Ấn Độ đóng cửa nhiều nhà máy điện nhằm chống ô nhiễm

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Ấn Độ hiện đang có kế hoạch đóng cửa các nhà máy điện sử dụng than đá đã cũ kỹ của nước này nhằm giảm lượng khí thải phát ra cũng như giảm việc sử dụng nhiên liệu và nước ở các nhà máy đó.

Hãng tin Bloomberg dẫn lời ông S.D. Dubey – người đứng đầu Cơ quan Quản lý điện trung ương, cơ quan tham mưu về mặt kế hoạch của Bộ Điện lực Ấn Độ - cho biết, các nhà máy trong diện sẽ bị xem xét đóng cửa bao gồm những nhà máy trên 25 năm tuổi và việc hoạt động của các nhà máy này không mang lại tính kinh tế cao.

“Quan ngại hàng đầu của chúng tôi là việc phá thải. Chúng tôi cũng muốn các nhà máy của mình sử dụng các nguồn nhiên liệu hiệu quả hơn” – ông Dubey cho hay.

Theo ông Dubey, phần lớn các nhà máy điện trong diện bị xem xét đóng cửa hiện do chính quyền các tỉnh ở Ấn Độ quản lý, với tổng công suất hoạt động khoảng 22 GW. Các nhà máy còn lại có tổng công suất khoảng 13 GW và thuộc các công ty của chính quyền liên bang. Một số nhà máy điện của các công ty sản xuất điện không thuộc sở hữu nhà nước cũng dự kiến sẽ bị đóng cửa. Các nhà máy này có tổng công suất khoảng 2 GW nhưng không được ông Dubey nêu tên.

Vẫn theo ông Dubey, Cơ quan Quản lý điện trung ương Ấn Độ trong thời gian tới sẽ đàm phán với chủ của những nhà máy điện và những người mua điện từ các nhà máy này để chuẩn bị lộ trình cho việc loại bỏ dần các nhà máy nói trên.

Kế hoạch nói trên phản ánh nỗ lực của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong việc cân bằng giữa an ninh năng lượng và sự cần thiết phải bảo vệ môi trường. Việc sử dụng than đá trong thời gian qua đã giảm ở nhiều nơi trên thế giới vì lo ngại về việc phát thải khí carbon.

Tại Ấn Độ, than đá chiếm khoảng 3/4 nhiên liệu được sử dụng trong hoạt động sản xuất của các nhà máy điện và theo ước tính của chính phủ nước này thì đây vẫn sẽ là nhiên liệu chủ đạo trong hoạt động sản xuất điện của nước này trong ít nhất 2 thập kỷ tới.

Hồi tháng 12 năm ngoái, Bộ Môi trường liên bang Ấn Độ cũng đã ban hành các định mức về việc cắt giảm phát thải, như bụi hạt, sulfur dioxide và nitrogen oxide, từ các nhà máy điện của nước này trong bối cảnh người dân ngày càng lo ngại về tình trạng ô nhiễm không khí ở các thành phố trên cả nước. Các quy định về định mức này cũng bao gồm giới hạn về việc sử dụng nước của các nhà máy.

Theo các số liệu thống kê của chính phủ Ấn Độ, các nhà máy sử dụng than đá chiếm 62% trong tổng công suất điện 298 GW của Ấn Độ. Các nhà máy điện cũ kỹ đang trong diện bị xem xét đóng cửa nói trên chiếm khoảng 12% tổng công suất điện của nước này. Theo ông Dubey, tại vị trí của các nhà máy điện sẽ đóng cửa này, chính phủ Ấn Độ dự kiến sẽ xây dựng các cơ sở trọng yếu khác.

Đọc thêm

Tin không vui với Ukraine

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Hy Lạp không có ý định cung cấp hệ thống tên lửa phòng không S-300 hoặc Patriot cho Ukraine vì Hy Lạp cần những hệ thống để bảo vệ đất nước.

Belarus thông báo tập trận hạt nhân

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko.
(PLVN) - Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã ra lệnh cho quân đội nước này tiến hành thử nghiệm các hệ thống vũ khí có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.

Cộng đồng quốc tế đánh giá cao thành tựu của Việt Nam về bảo vệ, thúc đẩy quyền con người

Đoàn đại biểu Việt Nam tại Phiên Đối thoại.
(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) tại Geneva, Thụy Sỹ, Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đã tham gia Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Việt Nam chuẩn bị đối thoại về Báo cáo UPR tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại.
(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.