Chuyện chưa kể về sát nhân Otaku

Mari Konno và Masami Yoshizawa là những nạn nhân đầu tiên bị Sát nhân Otaku sát hại
Mari Konno và Masami Yoshizawa là những nạn nhân đầu tiên bị Sát nhân Otaku sát hại
(PLO) - Otaku là một từ lóng trong tiếng Nhật dùng chỉ một kiểu người lập dị, kì quái, cô độc, không giao tiếp hay làm bạn với bất cứ ai trừ những người giống như họ. Otaku cũng dùng để chỉ một ai đó quá say mê một thứ gì đó, đặc biệt là anime (hoạt hình Nhật Bản), manga (truyện tranh Nhật Bản), hay game (trò chơi điện tử). 

Chữ này theo thế giới lại được hiểu chung là những người đọc truyện tranh Nhật. Năm 1989, một làn sóng phản đối giới Otaku bùng nổ mạnh mẽ tại Nhật Bản. Và kẻ châm ngòi nổ này là một tên giết người hàng loạt có tên Tsutomu Miyazaki, kẻ được gán cho cái mác “Sát nhân Otaku”.

Nạn nhân thứ nhất

Câu chuyện kinh dị này bắt đầu vào khoảng 3h chiều ngày 22/8/1988. Mari Konno, 4 tuổi, rời khỏi nhà để đến chơi nhà bạn của cô bé ở khu căn hộ phức hợp Iruma Village, tỉnh Saitama. 6h23’, cha của Mari – kiến trúc sư Shigeo Konno – bắt đầu lo lắng khi vẫn chưa thấy cô con gái trở về. Ông quyết định báo cảnh sát về vụ mất tích đột ngột của con gái. Thời điểm ông Shigeo báo cảnh sát, trong một khu rừng nằm cách nhà 50km, Mari đang bị siết cổ đến chết.

Trở lại thời điểm chiều hôm đó, cô bé Mari đang trên đường trở về từ nhà bạn thì bất chợt gặp một chiếc ô tô Nissan Langley. Từ ghế lái, một người đàn ông nhô đầu ra khỏi cửa kính và hỏi Mari: “Cháu có muốn đi đến chỗ nào mát mát không?”. Mari ngây thơ không ngần ngại gật đầu rồi bước lên xe.

Trong khi Mari đang nghịch ngợm các nút bấm radio, chiếc xe Nissan chầm chậm đi vào quốc lộ 16 về hướng Hachioji, phía tây Tokyo. Ngay trước khi đến chân cầu Musashino, chiếc xe chuyển hướng vào một con đường dẫn đến Itsukaichi. Một tiếng rưỡi sau khi rời khỏi Iruma Village, chiếc xe dừng lại trên một con đường đất hẹp trong một khu rừng gần Nhà máy Điện Shintama.

Người đàn ông đưa Mari ra khỏi xe, dẫn cô bé đi xuống một con đường núi đầy cây cối rậm rạp. Trong không gian nóng nực, ngột ngạt vang lên tiếng ve sầu nhức nhối và tiếng bồ câu núi u uất. Sau 20-30 phút đi bộ, cả hai ngồi nghỉ tại một địa điểm cách con đường núi khoảng 20m.

Mari lúc này đã rất mệt và sợ, cô bé bắt đầu sụt sịt. Điều này khiến người đàn ông lúng túng. Nhỡ cô bé la lên thì sao? Khu vực này thường xuyên có người đến leo núi nên nếu Mari la lên, rất có thể sẽ có người nghe thấy. Nhưng hắn cũng không có ý định trả cô bé trở về nhà.

Thế rồi, trước khi Mari kịp la lên, gã đàn ông đã chộp lấy cổ cô bé, siết ngón tay cái lên thanh quản, trong khi những ngón còn lại từ từ vắt kiệt sự sống từ sinh linh bé nhỏ. Sau khi giết chết Mari, gã đàn ông còn giở trò đồi bại với cô bé. Hắn đặt thi thể Mari ngay ngắn bên cạnh quần áo, giày của nạn nhân trước khi rời khỏi hiện trường.

Về phía cảnh sát, sau khi nhận được tin báo mất tích từ cha mẹ của Mari, họ đã huy động đội ô tô tuần tra phát loa cảnh báo các bậc cha mẹ để ý đến con cái. Cảnh sát đã huy động một lực lượng khổng lồ gồm 2.930 người để phỏng vấn những người ở xung quanh khu nhà của gia đình Konno; phát 50.000 tấm poster in ảnh Mari đến các đồn cảnh sát, tàu hỏa, ga tàu điện ngầm và trạm xe buýt toàn quốc. Tuy nhiên, mọi nỗ lực tìm kiếm đều không có kết quả, thậm chí không một chú cảnh khuyển nào đánh hơi được mùi của Mari.

Trong số các nhân chứng được phỏng vấn, có hai nam thanh niên cho biết họ đã nhìn thấy Mari đi theo sau một người đàn ông về phía gần sông Iruna. Trả lời phỏng vấn trên tờ Asahi Shimbun, một người phụ nữ 38 tuổi cho biết bà nhìn thấy Mari đi cùng một người đàn ông khoảng gần 40 tuổi, cao khoảng 1m70, mặt tròn, dáng người đậm, tóc xoăn, mặc quần trắng và áo len mỏng màu trắng.

Nạn nhân thứ hai

Không tìm thấy nạn nhân, cũng không có cuộc gọi tống tiền, việc tìm kiếm Mari Konno dậm chân tại chỗ trong suốt 4 tuần. Thế nhưng, 6 tuần sau vụ mất tích của Mari, kẻ bắt cóc lại ra tay. Lái xe qua thành phố Hanno, tỉnh Saitama vào chiều ngày 3/10/1988, gã đàn ông bắt gặp Masami Yoshizawa, một bé gái 7 tuổi đang đi bộ trên đường. Tương tự như mánh khóe đã làm với Mari, gã bắt cóc dụ dỗ Masami lên xe và đưa cô bé đến ngọn đồi trên đèo Komine – hiện trường vụ bắt cóc đầu tiên.

Tại đây, hắn siết cổ Masami đến chết và lạm dụng tình dục thi thể nạn nhân. Trong khi gã đồi bại đang hành sự, thi thể của Masami chợt co giật khiến hắn giật mình hoảng sợ, vội vã chạy về phía chiếc xe và phóng đi, bỏ lại Masami nằm trơ trọi giữa khu rừng hoang vắng, cách đó khoảng 100m là thi thể đã bị phân hủy của nạn nhân đầu tiên – Mari Konno.

Masami Yoshizawa được thông báo mất tích vào tối cùng ngày. Cơ quan chức năng địa phương đã huy động lực lượng tìm kiếm khắp thành phố, với hơn 2.300 cảnh sát tham gia phỏng vấn người dân địa phương và hàng trăm tấm poster tìm kiếm được phát đi. Thế nhưng vẫn không có manh mối nào về nạn nhân.

Cảnh sát bắt đầu nghi ngờ về sự liên quan giữa hai vụ mất tích khi cả hai đều biến mất không manh mối và nhà của Masami chỉ nằm cách nhà của Mari 13 km. Tuy nhiên, cảnh sát vẫn liệt vụ án của Masami vào diện bắt cóc trẻ em mà không hề biết rằng đây thực chất là một mắt xích của vụ giết người hàng loạt.

Nạn nhân thứ ba

Mãi cho đến cuối năm 1988, cảnh sát mới chuyển hướng điều tra của mình khi vụ mất tích thứ 3 xảy ra tại thành phố Kawagoe, tỉnh Saitama. Ngày 12/12/1988, bé gái 4 tuổi Erika Namba bị bắt cóc khi đang trên đường trở về từ nhà một người bạn. Kẻ bắt cóc đã dụ dỗ Erika lên ô tô rồi lái xe đến một bãi đỗ xe ở Naguri. Erika sợ hãi và bắt đầu khóc nức nở.

Kẻ bắt cóc dỗ dành Erika bằng cách hứa sẽ đưa cô bé về nhà nếu cô bé chịu cởi quần áo để hắn chụp ảnh. Tin vào lời hứa của người lạ, Erika đã làm theo lời hắn. Ánh đèn flash máy ảnh lóa lên từng hồi trong đêm tối. Bất chợt, một chiếc ô tô phóng ngang qua, vô tình rọi đèn pha vào khuôn mặt của kẻ bắt cóc, khiến Erika giật mình hoảng sợ và bắt đầu khóc to. Kẻ bắt cóc vội vàng chộp lấy cổ họng Erika, đè nghiến nạn nhân xuống ghế sau.

7h tối 12/12, Erika trút hơi thở cuối cùng. Thi thể cô bé được bọc trong một tấm vải và giấu trong cốp xe. Sau đó, kẻ bắt cóc vứt quần áo của Erika trong khu rừng phía sau bãi đỗ xe và lái xe bỏ đi. Trên đường lái xe, tâm trí của kẻ bắt cóc bị xao động. Trong giây lát mất tập trung, hắn đã để bánh xe lọt vào một hố nước và mắc kẹt. Không còn cách nào khác, kẻ bắt cóc đành phải mạo hiểm lấy xác nạn nhân ra khỏi xe và tự mình mang cái xác vào trong rừng phi tang.

Trở ra với tấm vải nhàu nát trên tay, kẻ bắt cóc nhìn thấy hai người đàn ông đang đứng gần chiếc xe của mình. Bình tĩnh mở cốp để cất tấm vải, kẻ bắt cóc giải thích với hai người đàn ông về sự cố mà mình vừa gặp phải. Hai người đàn ông không mảy may nghi ngờ mà giúp hắn đưa xe ra khỏi hố nước. Ngay khi bánh xe vừa thoát ra khỏi rãnh, kẻ bắt cóc đã vội leo lên xe và phóng đi mất hút, không buồn cảm ơn hai ân nhân vừa giúp đỡ mình.

(Còn tiếp…)

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.