Áo dài Việt trong đời sống hàng ngày

 Tà áo dài Việt gắn liền với hình ảnh người phụ nữ Việt. (Ảnh minh họa)
Tà áo dài Việt gắn liền với hình ảnh người phụ nữ Việt. (Ảnh minh họa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Áo dài từ lâu đã trở thành trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam, được xuất hiện trang trọng, lịch sự, duyên dáng trong các dịp lễ lớn của dân tộc, các sự kiện quan trọng của đất nước, cũng như của mỗi địa phương và từng gia đình. Không chỉ trong những ngày lễ, tà áo dài thướt tha còn hiện diện trong ngày thường, đi du lịch hoặc ngày đi học, đi làm.

Áo dài Việt gắn bó với đời sống

Trong dòng chảy của suối nguồn nghệ thuật, áo dài trở thành nguồn cảm hứng bất tận của sân khấu, hội họa, thơ ca, âm nhạc và thực sự đã trở thành sản phẩm văn hóa đặc trưng mang đậm bản sắc dân tộc, là biểu tượng tinh hoa văn hóa Việt, ẩn chứa vẻ đẹp thuần khiết của tâm hồn người Việt Nam và phụ nữ Việt Nam.

Không chỉ mặc áo dài vào dịp lễ, Tết, chị Thu Hà (quận Cầu Giấy, Hà Nội) còn mặc áo dài đi làm hàng ngày. Chị công tác trong ngành Ngân hàng, do đặc thù phải thường xuyên giao tiếp với khách hàng, cơ quan quy định mọi cán bộ nhân viên mặc đồng phục, nam mặc âu phục, nữ mặc áo dài. “Dù là quy định bắt buộc nhưng mọi người đều cảm thấy thoải mái, vui vẻ khi chấp hành. Không chỉ mặc đi làm, khi đi đám cưới, vào dịp lễ, Tết, tôi đều lựa chọn mặc áo dài, vì tôi áo dài Việt Nam rất đẹp, tôn vinh nét đẹp của văn hóa Việt Nam”, chị Thu Hà bày tỏ.

Có thể nói, văn hóa mặc áo dài đang ngày càng trở thành thói quen của nhiều phụ nữ Việt Nam, nhất là ở các thành phố lớn. Áo dài đang ngày càng xuất hiện nhiều trong đời sống của người dân, là trang phục được phụ nữ lựa chọn mặc trong những ngày lễ Tết, dịp kỷ niệm quan trọng, trong công sở, trường học…

Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Hoài Sơn, Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, áo dài gắn bó với đời sống của người Việt Nam, là biểu tượng, hồn cốt của người phụ nữ Việt. Nét đặc trưng của áo dài được thể hiện ở tính phổ cập trong đời sống xã hội, trong các tầng lớp nhân dân. Áo dài Việt Nam có thể sử dụng cả với tư cách lễ phục và thường phục.

Người dân có thể mặc áo dài trong nhiều không gian, thời gian, sự kiện khác nhau: đi học, đi làm, đi chơi, đi chùa, đi lễ nhà thờ, dự tiệc hay vào các dịp lễ, Tết, sự kiện văn hóa - xã hội quan trọng. Điều đó thể hiện tính linh hoạt, năng động, dễ hội nhập của áo dài Việt Nam trong đời sống đương đại.

Khác với những trang phục truyền thống của nhiều nước trên thế giới, khi mặc áo dài, phụ nữ Việt không cần tốn nhiều thời gian, lại đơn giản, gọn gàng, duyên dáng mà thanh lịch, có lẽ chính vì vậy mà áo dài – trang phục truyền thống đã “len lỏi” vào cuộc sống hằng ngày của phụ nữ Việt một cách tự nhiên và dễ dàng.

Áo dài được thiết kế tôn lên những đường nét đẹp của người phụ nữ.

Áo dài được thiết kế tôn lên những đường nét đẹp của người phụ nữ.

Trên những chuyến bay đường dài với những sự thay đổi thời tiết và khí hậu đột ngột dễ gây mỏi mệt và bực bội đối với những hành khách trên không, hình ảnh những thiếu nữ Việt xinh tươi, đằm thắm trong tà áo dài chính là “linh hồn” làm dịu đi những nỗi mệt nhọc cho hành khách của chuyến bay. Không chỉ có thế, ngày nay tại các công sở, cũng dễ dàng tìm thấy hình ảnh những phụ nữ gọn nhẹ trong tà áo dài nhưng vẫn hoạt bát, nhanh nhẹn xử lý công việc thật ngăn nắp, chỉnh chu. Đúng như lời nhận xét của một chuyên gia thời trang Đông Nam Á: “Áo dài Việt Nam tạo ra sự thoải mái cho người phụ nữ. Trong khi áo dài Trung Quốc có một số hạn chế, áo dài Việt cho phép người mặc có thể hoạt động tự do và nó cũng có sức cuốn hút hơn”.

Tà áo dài trắng đã trở thành nét đẹp của nữ sinh trong suốt quãng thời gian đi học. Nhìn tà áo dài trắng, người ta không khỏi bồi hồi khi nhớ lại một khoảng thời gian tuyệt vời của cuộc đời. Chị Nguyễn Thị Thùy Linh (sinh năm 1995 - Cầu Giấy) chia sẻ: “ Tôi học cấp 2 và cấp 3 may mắn hơn các bạn cùng trang lứa là tôi bắt đầu được mặc áo dài khi mới học lớp 6. Ðến giờ, dù đã tốt nghiệp nhiều năm, nhưng mỗi lần nhìn các em học sinh mặc áo dài trên đường, tôi lại thấy nhớ về thời học sinh của mình”.

Áo dài đã trở thành đồng phục cho học sinh nữ cấp 2 và cấp 3 từ nhiều năm nay. Mỗi năm, vào dịp hè, các bạn học sinh lại náo nức chuẩn bị cho mình những bộ áo dài để bước vào năm học mới. Chị Lâm Ngọc Sen (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: “Mỗi năm học mới, tôi đều may đồ mới cho con gái. Con tôi bắt đầu mặc áo dài từ năm học lớp 6, tính đến nay cũng đã 3 năm. Vì con mặc áo dài xuyên suốt 9 tháng nên đồ cũng cũ đi nhiều, với lại, tôi nghĩ mặc đồ mới cho năm học mới sẽ giúp con phấn khởi và hân hoan hơn”.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Bùi Hoài Sơn cho rằng áo dài Việt Nam không chỉ đơn thuần là một loại trang phục dân tộc, nó còn chứa đựng cả một bề dầy lịch sử, truyền thống văn hóa, tính triết lý và quan niệm thẩm mỹ nghệ thuật, ý thức, tinh thần dân tộc của người Việt Nam.

Không chỉ hiện hữu trong đời sống, từ xưa đến nay, vẻ đẹp của áo dài luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho các văn nghệ sỹ Việt Nam. Hình tượng áo dài đã xuất hiện rất nhiều trong thi ca, phim ảnh, hội họa… Một không gian văn hóa mà áo dài hiện diện nhiều nhất, có tính phổ quát nhất là thi ca. Rất nhiều nhà thơ, nhạc sỹ đã lấy hình tượng chiếc áo dài làm chất liệu sáng tác.

Nhạc sỹ Từ Huy - Thanh Tùng trong bài "Một thoáng quê hương" đã viết: "Đẹp xiết bao, quê hương cho ta chiếc áo nhiệm mầu/Dù ở đâu, Paris, London hay ở những miền xa/Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố/Sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó... em ơi".

Hay như trong bài "Áo dài ơi" nhạc sỹ Sỹ Luân đã “vẽ” hình ảnh chiếc áo dài qua sự vui tươi của các cô gái đô thị: “Có chiếc áo dài tung tăng trên đường phố/Những lúc buồn vui vu vơ nào đó/Áo dài vui, áo dài hát, bao nắng Xuân mang về khắp nơi/Áo dài nói, áo dài cười, mang hạnh phúc đến cho mọi người”…

Nét văn hoá lễ nghĩa của người Việt

Không dễ gì mà một loại trang phục có thể tồn tại và phát triển được lâu đến như vậy. Áo dài luôn chiếm trọn trái tim của con người Việt, trải qua những quãng thời gian thăng trầm cùng với những cải cách biến hoá nhưng áo dài luôn là loại trang phục được người dân Việt Nam tin yêu nhất.

Áo dài Việt Nam còn mang đậm triết lý nhân sinh được gửi gắm trong từng chi tiết. Áo tứ thân xưa với hai tà tượng trưng cho tứ thân, phụ mẫu. Năm chiếc khuy cài bên ngực trái của áo bên cạnh tác dụng giữ cho chiếc áo ngay thẳng, kín đáo, còn đại diện cho năm đạo làm người: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Với chiếc áo ngũ thân của nam ngày xưa, những chiếc tà áo tượng trưng cho tứ thân, phụ mẫu. Ngoài ra ngũ thân còn thể hiện cho quan điểm ngũ thường: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Áo lót bên trong áo ngũ thân có màu trắng thể hiện quan niệm tinh thần và thân thể luôn thuần khiết, sạch sẽ.

Áo dài có mặt trong những nghi lễ quan trọng của người Việt. (Ảnh minh họa)

Áo dài có mặt trong những nghi lễ quan trọng của người Việt. (Ảnh minh họa)

Tà áo dài được thiết kế dịu dàng, thướt tha. Khi khoác lên người, chiếc áo dài thể hiện rõ được đường nét tinh tế của cơ thể, tôn lên được đường cong hình chữ S hoàn hảo – chữ S bản đồ Việt Nam. Đất nước Việt Nam đã được rất nhiều các bạn trẻ quảng bá đến với nước bạn thông qua những chiếc áo dài từ phong cách cổ điển cho đến hiện đại. Tà áo dài trải dài trên mọi miền đất nước, trên các nẻo đường và là di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại được UNESCO công nhận.

Cuộc sống ngày càng phát triển và luôn đổi thay từng ngày. Dù nhu cầu và phong cách thời trang thay đổi theo con người của thời đại, nhưng áo dài vẫn sẽ là trang phục tượng trưng cho người phụ nữ Việt Nam mà không có một trang phục nào trong tương lai có thể thay thế được. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam duyên dáng với tà áo dài sẽ mãi mãi là sự ấn tượng sâu sắc cho những du khách trong và ngoài nước và nó luôn là nét đẹp văn hóa truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Lê Quý Đôn - một trong những Danh nhân văn hóa kiệt xuất của nước ta. (Ảnh: Tư liệu)

Vinh danh nhà bác học Lê Quý Đôn

(PLVN) - Những năm qua, Viện Nghiên cứu Văn hóa và Nghệ thuật Việt Nam và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình đã chuẩn bị hồ sơ Danh nhân văn hóa Lê Quý Đôn để đề nghị UNESCO đồng tổ chức 300 năm Ngày sinh của ông vào năm 2026. Đêm 10/4/2025 (giờ địa phương) vừa qua, tại Kỳ họp khóa 221 của Hội đồng Chấp hành Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO), các nước thành viên đã thông qua Quyết định khuyến nghị Đại hội đồng UNESCO, phê duyệt việc vinh danh và cùng kỷ niệm ngày sinh của danh nhân Lê Quý Đôn.

Đọc thêm

Tự hào gọi tên quê hương mình

Tự hào gọi tên quê hương mình
(PLVN) - Hiện nay, việc sắp xếp đơn vị hành chính gắn với sắp xếp tổ chức bộ máy bảo đảm tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả được Đảng, Nhà nước tập trung thực hiện và được đồng tình cao. Tại Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII vừa qua, Ban chấp hành Trung ương thống nhất số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương)...

Rộn ràng nhịp trống lân sư rồng

Hàng trăm đoàn lân sư rồng đã tham gia biểu diễn tại Bình Dương ghi danh vào sách kỷ lục Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Cuối tháng 3/2025, UBND TP Hồ Chí Minh vừa tổ chức lễ công bố quyết định Nghệ thuật lân sư rồng của người Hoa được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Việc công nhận di sản đã góp phần bảo tồn, phát huy nét đẹp truyền thống trong đời sống văn hóa của người dân Việt Nam.

Tấm 'bản đồ tâm hồn' trong tim mỗi người dân nước Việt

Cột cờ Lũng Cú-Hà Giang, nơi địa đầu Tổ quốc. (Ảnh: ST)
(PLVN) - Trên dải đất hình chữ S của Tổ quốc Việt Nam, mỗi địa danh vang lên không chỉ là tên gọi, danh xưng, mà đó còn là dấu ấn văn hóa, lịch sử, con người của từng vùng đất. Để từ đó hình thành nên bản sắc dân tộc, để mỗi tỉnh, thành là một mảnh ghép của Tổ quốc dấu yêu.

Hội diều làng Bá Dương Nội được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương trao bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho “Hội diều làng Bá Dương Nội”.
(PLVN) -  Chiều nay, 12/4, tại di tích miếu Diều, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội, diễn ra Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Hội diều làng Bá Dương Nội” và Bằng công nhận danh hiệu Nghề truyền thống Hà Nội “Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội”. Sự kiện do Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đan Phượng phối hợp tổ chức.

Hào khí nhà Lý rộn ràng tái hiện tại lễ hội Đền Đô 2025

Khu vực chính đền, hàng nghìn lượt du khách về thắp hương tưởng nhớ các bậc tiền nhân Đế vương thời Lý.
(PLVN) - Lễ hội Đền Đô 2025 với nhiều hoạt động ý nghĩa diễn ra tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền Đô, thành phố Từ Sơn (Bắc Ninh) nhân kỷ niệm 1015 năm ngày Vua Lý Thái Tổ đăng quang Hoàng đế. Đây là lần đầu tiên lễ hội được tổ chức với quy mô cấp tỉnh, nhằm tri ân tiền nhân và lan tỏa giá trị văn hóa vùng đất Kinh Bắc.

Khám phá di tích quốc gia đặc biệt đền An Xá

Lễ hội đền An Xá. (Ảnh: N.Bích)
(PLVN) - Hưng Yên - mảnh đất ngàn năm văn hiến là nơi lưu giữ hơn 500 lễ hội truyền thống độc đáo phản ánh đậm nét văn hóa, phong tục của nền văn minh lúa nước sông Hồng. Trong số đó, nổi bật có lễ hội đền An Xá (Đậu An) thuộc thôn An Xá, xã An Viên, huyện Tiên Lữ là một lễ hội lớn, nổi tiếng trong vùng cả về quy mô và nét đặc sắc thu hút đông đảo du khách thập phương đến trẩy hội.

Nghệ An lần đầu bắn pháo hoa tại Làng Sen dịp 19/5

Nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội Làng Sen 2025.
(PLVN) - Thông tin trên được đại diện Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An nêu tại họp báo chiều 9/4 về Lễ hội Làng Sen năm 2025 và khánh thành Tượng “Bác Hồ về thăm quê” nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Biển người đổ về Đền Hùng dâng hương dưới trời mưa

Biển người đổ về Đền Hùng dâng hương dưới trời mưa
(PLVN) - Hàng năm vào mỗi dịp 10/3 âm lịch, hàng triệu người dân khắp nơi trong và ngoài nước lại tụ hội về Đền Hùng (Phú Thọ) để dâng hương tưởng nhớ các Vua Hùng - những người có công dựng nước. Năm nay, dù thời tiết mưa phùn dai dẳng xuyên suốt ngày lễ, nhưng dòng người hướng về nơi Giỗ Tổ vẫn nối dài không ngớt...

Văn hóa Việt nhìn từ Giỗ Tổ Hùng Vương

Tượng Vua Hùng - Quốc Tổ của dân tộc Việt Nam.
(PLVN) - Khởi nguồn từ tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, người Việt đã tôn vinh Vua Hùng là Thủy tổ khai sinh dân tộc, đất nước. Giỗ Tổ Hùng Vương trong “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” đã khẳng định giá trị văn hóa đặc sắc, giá trị nhân bản, nhân văn sâu sắc và sức sống, sức lan tỏa vô cùng mạnh mẽ của văn hóa Việt Nam trong dòng chảy văn hóa nhân loại.

Người dân Đất Mũi thành kính tri ân Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân

Người dân Đất Mũi thành kính tri ân Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân
(PLVN) - Trong khuôn khổ Chương trình sự kiện “Cà Mau - Điểm đến năm 2025", ngày 3/4, tại Đền thờ Lạc Long Quân tại Khu du lịch Mũi Cà Mau (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh phối hợp với UBND huyện Ngọc Hiển long trọng tổ chức Lễ viếng và dâng hương tri ân công đức Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân.

Quảng bá mạnh mẽ di sản Việt Nam trên nền tảng số

Các bạn trẻ cùng nhau đồng lòng quảng bá di sản văn hóa Việt trên nền tảng số. (Ảnh: Thái Sơn)
(PLVN) - “Đổi mới và bảo tồn di sản trong thế giới số” là chương trình triển khai các hoạt động đưa di sản văn hóa tiếp cận gần hơn với thế hệ trẻ, khuyến khích người dùng sáng tạo nội dung về di sản, kết hợp công nghệ biến những giá trị truyền thống trở thành nguồn cảm hứng sống động, “quốc tế hóa” di sản Việt.

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương sắp diễn ra tại Cà Mau

Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương sắp diễn ra tại Cà Mau
(PLVN) - Nằm trong Chương trình Sự kiện “Cà Mau - Điểm đến 2025”, tỉnh Cà Mau chuẩn bị tổ chức Lễ Hội Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày 6 - 7/4 (nhằm ngày mùng 9 - 10/3 năm Ất Tỵ 2025) tại Đền thờ Vua Hùng (ấp Giao Khẩu, xã Tân Phú, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau).