Những Văn phòng Thừa phát lại đầu tiên

Những Văn phòng Thừa phát lại đầu tiên
(PLO) - Từ năm 2010, những Văn phòng Thừa phát lại đầu tiên xuất hiện tại TP.HCM trong sự chờ đợi, kỳ vọng xen lẫn sự e ngại, dè chừng của cả các cơ quan chức năng lẫn người dân.
Vượt lên mọi khó khăn, 5 Văn phòng Thừa phát lại được đặt ở quận 1, quận 5, quận 8, quận Bình Thạnh và quận Tân Bình đã trở thành những người đi tiên phong, đặt những viên gạch đầu tiên cho việc thí điểm chế định Thừa phát lại ở nước ta. 
Vượt cửa ải “Thừa phát lại là ai?” 
Nhớ lại những ngày đầu gian lao, ông Lê Mạnh Hùng, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại quận Bình Thạnh cho biết: “Hồi mới thành lập, cả 5 Văn phòng đều gặp rất nhiều khó khăn, mà khó khăn nhất là việc người dân không biết mình là ai, mình làm gì. Ngay cả những cơ quan quản lý nhà nước cũng không biết Thừa phát lại là ai…”. 
Ông Phạm Quang Giang, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại quận 5 thì tâm sự: “Chúng tôi xác định đi tiên phong vào lĩnh vực này là phải dũng cảm và dấn thân. Hồi đầu Văn phòng mới mở ra, hầu như không có ai biết Thừa phát lại là gì. Suốt một năm đầu tiên, Văn phòng chỉ bù lỗ trong khi chi phí để đầu tư mặt bằng, cơ sở vật chất, trả lương cho mười mấy con người  không phải là nhỏ”. 
Những rào cản đầu tiên không chỉ đến từ việc người dân không biết Thừa phát lại là ai, Thừa phát lại làm gì mà đến cả từ phía các cơ quan chức năng. Bà Đỗ Thị Thúy Hảo, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại quận Tân Bình tâm sự: “Một số cơ quan, tổ chức, cá nhân không có sự phối hợp, hỗ trợ cho Thừa phát lại trong quá trình tác nghiệp. Có trường hợp từ chối vì cho rằng Văn phòng Thừa phát lại là cơ quan tư nhân, không đủ thẩm quyền đề nghị hỗ trợ, phối hợp”. 
Kể đến trường hợp này thì có nhiều nhưng bà Đỗ Thị Thúy Hảo nhớ nhất là những trường hợp cơ quan thuế từ chối cung cấp thông tin về người phải thi hành án theo yêu cầu của Thừa phát lại, không hỗ trợ Văn phòng Thừa phát lại trong việc hướng dẫn, tạo điều kiện để xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho người mua trúng đấu giá tài sản thi hành án. Thời gian đầu, khi chưa có văn bản phối hợp liên ngành, Ngân hàng từ chối cung cấp thông tin theo yêu cầu của Thừa phát lại, một số đơn vị Công an cũng từ chối hỗ trợ tiến hành việc kê biên tài sản và cung cấp thông tin về tài sản của người phải thi hành án khi Thừa phát lại có yêu cầu.
Để hỗ trợ cho các Văn phòng Thừa phát lại trong giai đoạn đầu khó khăn, bên cạnh sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, của Bộ Tư pháp, UBND TP.HCM đã ban hành một Chỉ thị về tăng cường công tác tuyên truyền, phối hợp và hỗ trợ cho hoạt động của Thừa phát lại. Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM cũng ban hành một Thông tri về lãnh đạo tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại, yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp tiếp tục tổ chức quán triệt sâu đến cán bộ, đảng viên; tuyên truyền rộng rãi trong đoàn viên, hội viên và nhân dân chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước về chế định Thừa phát lại. Trong thời gian thí điểm, các Văn phòng Thừa phát lại cũng được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp. 
Không ỷ lại vào sự quan tâm của các cấp, các ngành, các Văn phòng Thừa phát lại cũng “chạy đôn chạy đáo” tự khẳng định mình. Ông Lê Mạnh Hùng cho biết: “Trong thời gian đầu, bên cạnh kênh tuyên truyền của Bộ, của Sở, chúng tôi phải tự vận động bằng cách đến tận từng tổ dân phố để tuyên truyền về chế định Thừa phát lại, thậm chí phải nhờ sự giúp đỡ của UBND cấp quận để đến các ban, ngành tuyên truyền về chế định Thừa phát lại…”. 
Kết quả là ở Văn phòng Thừa phát lại quận Bình Thạnh: “Sau 2 năm thì tình hình đã đỡ hơn, người ta biết nhiều hơn đến chức năng, nhiệm vụ của Thừa phát lại cho nên khách hàng bắt đầu tìm đến”- ông Lê Mạnh Hùng phấn khởi cho biết.  Còn ở Văn phòng Thừa phát lại quận 5, ông Phạm Quang Giang bộc bạch: “Chưa dám nói là có lãi nhưng nhìn chung mọi việc đã đi vào nền nếp, quy củ, đảm bảo được thu, chi”. 
“Theo nghề còn là vì công việc chung cho xã hội”
Điều phấn khởi nhất đối với các Thừa phát lại là sau rất nhiều nỗ lực, vị thế của các Văn phòng Thừa phát lại đã dần được khẳng định, người dân đã tin tưởng và tìm đến các Văn phòng ngày một đông. Buổi sáng ngày thứ tư mà bà Nguyễn Thị Hạnh, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại quận 1 không còn có thời gian để nói chuyện với phóng viên vì khách hàng tìm đến Văn phòng quá đông. 
Ông Phạm Quang Giang thì cho biết, tới nay, Văn phòng Thừa phát lại quận 5 đã lập trên 2.500 vi bằng, tống đạt nhiều văn bản, giấy tờ và thi hành được 11 bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự. 
Còn ông Lê Mạnh Hùng vẫn nhớ như in lần Văn phòng Thừa phát lại quận Bình Thạnh tiến hành lập vi bằng cho khối tài sản lên tới cả nghìn tỷ đồng của bà Thạch Kim Phát ở phường Hiệp Tân, quận Tân Phú. Bà Kim Phát chỉ là một bà cụ sản xuất bún bình dị nên không ai có thể tưởng tượng được bà lại có khối tài sản khổng lồ để lại. Do chết bất đắc kỳ tử nên bà Kim Phát không để lại di chúc trong khi bà không có con ruột, chỉ có một người con nuôi. Ngoài người con nuôi, bà có  tới 6 anh chị em ruột. 
Vì khối tài sản quá lớn, không ai dám vào kiểm kê nên Văn phòng Thừa phát lại quận Bình Thạnh đã được mời tới để lập vi bằng, chứng kiến việc gia đình tiến hành kiểm kê tài sản.  “Đó là một bằng chứng mà sau này khi giải quyết tranh chấp thừa kế, Tòa án đã căn cứ vi bằng này làm một trong những chứng cứ để xử việc tranh chấp thừa kế thành công” – ông Lê Mạnh Hùng cho biết. 
Cũng theo Trưởng Văn phòng Thừa phát lại quận Bình Thạnh, lập vi bằng là thế mạnh hiện nay của các Văn phòng Thừa phát lại. Theo quy định tại Nghị định 135/2013/NĐ-CP của Chính phủ: “Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dừng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác”.  
Những chuyện thỏa thuận ly thân, phân chia tài sản trong khi chưa ly hôn, hay thỏa thuận hùn hạp trong làm ăn, tranh chấp quyền lợi giữa các bên… mà chưa đến mức nhờ pháp luật phân xử thì họ thường tìm đến Thừa phát lại nhờ lập vi bằng. Đây là một văn bản rất hữu ích đối với người dân nếu xảy ra tranh chấp pháp lý nên hiện nay dịch vụ này được rất nhiều người dân sử dụng. 
Dẫu còn rất nhiều khó khăn, nhận thức của một bộ phận người dân, của một bộ phận cơ quan nhà nước đối với chế định Thừa phát lại chưa phải là thông suốt nhưng ông Lê Mạnh Hùng khẳng định: “Các Văn phòng đều tin tưởng rằng, trong tương lai chế định này phát triển rất tốt và bền vững. Ngoài công việc riêng, chúng tôi theo đuổi nghề Thừa phát lại còn là vì công việc chung cho xã hội, giúp người dân có thêm một cái “phao” để bấu víu khi cần giải quyết các vấn đề pháp lý một cách tích cực”. 
Khi bài viết này chuẩn bị đến với độc giả, chúng tôi được ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp cho biết, triển khai Đề án “Tiếp tục thí điểm chế định thừa phát lại”, đến nay cả nước đã có 45 Văn phòng Thừa phát lại, trong đó riêng TP.HCM đã  thành lập được 10 Văn phòng. Ở 12 địa phương còn lại là: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, An Giang, Vĩnh Long, việc triển khai thí điểm chế định Thừa phát lại cũng đang diễn ra sôi động, hiệu quả.
Chắc chắn sự xuất hiện của Thừa phát lại sẽ mang lại cho người dân nhiều cơ hội lựa chọn hơn, giúp giảm tải cho các cơ quan Tòa án, Thi hành án dân sự  và cũng là yếu tố cạnh tranh lành mạnh để các cơ quan này có trách  nhiệm hơn với công việc của mình.
Thừa phát lại là người có các tiêu chuẩn, được Nhà nước bổ nhiệm và trao quyền để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của pháp luật. Thừa phát lại được làm các công việc sau: 
1. Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc cơ quan Thi hành án dân sự.
2. Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
3. Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự.
4. Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự. Thừa phát lại không tổ chức thi hành án các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng cơ quan Thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án.

Tin cùng chuyên mục

Lãnh đạo Sở Tư pháp trao Giấy khen cho các cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong công tác.

Tiên phong – Đổi mới – Đoàn kết: 5 năm chuyển mình của Sở Tư pháp Khánh Hòa

(PLVN) -  Trong hành trình 5 năm từ 2020 đến 2025, giữa những đổi thay lớn của thời cuộc, Sở Tư pháp Khánh Hòa đã khẳng định vai trò tiên phong trong xây dựng nhà nước pháp quyền, cải cách hành chính và chuyển đổi số. Những thành tựu mang tính đột phá, kết tinh từ sự lãnh đạo sát sao, quyết liệt và đồng lòng của cả hệ thống chính trị, đã đưa ngành Tư pháp Khánh Hòa lên nhóm dẫn đầu cả nước trên nhiều phương diện, tạo dựng nền tảng vững chắc cho giai đoạn phát triển tiếp theo.

Đọc thêm

Thủ tướng ban hành Công điện về triển khai Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Bộ trưởng Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm chủ trì triển khai vận hành Hệ thống thông tin; phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền để các cá nhân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng Hệ thống thông tin trong việc phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật có mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp.

Khi lòng kiên nhẫn, sự cảm thông và thấu hiểu của Chấp hành viên trở thành cầu nối mang công lý vào cuộc sống

Chấp hành viên Nguyễn Văn Phỏng (bìa trái) trong vụ thuyết phục tự nguyện giao đất ở bản Hồ Pên, xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, Lai Châu.
(PLVN) -  Theo báo có kết quả công tác giai đoạn năm 2020 - 2025 của Phòng Nghiệp vụ và tổ chức THADS, Cục THADS tỉnh Lai Châu, hàng năm, đơn vị đều đạt và vượt chỉ tiêu về việc và tiền so với chỉ tiêu được giao. Đặc biệt, trong 5 năm liền Phòng chưa phải tổ chức một cuộc cưỡng chế nào vì tất cả vụ việc đều được các chấp hành viên vận động thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành án. Cũng vì vậy, đơn vị được công nhận 03 năm Tập thể lao động xuất sắc, 02 năm được Bộ trưởng Bộ Tư pháp tặng Bằng khen.

Huấn luyện AI pháp luật về phân quyền, phân cấp phục vụ nhu cầu cấp thiết của xã hội

Huấn luyện AI pháp luật về phân quyền, phân cấp phục vụ nhu cầu cấp thiết của xã hội
(PLVN) - Sau khi Chính phủ ban hành 28 Nghị định về phân cấp, phân quyền ngày 12/6/2025, hệ thống AI pháp luật trên Cổng Pháp luật quốc gia đã được cập nhật khẩn trương để kịp thời đáp ứng nhu cầu tra cứu, tìm hiểu của người dân và cơ quan quản lý. Nhân dịp này, Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Trí, Giám đốc Công ty cổ phần truyền thông LuatVietnam - Đơn vị vận hành và phát triển AI pháp luật.

Nhớ mãi những vụ thi hành án ở vùng cao biên giới một thời gian khó

Nhớ mãi những vụ thi hành án ở vùng cao biên giới một thời gian khó
(PLVN) - Công tác trong lĩnh vực Thi hành án dân sự từ những ngày còn gian khổ nhất, đi làm với phương tiện công cụ tác nghiệp thô sơ, nếm trải đủ những vất vả của sạt lở đất, lũ đầu nguồn, mưa rừng, đến bị đương sự doạ nổ súng kíp, cho “ăn” dao phát nương...; đến giờ, thậm chí tôi cũng không lý giải được tại sao vất vả, khổ cực vậy mà chúng tôi vẫn vượt qua tất cả, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ bằng tất cả sự tận tuỵ, say mê nhiệt huyết! Phải chăng đó là nhờ cái tình yêu trọn đời với nghề Thi hành án dân sự!

Phân cấp, phân quyền 70 nhiệm vụ trong lĩnh vực Tư pháp

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh giới thiệu chuyên đề về lĩnh vực tư pháp. Ảnh- Nguyên Anh.
(PLVN) -Tại Hội nghị tập huấn trực tuyến toàn quốc về chuyên môn nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới) vào chiều 14/6, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh đã báo cáo nội dung cơ bản về thực hiện phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền về lĩnh vực tư pháp khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp.

Người “giữ lửa” trái tim công lý sau các bản án nơi ven trời Tây Bắc

Chấp hành viên Nguyễn Khuông Thương, Phòng Nghiệp vụ và tổ chức thi hành án, Cục THADS tỉnh Lai Châu.
(PLVN) -  “Trái tim đập không một ai nhìn thấy/ Ở ven trời Tây Bắc có Lai Châu” Những câu thơ giàu cảm xúc đó viết về Lai Châu, tất cả chúng tôi đều thuộc nằm lòng. Ở Cục Thi hành án dân sự Lai Châu chúng tôi có một người được mệnh danh “Giữ lửa trái tim công lý sau các bản án ở ven trời Tây Bắc” - đó là Chấp hành viên Nguyễn Khuông Thương, công tác tại Phòng Nghiệp vụ và tổ chức Thi hành án tỉnh, với “biệt tài” thuyết phục tự nguyện thi hành án, hầu như “trăm trận trăm thắng”.

Cấp ủy, chính quyền địa phương phải sát dân hơn, chủ động kiến tạo, phục vụ Nhân dân

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Thủ tướng Chính phủ cho rằng khi từ 63 tỉnh, thành phố còn 34 tỉnh, thành phố với dân số mỗi địa phương cơ bản trên 2 triệu người và thực hiện chính quyền 2 cấp, bỏ cấp huyện thì công việc nhiều hơn, đối tượng, phạm vi quản lý rộng hơn, tính chất phức tạp hơn, nên các cấp ủy, chính quyền cần phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, linh hoạt, trách nhiệm phải cao, sát dân hơn, chủ động kiến tạo, phục vụ Nhân dân, cố gắng nhiều hơn.

Trên 1,5 triệu đại biểu dự Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể cấp xã mới

Trên 1,5 triệu đại biểu dự Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể cấp xã mới
(PLVN) - Hội nghị toàn quốc tập huấn về tổ chức và hoạt động của tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới) do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức sáng 14/6 được kết nối trực tuyến từ điểm cầu chính Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đến 11.000 điểm cầu trên cả nước với trên 1,5 triệu đại biểu tham dự.

Cục THADS TP HCM tập huấn sử dụng phần mềm biên lai điện tử

Quang cảnh Hội nghị tập huấn. (Ảnh: Cẩm Tú)
(PLVN) - Thực hiện chủ trương đẩy mạnh cải cách hành chính, tinh gọn bộ máy và chuyển đổi số toàn diện theo tinh thần Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, Cục Thi hành án dân sự (THADS) TP Hồ Chí Minh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiệp vụ chuyên môn. Trong đó, phối hợp, xây dựng triển khai Biên lai điện tử đã đánh dấu một bước tiến mới, góp phần hiện đại hóa công tác tài chính trong hoạt động thi hành án.