Áp lực học tập tại trường có nam sinh tự tử như thế nào?

Áp lực học tập tại trường có nam sinh tự tử như thế nào?
"Ngày đó, dù đã được chuẩn bị tâm lý, tôi không khỏi sợ trước cách học và thi cử của trường", Gia Minh, cựu học sinh THCS và THPT Nguyễn Khuyến, TP.HCM, viết.

Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến nổi tiếng về "kỷ luật thép" và tỷ lệ đỗ đại học cao ở Sài Gòn. Sau vụ việc nam sinh lớp 10 tự tử tại trường, để lại thư tuyệt mệnh nói về áp lực học tập, nhiều người đặt câu hỏi về trường này dạy và học như thế nào?

Cựu học sinh Gia Minh (đã đổi tên) niên khóa 2011-2014 trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến chia sẻ bài viết, kể lại quãng thời gian học cấp ba dưới mái trường này. Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm của tác giả.

Liên tục học và... học

Ba năm gắn bó với ngôi trường này, dù kỷ niệm buồn nhiều hơn vui, nếu thời gian có quay trở lại, tôi không muốn thay đổi điều mình đã chọn.

Rớt kỳ thi vào trường chuyên cấp ba ở quê, tôi được gia đình đưa vào trường nội trú Nguyễn Khuyến. Nhưng không chỉ riêng tôi, nhiều bạn cũng là dân tỉnh được gia đình gửi vào đây vì trường này "tiếng lành đồn xa".

Ngày đó, dù đã được chuẩn bị tâm lý, tôi không khỏi sợ trước cách học và thi cử của trường.

Ở đây, người theo dõi điểm số trên lớp không được gọi chủ nhiệm mà là quản nhiệm bán trú. Ngược lại, khi về phòng, sinh hoạt chúng tôi được theo sát bởi quản nhiệm nội trú.

Ap luc hoc tap tai truong THCS va THPT Nguyen Khuyen nhu the nao? hinh anh 1
Bài tập là "quà Tết" truyền thống của trường Nguyễn Khuyến. Ảnh:Nguyen Khuyen Confession.

Bạn tưởng học kỳ hè đơn giản và thoải mái, nhưng không. Học kỳ hè ở Nguyễn Khuyến không khác học kỳ chính mỗi năm. Điểm học kỳ thấp, bạn có thể bị đuổi học.

Tôi phải trải qua rất nhiều bài kiểm tra Toán, Lý, Hóa trong một tuần. Chưa hết, số lượng bài tập cũng rất nhiều. Cuối tuần, quản nhiệm sẽ thông báo điểm số, đề ra phương hướng học tập, giúp học sinh có kết quả tốt hơn.

Những học sinh như chúng tôi được gia đình đưa vào trường với mong muốn đậu đại học, gia đình đã hết cách dạy hoặc không muốn dạy. Nhiều bạn học được vài tuần, chịu không nổi áp lực nên phải nghỉ. Một số khác vì không đạt đủ điểm nên bị loại khỏi trường.

Ở Nguyễn Khuyến, học sinh được phân loại theo điểm trung bình, điểm cao ở lớp trên và ngược lại. 

Một buổi tối tự học, chúng tôi phải làm nhiều bài tập của giáo viên bộ môn và cả quản nhiệm. Các kỳ thi cũng nối đuôi nhau, cứ cách tuần lại có bài kiểm tra đánh giá.

Mỗi lần ăn cơm chiều xong, tôi tranh thủ tắm sớm và lên lớp ngồi giải bài tập. Tôi vẫn nhớ như in cảnh 2h sáng phải vào nhà vệ sinh học bài. Làm đi làm lại các dạng bài. Mua và đọc hàng chục cuốn sách, giải quyết hàng trăm bộ đề khác nhau. Những đề bài, con số, công thức ám ảnh đến nỗi chỉ cần nhìn tôi đã nhẩm được kết quả.

Mỗi dịp Tết đến xuân về, chúng tôi đều được tặng “quà”. Bài tập Tết là “món quà” quản nhiệm dành tặng cho học sinh. Tính sơ 3 môn khối A đã có hàng trăm bài tập tự luận lẫn trắc nghiệm, đủ để "giết chết" kỳ nghỉ ngắn.

Lúc ấy, tôi cũng có nghe vì không làm bài tập Tết, điểm số không tốt, gia đình kỳ vọng và tạo áp lực quá nhiều, có học sinh đã làm điều tiêu cực.

Trong lớp, tôi là đứa bị thầy cô phạt nhiều. Chép phạt mấy chục lần cuốn vở Toán, lau hành lang, bị đứng ngoài cửa sổ chịu mưa nắng nhưng vẫn phải chép bài…

"Kỷ luật thép"

Không cần phải đi nghĩa vụ, học quân sự bạn mới được trải qua chế độ quân ngũ. Nguyễn Khuyến có thể rèn luyện bạn.

Nơi đây, học sinh chỉ có nhiệm vụ ăn và học. Cơm đã có người nấu, quần áo có người giặt. Dĩ nhiên, chúng tôi phải trả mức học phí tương xứng cho điều đó.

Ap luc hoc tap tai truong THCS va THPT Nguyen Khuyen nhu the nao? hinh anh 2
Cuộc sống của học sinh Nguyễn Khuyến là vòng tròn khép kín chỉ ăn và học. Ảnh: Nguyen Khuyen Confession.

5h sáng, có người gọi tôi dậy tập thể dục, ăn sáng. 6h15 phút, học sinh phải có mặt trên lớp. 11h30 ăn cơm, 13h30 lại tiếp tục học, 18h15 lên lớp học thêm. Bạn được về phòng lúc 22h (nếu học nội trú) nhưng vẫn còn một núi bài tập đang chờ. Mọi thứ chính xác đến từng phút. Mọi hoạt động đều có người giám sát gần như 24/7.

Vì môi trường giáo dục khép kín, trường Nguyễn Khuyến cấm yêu, sử dụng điện thoại, đánh nhau và hút thuốc. Bạn tôi thời đó lén đem điện thoại vào sử dụng, bị bắt và bị kỷ luật.

Đầu mối liên hệ với bên ngoài của chúng tôi là chiếc điện thoại của quản nhiệm. Bạn có thể gọi điện vào những lúc mình rảnh nhưng liệu có mấy lúc bạn thật sự rảnh rỗi trong ngày.

Ba năm cấp 3, dù ở chung phòng nội trú, tôi và bạn bè vẫn không hiểu được nhau. Đơn giản vì có ít thời gian trò chuyện, tâm sự.

Áp lực, căng thẳng rất nhiều, nhưng tôi lựa chọn không kể lại với gia đình. Bạn bè tôi cũng không kể với ba mẹ, đơn giản vì có thể họ sẽ không quan tâm.

Sáng 12/4, trao đổi với báo chí, ông lê Trọng Tín, hiệu trưởng trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến, thừa nhận so với trường khác thì quỹ thời gian học của trường Nguyễn Khuyến nhiều hơn.

Các em nội trú sẽ được học 2 buổi chính, trong đó buổi sáng học chính khóa. Buổi tối, các em lên lớp tự học và trường có bố trí để giáo viên hỗ trợ giảng giải nếu có thắc mắc liên quan bài học.

Trường THCS và THPT Nguyễn Khuyến có tỷ lệ học sinh đỗ đại học cao của cả nước. Tính đến năm 2015, trường có hơn 162 học sinh là thủ khoa, á khoa của các trường đại học. Trong đó, số lượng học sinh đạt thủ khoa là 103, còn 59 em đạt được á khoa. 

Đọc thêm

Thầy giáo Phạm Quốc Việt thầm lặng cống hiến trên vùng sâu Tu Mơ Rông

Thầy giáo Phạm Quốc Việt thường xuyên kiểm tra kiến thức học sinh.
(PLVN) - Nhiệt huyết, sáng tạo trong giảng dạy; truyền ngọn lửa say nghề đến đội ngũ giáo viên; thương yêu, miệt mài truyền thụ tri thức cho bao thế hệ học sinh, thầy giáo Phạm Quốc Việt, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học -Trung học cơ sở (PTDTBT TH-THCS) xã Đăk Sao đã và đang góp sức vào sự nghiệp giáo dục ở huyện vùng sâu Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum.

Xúc động với món quà đặc biệt “bông hoa gà” tặng thầy dịp 20/11

Xúc động với món quà đặc biệt “bông hoa gà” tặng thầy dịp 20/11
(PLVN) - Nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, một học sinh trường tiểu học Kim Đồng (thôn 1, xã Trà Mai, huyện Nam Trà My, Quảng Nam) đã chuẩn bị một bông hoa bằng... con gà để tặng thầy chủ nhiệm của mình. Món quà đặc biệt kèm lời chúc dễ thương khiến người thầy rất hạnh phúc.

Thầy giáo 'quân hàm xanh' trên đảo Hòn Chuối Cà Mau

Thầy giáo 'quân hàm xanh' trên đảo Hòn Chuối Cà Mau
(PLVN) - Lớp học tình thương trên Đảo Hòn Chuối nằm cách thị trấn Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) khoảng 20 hải lý, do Thiếu tá Trần Bình Phục (Đồn Biên phòng Hòn Chuối, BĐBP Cà Mau) trực tiếp giảng dạy. Hình ảnh thầy giáo quân hàm xanh đã trở nên quen thuộc, gần gũi và thân thương đối với học sinh và cư dân nơi đây.

Thiêng liêng và đẹp đẽ - tình thầy trò…

Thầy giáo Nguyễn Quang Thọ và cô giáo Nguyễn Thị Dung chia sẻ câu chuyện xóa mù chữ cho đồng bào Mông trong chương trình “Thay lời tri ân” 2024. (Ảnh: MOET)

(PLVN) - Mỗi chúng ta đều có một vài người thầy sẽ ở trong tim suốt hành trình về sau này của cuộc đời. Có thể đó là những người thầy đã nắm tay bạn vượt qua những ngã rẽ bất ngờ, hoặc đó chỉ giản đơn là những người thầy trong miền thơ ấu trong veo, ăm ắp kỷ niệm. Bởi thế, mỗi chúng ta luôn có một nơi để trở về, thiêng liêng và đẹp đẽ, được viết nên bởi tình thầy trò…

Giải pháp để giáo dục Việt Nam thăng hạng quốc tế

GS. Võ Xuân Vinh. (Ảnh: Thảo Nguyên)
(PLVN) - Mới đây, tại cuộc gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý ngành giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), Tổng Bí thư Tô Lâm có phát biểu, ngành Giáo dục Việt Nam cần phấn đấu thăng hạng trên bản đồ giáo dục khu vực và quốc tế. Theo mục tiêu, đến 2030, Việt Nam nằm trong 3 nước đứng đầu ASEAN về số lượng các công bố quốc tế và chỉ số ảnh hưởng của các công trình nghiên cứu khoa học, có trường ĐH lọt top 100 hàng đầu trên thế giới.

Người 'gieo mầm' tri thức bằng sự tận tâm và sáng tạo ở Bắc Ninh

Cô Đỗ Thị Chuyên - giáo viên dạy môn Sinh học, trường THCS Từ Sơn. (Ảnh: NVCC).
(PLVN) - Trong lớp học, tiếng giảng bài của cô giáo Đỗ Thị Chuyên (trường THCS Từ Sơn, TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) vang lên nhẹ nhàng nhưng đầy nhiệt huyết, như truyền đi niềm đam mê và sự tận tuỵ, dẫn dắt học sinh bước vào hành trình khám phá tri thức, để những ước mơ của các em được ươm mầm và lớn lên từng ngày...

Đừng vội quy kết 'vi phạm liêm chính' khi bài báo khoa học bị rút: Hoàn thiện quy định để tạo điều kiện cho nhà khoa học cống hiến

Một chuyên gia cho rằng đang có “lỗ hổng” pháp lý trong xử lý sự việc bị rút bài báo khoa học. (Vẽ minh họa: DAD)
(PLVN) - Sau khi Báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) có một số bài viết phản ánh về vấn đề rút bài báo khoa học, nhiều ý kiến cho rằng cần có một bộ quy tắc ứng xử chuẩn mực đạo đức, liêm chính cho các nhà khoa học; trong đó quy định chặt chẽ những điều được và không được phép làm, hướng xử lý khi có sai phạm, đặc biệt với các đề tài nghiên cứu có sử dụng ngân sách nhà nước.

Người thầy tâm huyết với công tác trẻ em

Trong vai trò Ủy viên Hội đồng Đội Trung ương, thầy Đặng Tất Dũng đã đồng hành cùng trẻ em trong quá trình chuẩn bị hai Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em trong 2 năm 2023 - 2024. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Là Phó Trưởng khoa Luật Hành chính - Nhà nước, Trường Đại học Luật TP HCM, đồng thời cũng là Ủy viên Hội đồng Đội Trung ương, thành viên Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ tư vấn, trợ giúp trẻ em cấp Trung ương nên TS. Đặng Tất Dũng còn được biết đến là người dành nhiều thời gian, tâm huyết cho trẻ em. Nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 sắp tới, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có dịp trò chuyện cùng thầy về những câu chuyện liên quan đến trẻ em.

Chuyện của những người thầy đặc biệt

Học sinh Trường Giáo dưỡng số 4. (Ảnh: K.O)
(PLVN) - Họ là những thầy cô đã từng dạy học phổ thông, rồi cơ duyên vào trường giáo dưỡng, nơi những học trò đã từng là “tội phạm nhí”. Và họ đã dạy dỗ học sinh của mình bằng chính sự yêu thương, tận tụy, kiên nhẫn để mỗi ngày, gần hơn, uốn các em về phía mặt trời, những thiện lành bình dị trong cuộc đời. Đó là những thầy cô trường giáo dưỡng được tuyên dương trong Chương trình Chia sẻ cùng thầy cô dịp 20/11 năm nay…

Thầy cô giáo thời kỳ 4.0: Vượt qua thách thức, nắm bắt cơ hội

Một buổi học về tình cảm cha con, học sinh được xem phim về bố trong lớp học của cô giáo Nguyễn Thị Thủy Tiên. (Nguồn: NVCC).
(PLVN) - Bước vào thời đại công nghệ phát triển, học sinh không còn thụ động tiếp thu kiến thức từ các thầy, cô giáo ở trên lớp. Giờ đây, mỗi bài giảng của giáo viên cần sự đầu tư về cả kiến thức, công nghệ, vốn hiểu biết xã hội để đem đến cho các em những bài học hấp dẫn nhất. Đây vừa là một thách thức, vừa là cơ hội cho giáo viên tiếp tục học hỏi, thay đổi vì một nền giáo dục hiện đại.

Lớp học đặc biệt của các cô giáo U80

Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh (tạp dề vàng) cùng các học viên. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - Ở độ tuổi U80, khi nhiều cụ ông, cụ bà đang tận hưởng những năm tháng an nhàn của tuổi già, thì vẫn có những người tiếp tục cống hiến hết mình cho sự nghiệp dạy học. Dù là lớp học làm bánh hay lớp học “xoá mù chữ”, điểm chung của những lớp học này là hoàn toàn miễn phí và được khởi nguồn từ tấm lòng nhân ái, tận tụy của các cô giáo đã bước qua tuổi xế chiều.

Tâm lý học đường - Chuyện không của riêng ai

Tình trạng bạo lực học đường gia tăng khiến học sinh cảm thấy lo âu. (Ảnh minh họa)
(PLVN) - Tâm lý học đường không chỉ là vấn đề của riêng học sinh, mà còn là trách nhiệm của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Khi học sinh được chăm sóc và hỗ trợ tốt về tinh thần, các em sẽ có cơ hội phát triển toàn diện, đóng góp cho cộng đồng và trở thành những công dân có ích trong tương lai.

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Cô Điêu Thị Ngọc Hoa - một nhà giáo tiêu biểu năm 2024
(PLVN) - Tự hào lan tỏa khắp Trường THPT Chuyên Hùng Vương (tỉnh Phú Thọ) khi cô giáo Điêu Thị Ngọc Hoa, giáo viên môn Hóa học, được Bộ Giáo dục và Đào tạo vinh danh trong danh sách 251 nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục tiêu biểu năm 2024.