Áo dài Việt trong đời sống hàng ngày

 Tà áo dài Việt gắn liền với hình ảnh người phụ nữ Việt. (Ảnh minh họa)
Tà áo dài Việt gắn liền với hình ảnh người phụ nữ Việt. (Ảnh minh họa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Áo dài từ lâu đã trở thành trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam, được xuất hiện trang trọng, lịch sự, duyên dáng trong các dịp lễ lớn của dân tộc, các sự kiện quan trọng của đất nước, cũng như của mỗi địa phương và từng gia đình. Không chỉ trong những ngày lễ, tà áo dài thướt tha còn hiện diện trong ngày thường, đi du lịch hoặc ngày đi học, đi làm.

Áo dài Việt gắn bó với đời sống

Trong dòng chảy của suối nguồn nghệ thuật, áo dài trở thành nguồn cảm hứng bất tận của sân khấu, hội họa, thơ ca, âm nhạc và thực sự đã trở thành sản phẩm văn hóa đặc trưng mang đậm bản sắc dân tộc, là biểu tượng tinh hoa văn hóa Việt, ẩn chứa vẻ đẹp thuần khiết của tâm hồn người Việt Nam và phụ nữ Việt Nam.

Không chỉ mặc áo dài vào dịp lễ, Tết, chị Thu Hà (quận Cầu Giấy, Hà Nội) còn mặc áo dài đi làm hàng ngày. Chị công tác trong ngành Ngân hàng, do đặc thù phải thường xuyên giao tiếp với khách hàng, cơ quan quy định mọi cán bộ nhân viên mặc đồng phục, nam mặc âu phục, nữ mặc áo dài. “Dù là quy định bắt buộc nhưng mọi người đều cảm thấy thoải mái, vui vẻ khi chấp hành. Không chỉ mặc đi làm, khi đi đám cưới, vào dịp lễ, Tết, tôi đều lựa chọn mặc áo dài, vì tôi áo dài Việt Nam rất đẹp, tôn vinh nét đẹp của văn hóa Việt Nam”, chị Thu Hà bày tỏ.

Có thể nói, văn hóa mặc áo dài đang ngày càng trở thành thói quen của nhiều phụ nữ Việt Nam, nhất là ở các thành phố lớn. Áo dài đang ngày càng xuất hiện nhiều trong đời sống của người dân, là trang phục được phụ nữ lựa chọn mặc trong những ngày lễ Tết, dịp kỷ niệm quan trọng, trong công sở, trường học…

Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Hoài Sơn, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, áo dài gắn bó với đời sống của người Việt Nam, là biểu tượng, hồn cốt của người phụ nữ Việt. Nét đặc trưng của áo dài được thể hiện ở tính phổ cập trong đời sống xã hội, trong các tầng lớp nhân dân. Áo dài Việt Nam có thể sử dụng cả với tư cách lễ phục và thường phục.

Người dân có thể mặc áo dài trong nhiều không gian, thời gian, sự kiện khác nhau: đi học, đi làm, đi chơi, đi chùa, đi lễ nhà thờ, dự tiệc hay vào các dịp lễ, Tết, sự kiện văn hóa - xã hội quan trọng. Điều đó thể hiện tính linh hoạt, năng động, dễ hội nhập của áo dài Việt Nam trong đời sống đương đại.

Khác với những trang phục truyền thống của nhiều nước trên thế giới, khi mặc áo dài, phụ nữ Việt không cần tốn nhiều thời gian, lại đơn giản, gọn gàng, duyên dáng mà thanh lịch, có lẽ chính vì vậy mà áo dài – trang phục truyền thống đã “len lỏi” vào cuộc sống hằng ngày của phụ nữ Việt một cách tự nhiên và dễ dàng.

Áo dài được thiết kế tôn lên những đường nét đẹp của người phụ nữ.

Áo dài được thiết kế tôn lên những đường nét đẹp của người phụ nữ.

Trên những chuyến bay đường dài với những sự thay đổi thời tiết và khí hậu đột ngột dễ gây mỏi mệt và bực bội đối với những hành khách trên không, hình ảnh những thiếu nữ Việt xinh tươi, đằm thắm trong tà áo dài chính là “linh hồn” làm dịu đi những nỗi mệt nhọc cho hành khách của chuyến bay. Không chỉ có thế, ngày nay tại các công sở, cũng dễ dàng tìm thấy hình ảnh những phụ nữ gọn nhẹ trong tà áo dài nhưng vẫn hoạt bát, nhanh nhẹn xử lý công việc thật ngăn nắp, chỉnh chu. Đúng như lời nhận xét của một chuyên gia thời trang Đông Nam Á: “Áo dài Việt Nam tạo ra sự thoải mái cho người phụ nữ. Trong khi áo dài Trung Quốc có một số hạn chế, áo dài Việt cho phép người mặc có thể hoạt động tự do và nó cũng có sức cuốn hút hơn”.

Tà áo dài trắng đã trở thành nét đẹp của nữ sinh trong suốt quãng thời gian đi học. Nhìn tà áo dài trắng, người ta không khỏi bồi hồi khi nhớ lại một khoảng thời gian tuyệt vời của cuộc đời. Chị Nguyễn Thị Thùy Linh (sinh năm 1995 - Cầu Giấy) chia sẻ: “ Tôi học cấp 2 và cấp 3 may mắn hơn các bạn cùng trang lứa là tôi bắt đầu được mặc áo dài khi mới học lớp 6. Ðến giờ, dù đã tốt nghiệp nhiều năm, nhưng mỗi lần nhìn các em học sinh mặc áo dài trên đường, tôi lại thấy nhớ về thời học sinh của mình”.

Áo dài đã trở thành đồng phục cho học sinh nữ cấp 2 và cấp 3 từ nhiều năm nay. Mỗi năm, vào dịp hè, các bạn học sinh lại náo nức chuẩn bị cho mình những bộ áo dài để bước vào năm học mới. Chị Lâm Ngọc Sen (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: “Mỗi năm học mới, tôi đều may đồ mới cho con gái. Con tôi bắt đầu mặc áo dài từ năm học lớp 6, tính đến nay cũng đã 3 năm. Vì con mặc áo dài xuyên suốt 9 tháng nên đồ cũng cũ đi nhiều, với lại, tôi nghĩ mặc đồ mới cho năm học mới sẽ giúp con phấn khởi và hân hoan hơn”.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Hoài Sơn cho rằng áo dài Việt Nam không chỉ đơn thuần là một loại trang phục dân tộc, nó còn chứa đựng cả một bề dầy lịch sử, truyền thống văn hóa, tính triết lý và quan niệm thẩm mỹ nghệ thuật, ý thức, tinh thần dân tộc của người Việt Nam.

Không chỉ hiện hữu trong đời sống, từ xưa đến nay, vẻ đẹp của áo dài luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho các văn nghệ sỹ Việt Nam. Hình tượng áo dài đã xuất hiện rất nhiều trong thi ca, phim ảnh, hội họa… Một không gian văn hóa mà áo dài hiện diện nhiều nhất, có tính phổ quát nhất là thi ca. Rất nhiều nhà thơ, nhạc sỹ đã lấy hình tượng chiếc áo dài làm chất liệu sáng tác.

Nhạc sỹ Từ Huy - Thanh Tùng trong bài "Một thoáng quê hương" đã viết: "Đẹp xiết bao, quê hương cho ta chiếc áo nhiệm mầu/Dù ở đâu, Paris, London hay ở những miền xa/Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố/Sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó... em ơi".

Hay như trong bài "Áo dài ơi" nhạc sỹ Sỹ Luân đã “vẽ” hình ảnh chiếc áo dài qua sự vui tươi của các cô gái đô thị: “Có chiếc áo dài tung tăng trên đường phố/Những lúc buồn vui vu vơ nào đó/Áo dài vui, áo dài hát, bao nắng Xuân mang về khắp nơi/Áo dài nói, áo dài cười, mang hạnh phúc đến cho mọi người”…

Nét văn hoá lễ nghĩa của người Việt

Không dễ gì mà một loại trang phục có thể tồn tại và phát triển được lâu đến như vậy. Áo dài luôn chiếm trọn trái tim của con người Việt, trải qua những quãng thời gian thăng trầm cùng với những cải cách biến hoá nhưng áo dài luôn là loại trang phục được người dân Việt Nam tin yêu nhất.

Áo dài Việt Nam còn mang đậm triết lý nhân sinh được gửi gắm trong từng chi tiết. Áo tứ thân xưa với hai tà tượng trưng cho tứ thân, phụ mẫu. Năm chiếc khuy cài bên ngực trái của áo bên cạnh tác dụng giữ cho chiếc áo ngay thẳng, kín đáo, còn đại diện cho năm đạo làm người: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Với chiếc áo ngũ thân của nam ngày xưa, những chiếc tà áo tượng trưng cho tứ thân, phụ mẫu. Ngoài ra ngũ thân còn thể hiện cho quan điểm ngũ thường: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Áo lót bên trong áo ngũ thân có màu trắng thể hiện quan niệm tinh thần và thân thể luôn thuần khiết, sạch sẽ.

Áo dài có mặt trong những nghi lễ quan trọng của người Việt. (Ảnh minh họa)

Áo dài có mặt trong những nghi lễ quan trọng của người Việt. (Ảnh minh họa)

Tà áo dài được thiết kế dịu dàng, thướt tha. Khi khoác lên người, chiếc áo dài thể hiện rõ được đường nét tinh tế của cơ thể, tôn lên được đường cong hình chữ S hoàn hảo – chữ S bản đồ Việt Nam. Đất nước Việt Nam đã được rất nhiều các bạn trẻ quảng bá đến với nước bạn thông qua những chiếc áo dài từ phong cách cổ điển cho đến hiện đại. Tà áo dài trải dài trên mọi miền đất nước, trên các nẻo đường và là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại được UNESCO công nhận.

Cuộc sống ngày càng phát triển và luôn đổi thay từng ngày. Dù nhu cầu và phong cách thời trang thay đổi theo con người của thời đại, nhưng áo dài vẫn sẽ là trang phục tượng trưng cho người phụ nữ Việt Nam mà không có một trang phục nào trong tương lai có thể thay thế được. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam duyên dáng với tà áo dài sẽ mãi mãi là sự ấn tượng sâu sắc cho những du khách trong và ngoài nước và nó luôn là nét đẹp văn hóa truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Nón làng Chuông - Hồn xưa trong hơi thở đương đại

Nón làng Chuông - Hồn xưa trong hơi thở đương đại

(PLVN) - Giữa dòng chảy hối hả của cuộc sống hiện đại, làng Chuông vẫn lặng lẽ gìn giữ hơi thở truyền thống qua từng chiếc nón lá tinh khôi. Từ đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân cao tuổi đến niềm đam mê cháy bỏng và tâm huyết của lớp nghệ nhân trẻ, mỗi chiếc nón nơi đây không chỉ là biểu tượng của văn hóa Việt Nam mà còn vươn ra thế giới, trở thành nhịp cầu kết nối hồn quê với bạn bè quốc tế. "Muốn ăn cơm trắng cá trê / Muốn đội nón tốt thì về làng Chuông".

Đọc thêm

Vinh danh võ cổ truyền Bình Định

Các võ sinh biểu diễn trong Lễ cúng tổ võ cổ truyền. (ảnh: H. Trường)
(PLVN) - “Ai về Bình Định mà coi. Con gái Bình Định cầm roi, đi quyền” - câu ca dao này bao đời nay vẫn luôn khiến người dân Bình Định tự hào về quê hương được mệnh danh là “miền đất võ”. Võ cổ truyền Bình Định đang được xây dựng hồ sơ khoa học đệ trình UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Rộn ràng sắc màu truyền thống đón Tết Nguyên đán

Những món đồ trang trí đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống rất được người dân ưa chuộng. (Ảnh: PV)

(PLVN) - Chỉ còn khoảng ba tuần nữa sẽ đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ. Năm 2025, xu hướng đón Tết cổ truyền hướng về những giá trị văn hóa truyền thống. Những sản phẩm dân gian mộc mạc, gần gũi đang được nhiều khách hàng lựa chọn. Các địa điểm, hoạt động mang đậm văn hóa truyền thống cũng đang là ưu tiên của người dân.

Phố xưa, nghề cũ trên mảnh đất Kinh kỳ

Phố Hàng Mã xưa buôn bán đồ vàng mã dùng trong lễ cúng, đồ trang trí và đồ chơi dân gian làm từ giấy. (Ảnh: Tư liệu)
(PLVN) - Nhắc đến Hà Nội, không ai không biết đến khu phố cổ - nơi được ví như “hồn cốt” của mảnh đất ngàn năm văn hiến. Từ xưa đến nay, nơi đây là trung tâm buôn bán sầm uất với 36 phố phường, mỗi con phố gắn liền với một nghề thủ công truyền thống như Hàng Bạc, Hàng Đồng, Lò Rèn... Những tên gọi ấy không chỉ khơi gợi ký ức về một thời phồn hoa, mà còn tái hiện khung cảnh buôn bán và văn hóa đặc sắc của người Hà Nội xưa.

100.000 du khách đến với Liên hoan ẩm thực Quảng Ninh

Các đại biểu bấm nút khai mạc liên hoan.
(PLVN) - Ngày 29/12, Liên hoan ẩm thực Quảng Ninh năm 2024 với chủ đề “Quảng Ninh - Điểm đến hội tụ tinh hoa ẩm thực” diễn ra ngày 26 - 29/12 tại Quảng trường Sun Carnival Plaza (phường Bãi Cháy, TP Hạ Long), thu hút hơn 100.000 du khách.

Chiêm bái ngôi đền Chầu Đệ tứ có tòa thạch động niên đại 600 năm

Chiêm bái ngôi đền Chầu Đệ tứ có tòa thạch động niên đại 600 năm
(PLVN) - Đền Chầu Đệ tứ tọa lạc tại xã Hà Ngọc (Hà Trung, Thanh Hóa) hấp dẫn du khách bởi nét kiến trúc độc đáo và tiếng hát văn sâu lắng, mênh mang bên dòng sông Lèn. Không chỉ có giá trị về lịch sử, văn hóa, đền còn đẹp như một bức tranh sơn thủy hữu tình. Đây thật sự là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài tỉnh, đặc biệt vào những ngày đầu xuân, lễ hội.

Di sản ca trù trong công nghiệp văn hóa

Hoạt động hát ca trù tại đền Quan Đế (Hà Nội) thu hút du khách trong và ngoài nước. (Ảnh: Tất Sơn)

(PLVN) - Việc đưa ca trù thành một sản phẩm văn hóa phục vụ nhu cầu du lịch trong bối cảnh công nghiệp văn hóa là cơ hội để bảo tồn, phát huy và quảng bá loại hình nghệ thuật này. Song, điều quan trọng là làm sao vừa đáp ứng được nhu cầu thưởng thức của công chúng đương đại, vừa giữ gìn được bản sắc truyền thống, giá trị cốt lõi.

Tôn vinh di sản của 'Y thánh Việt Nam'

Bộ mộc bản sách “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác có niên đại năm 1885, được công nhận là Bảo vật quốc gia năm 2021.
(PLVN) - Kỷ niệm 300 năm Ngày sinh Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, nhằm khẳng định cống hiến to lớn của đại danh y với ngành y học, văn học, văn hóa, lịch sử của Việt Nam và thế giới, Trung tâm Triển lãm Văn hóa nghệ thuật Việt Nam mới đây đã phối hợp cùng các đơn vị liên quan thực hiện Triển lãm “Di sản của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác”.

Dù đi đâu, vẫn là giọng quê hương

 Đường vô xứ Nghệ quanh quanh (ảnh minh hoạ Sở KHCN Nghệ An)
(PLVN) - Giọng Nghệ An, đối với tôi, không chỉ là âm thanh của ngôn ngữ, mà còn là một phần không thể thiếu của tâm hồn, là hơi thở trong lành của đất mẹ. Mỗi lần cất lên, tiếng nói ấy gợi cho tôi những kỷ niệm của một thời thơ ấu, những ngày tháng hồn nhiên dưới mái nhà đơn sơ, làn gió mát lành của cánh đồng xanh bao la bát ngát, là những ánh mắt đậm tình thân thương của những người dân quê mộc mạc. Dù có đi đâu, làm gì, ở đâu đi chăng nữa, giọng Nghệ An vẫn luôn theo tôi, như một phần không thể thiếu trong bản sắc của chính mình.

Tỏa sáng hồn quê điệu Ví, Giặm Nghệ Tĩnh

Các tập thể, cá nhân được Bộ VHTT&DL tặng bằng khen vì có đóng góp xuất sắc trong bảo tồn, phát huy dân ca Ví, Giặm.
(PLVN) - 2024 là năm vô cùng ý nghĩa đối với Nhân dân 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, bởi đây là năm dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh tròn 10 năm được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nhà Nguyễn bảo vệ Kinh thành Huế

Nhà Nguyễn bảo vệ Kinh thành Huế
(PLVN) - Cùng với xây dựng một kinh thành rộng lớn, vững chãi, nhà Nguyễn đã tuyển chọn đội quân thiện chiến để bảo vệ vương triều trong một thời đại bị nhòm ngó, xâm lược.

'Đánh thức' tiềm năng kinh tế sáng tạo từ các di sản

Di sản văn hóa đang dần trở thành “đòn bẩy” thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Với bề dày hàng nghìn năm lịch sử, Việt Nam sở hữu hệ thống di tích, lễ hội, ẩm thực, nghệ thuật dân gian, làng nghề truyền thống phong phú. Văn hóa được coi là nền tảng và động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư phát triển văn hóa được đặt ngang hàng với các lĩnh vực khác. Đặc biệt, nguồn lực từ di sản đang từng bước được các tỉnh, thành phố đầu tư, khai thác nhằm thúc đẩy kinh tế sáng tạo.

Đặc sắc Lễ hội đua thuyền tứ linh ở đảo Lý Sơn

Trải qua gần 200 năm, Lễ hội đua thuyền tứ linh ở Lý Sơn vẫn được gìn giữ, phát huy. (Ảnh: Alex Cao)
(PLVN) - Lễ hội đua thuyền tứ linh là nét văn hóa truyền thống dân gian mang đậm bản sắc của cư dân huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi). Người dân Lý Sơn tổ chức lễ hội nhằm tưởng nhớ cội nguồn tổ tiên, các vị tiền hiền buổi đầu khai sinh đất đảo và đội hùng binh Hoàng Sa đã có công bảo vệ biên cương Tổ quốc cũng như cầu cho mưa thuận gió hòa, làng xóm yên bình, mùa màng tươi tốt.

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể

Yên Bái có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể
(PLVN) - Tập quán văn hóa và tín ngưỡng Lễ Cúng rừng của người Mông và Nghệ thuật trình diễn dân gian Khắp Cọi của người Tày ở Yên Bái được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Đưa hát xẩm đến gần hơn với công chúng

Nghệ sĩ Vũ Thùy Linh lựa chọn dân ca nguyên gốc được phối bởi dàn nhạc giao hưởng cho album mới có tên “Tơ đồng thánh thót”. (Ảnh: L.Thủy)
(PLVN) - Mang nét văn hóa, sử dụng chất liệu âm nhạc truyền thống kết hợp với âm nhạc hiện đại là cách mà nhiều nghệ sĩ trẻ đang hướng đến. Đây cũng là một trong những đóng góp của các nghệ sĩ cho đời sống âm nhạc, để nền âm nhạc đậm đà bản sắc Việt vươn ra với thế giới.