34% người dân Hà Nội chưa biết gì về Thừa phát lại

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Con số trên là tín hiệu đáng mừng vì có đến 70-90% người dân ở nhiều địa phương khác không biết, không nghe nói gì về Thừa phát lại.
Sau những thành công của chế định Thừa phát lại tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội là một trong 13 địa phương tiếp theo triển khai thí điểm chế định thừa phát lại theo Nghị quyết của Quốc hội. Đến nay, Hà Nội đã có 5 Văn phòng Thừa phát lại (TPL) đi vào hoạt động chính thức. Tuy nhiên, qua một thời gian hoạt động, những bất cập, khó khăn khi triển khai trong thực tiễn dần dần bộc lộ.
Người dân Thủ đô làm quen với Thừa phát lại
Theo báo cáo khảo sát đánh giá tác động kinh tế - xã hội của việc thí điểm TPL tại thành phố Hà Nội của Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Hà Nội là tỉnh đi đầu trong việc đăng ký thí điểm chế định thừa phát lại và số lượng người tham gia đăng ký các lớp tập huấn hành nghề thừa phát lại đông nhất, số lượng văn phòng thành lập đông nhất. 
Khảo sát những người dân đang sống tại Hà Nội và các tỉnh lân cận cho thấy, nếu như 70-90% người dân ở địa phương khác không biết, không nghe nói gì về TPL thì tại Hà Nội chỉ có 34% người dân khi được hỏi cho biết không quan tâm và không biết gì về TPL. Đối với hoạt động lập vi bằng, có tới 89% người dân cho biết, họ sẵn sàng sử dụng dịch vụ lập vi bằng khi có nhu cầu, còn các hoạt động khác thì khoảng 30% sẵn sàng. 
Khảo sát tại chính quyền cơ sở nơi đặt các văn phòng thừa phát lại có 20% cán bộ cơ sở cho biết họ có hợp tác trong hoạt động tống đạt, thi hành án và khoảng 80% những người đã từng hợp tác đánh giá thái độ của thừa phát lại trong thực hiện nhiệm vụ của mình là tốt.
Nhiều khó khăn khi triển khai
Theo ông Tạ Quốc Hùng, Phó Chánh án tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, việc thực hiện triển khai thí điểm các Văn phòng TPL trên địa bàn thành phố là rất cần thiết cho người dân. Nếu thực hiện được đại trà toàn quốc thì người dân sẽ hưởng lợi rất nhiều từ dịch vụ TPL. Tuy vậy, trong quá trình triển khai, ông Hùng vẫn còn băn khoan khi Thừa phát lại hoặc Thư ký Thừa phát lại không trực tiếp xây dựng hồ sơ vụ án, cũng không được đọc hồ sơ vụ án nên việc tống đạt các văn bản tố tụng có thể gặp nhiều trở ngại trong việc tống đạt văn bản hoặc việc tống đạt gặp nhiều khó khăn hơn, có thể dẫn đến việc giải quyết vụ án bị kéo dài. 
Ông Hùng cho biết: “Đây chính là sự băn khoăn của Thẩm phán và Thư ký Tòa án trong quá trình thực hiện xây dựng hồ sơ vụ án và cũng là một trong những nguyên nhân làm cho việc triển khai thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại chậm trễ, kém hiệu quả. Một vấn đề nữa được đặt ra, trong trường hợp Thừa phát lại không thực hiện việc tống đạt, tống đạt các văn bản tố tụng không đúng quy định của pháp luật tố tụng hoặc chậm trễ trong việc tống đạt gây ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết vụ án của Tòa án thì giải quyết thế nào”.
Thực tế hiện nay, nhiều bản án, quyết định của Tòa án bị hủy theo trình tự phúc thẩm, giám độc thẩm hoặc tái thẩm do vi phạm trong thủ tục tố tụng. Trong đó, có các vi phạm liên quan đến tính hợp lệ của việc tống đạt các văn bản tố tụng. Vì vậy, trong trường hợp bản án bị hủy do Thừa phát lại tống đạt không hợp lệ thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm đối với bản án bị hủy: Thẩm phán xét xử hay thừa phát lại? Hiện nay, pháp luật về thừa phát lại vẫn chưa có quy định về các trường hợp này.
Vấn đề mà Trưởng Văn phòng TPL Ba Đình, Nguyễn Văn Lạng đang băn khoăn, dè dặt là về thời gian còn rất ít để khẳng định vị thế của TPL trong dân. Theo ông Lạng, theo Nghị quyết 36/2012/QH13 của Quốc hội thời gian thí điểm chỉ còn hơn 1 năm nữa (đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2015). Trong khi muốn thi hành một vụ thường phải kéo dài, ít nhất cũng 1 năm. Chỉ tính riêng chuyện bán đấu giá tài sản nếu thuận lợi thì ít nhất cũng phải 3 tháng từ khi kê biên, định giá…và nếu bán không được, phải tổ chức lại thì ít nhất cũng phải mất 9 tháng – 1 năm nữa. Điều này khiến người dân đắn đo khi ký hợp đồng với Văn phòng TPL. 
“Văn phòng TPL Ba Đình sẵn sàng nhận những việc còn tồn chục năm. Trên cơ sở đó Văn Phòng sẽ khẳng định mình, để chứng minh cho dân hiểu chúng tôi làm được đến đâu”, ông trưởng Văn phòng TPL Ba Đình cho hay. Mà muốn làm được điều này, các Văn phòng TPL rất cần sự chung tay, hỗ trợ hơn nữa của các cơ quan chức năng.

Tin cùng chuyên mục

Công đoàn Bộ Tư pháp Tập huấn cho cán bộ công đoàn về hai nội dung quan trọng

Công đoàn Bộ Tư pháp Tập huấn cho cán bộ công đoàn về hai nội dung quan trọng

(PLVN) - Trong 2 ngày 10-11/5, Công đoàn Bộ Tư Pháp phối hợp với Cục  Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp)  tổ chức hai sự kiện quan trọng là Hội thảo về giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 tại Bộ Tư pháp và Hội nghị Tập huấn công tác kiểm tra giám sát công đoàn năm 2024.

Đọc thêm

Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu pháp luật về đất đai năm 2024

Các đại biểu chính thức phát động Cuộc thi.
(PLVN) -Thực hiện chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm 2024, được sự đồng ý của Đảng uỷ - Lãnh đạo Bộ Tư pháp, sự chỉ đạo của Đoàn Khối các cơ quan Trung ương. Sáng ngày 7/5, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp phối hợp Đoàn Thanh niên Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức Cuộc thi tìm hiểu pháp luật về đất đai E - Golden năm 2024.

Việt Nam - Italia: Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nuôi con nuôi

Toàn cảnh buổi tiếp.
(PLVN) - Chiều 6/5, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng đã tiếp xã giao ông Marco Della Seta, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Italia tại Việt Nam cùng Đoàn cán bộ của Ủy ban Con nuôi quốc tế Italia (CAI) nhân dịp Đoàn đến thăm và làm việc tại Việt Nam. Đoàn công tác do ông Vincenzo Starita, Phó Chủ tịch Ủy ban CAI, cơ quan thuộc Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Italia làm trưởng đoàn.

Nhiều kết quả tích cực trong thúc đẩy bình đẳng giới

Toàn cảnh Phiên thảo luận.
(PLVN) - Ngày 6/5, Bộ Tư pháp phối hợp với Phái đoàn liên minh châu Âu tại Việt Nam và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tổ chức Phiên thảo luận về hoàn thiện và thực thi chính sách, pháp luật với chủ đề “Thúc đẩy bình đẳng giới nhằm tăng cường thực thi pháp luật và tiếp cận tư pháp – Cam kết quốc tế và các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi của Việt Nam”.

Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp: Tự hào 70 năm chiến thắng Điện Biên phủ

Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp: Tự hào 70 năm chiến thắng Điện Biên phủ
(PLVN) - Hòa trong không khí tưng bừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên phủ (07/5/1954 - 07/5/2024) của cả nước, ngày 04/5, Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp, Đoàn cơ sở Học viện Tư pháp và các Chi đoàn, Đoàn cơ sở trực thuộc tổ chức chương trình "Dâng hương và giáo dục truyền thống cho đoàn viên, thanh niên tại các điểm di tích lịch sử trên địa bàn thành phố Hà Nội". Đồng chí Trịnh Xuân Tùng - Bí thư Đoàn Thanh niên Bộ Tư pháp làm trưởng đoàn.

Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1 dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1 dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
(PLVN) -Sáng 04.5.2024, Đoàn lãnh đạo và công chức Chi cục Thi hành án dân sự Quận 1, TPHCM do ông Nguyễn Tiến Huy - Bí Thư Chi bộ, Chi cục trưởng làm trưởng đoàn đã đến dâng hương, dâng hoa tại Công viên Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, thăm quan bến Nhà Rồng nhân dịp hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 – 07/5/2024), Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024) và 113 năm ngày Bác ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2024).