng còn nhiều cách hiểu khác nhau. TS Trần Minh Sơn, Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp, đã có bài viết nêu quan điểm của mình về vấn đề này. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.