Văn hóa & Pháp luật

17 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11): Gắn di sản vào đời sống để bảo tồn bền vững

Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ, một di sản văn hóa phi vật thể cần gắn với du lịch để bảo tồn.
Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ, một di sản văn hóa phi vật thể cần gắn với du lịch để bảo tồn.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Những năm qua, trên cả nước, vấn đề di sản bị xâm hại, xuống cấp là một thực trạng đáng báo động. Nhiều địa phương đã có những chương trình hoạt động kết nối di sản với du lịch nhằm tìm hướng ra cho công tác bảo tồn.

Di sản bị lãng quên

Xã hội hiện đại, con người có quá nhiều mối bận tâm, ngay cả các cơ quan quản lý cũng “bù đầu” với muôn vàn vấn đề. Cộng thêm những bất cập về cơ chế, thiếu vắng về chính sách. Thế nên, đôi khi, những gì thuộc về kí ức, về quá khứ cần phải lưu giữ lại bị “lãng quên”. Để rồi, đó đây, khi những di sản biến mất hoặc bị xâm hại nghiêm trọng, người ta mới “giật mình”.

Một trong những “giật mình” gần đây là khi hai di tích trăm năm của thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) là lò gốm Hưng Lợi và đình Tân Quy Đông xuống cấp trầm trọng. Đình Tân Quy Đông, ngôi đình được xây dựng để ghi dấu sự kiện Vua Tự Đức phong sắc “Thần” nhằm ghi nhớ công lao của người đã khai phá, khẩn hoang vùng đất này năm 1852 từng là một kiến trúc rất đẹp, nay chỉ còn phần chính điện, còn lại ngói hư tường đổ. Còn di tích lò gốm Hưng Lợi vốn là nơi ghi dấu một thời hoàng kim của nghề gốm tại vùng đất Nam Bộ, có từ thế kỉ XVIII giờ đây chỉ còn là một bãi đất trống, để hoang cho cỏ mọc và… rác.

TP HCM còn không ít những di tích đang bị lãng quên và “biến mất” dần với thời gian như thế. Có thể kể đến đình thần Thông Tây Hội hơn 300 tuổi, được mệnh danh “ngôi đình cổ nhất phương Nam”, nơi từng diễn ra nhiều lễ hội đặc sắc của cư dân địa phương, nay tường xiêu vẹo, cột mục nát, sắp sập đến nơi. Hay nhiều ngôi biệt thự thời thuộc địa với kiến trúc tuyệt đẹp nay thành hoang phế, hoặc thành mặt bằng cho thuê, hoặc đã biến mất trong một dự án nào đó.

Không chỉ những di sản vật thể, trên địa bàn TP HCM - thành Gia Định cũ, đã và đang có nhiều di sản phi vật thể mang giá trị tinh thần quan trọng với người dân thành phố cũng có nguy cơ mai một với nhiều lý do. Trong đó có không ít lễ hội trên địa bàn thành phố. Lễ hội Nghinh Ông ở huyện Cần Giờ, có từ xa xưa, gắn với quá trình khai hoang, đánh bắt của người dân nơi đây, với miếu Hải Thần để thờ cúng Thần Nam Hải (cá Ông, cá Voi). Lễ hội Nghinh Ông huyện Cần Giờ được tổ chức chính tại di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố Lăng Ông Thủy Tướng và một số địa điểm nổi tiếng khác của Cần Giờ.

Tuy nhiên, những năm gần đây, Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ đang đứng trước nỗi lo mất dần đi bản sắc, thu hẹp về quy mô. Có nhiều lý do như nghề biển hiện nay ở vùng biển Cần Giờ đang mai một, rất nhiều ngư dân bán ghe, bán ngư cụ để lên bờ kiếm tìm nghề khác mưu sinh, dẫn đến lễ hội của ngư dân không còn được quan tâm nhiều.

Bên cạnh đó, Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ tuy được xếp vào di sản văn hóa cấp thành phố, nhưng thực chất, cho đến nay mọi hoạt động lễ hội từ kinh phí duy trì cho đến quy mô hầu như huyện Cần Giờ đảm trách. Có lẽ vì thế nên qua nhiều năm, Lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ vẫn chỉ là một lễ hội ở địa phương và cũng có dấu hiệu đang “phai nhạt” trên mảnh đất sinh ra nó.

Câu chuyện di sản vật thể và cả phi vật thể bị lãng quên, bị mai một rồi biến mất không chỉ là mối lo riêng của TP HCM. Tại nhiều địa phương trên cả nước, từ nhiều năm qua đã có hàng trăm di tích xuống cấp, biến mất khỏi đời sống người dân do quá trình đô thị hóa, do sự quản lý chưa chặt chẽ. Có những di sản phi vật thể như các điệu hò, điệu hát, các loại hình nghệ thuật dân gian của địa phương và dân tộc cũng đang ngày càng mai một, bởi thiếu đi sự quan tâm đúng mức, bị tách rời khỏi đời sống người dân.

Tại không ít địa phương, người ta chỉ nghĩ đến việc phải bảo tồn thế nào khi các công trình di tích đã xuống cấp và hư hại, các di sản phi vật thể đối mặt nguy cơ biến mất. Còn làm thế nào để bảo vệ và phát huy giá trị của di sản, gắn di sản với đời sống, thì chưa được quan tâm đúng mức. Câu hỏi, làm thế nào để di sản “sống” vẫn chờ lời giải?

Đoàn giám sát Ban Văn hoá Xã hội (HĐND TP Hồ Chí Minh) kiểm tra, khảo sát khu vực lò gốm Hưng Lợi. (Ảnh: LH)

Đoàn giám sát Ban Văn hoá Xã hội (HĐND TP Hồ Chí Minh) kiểm tra, khảo sát khu vực lò gốm Hưng Lợi. (Ảnh: LH)

Kết nối di sản với du lịch để bảo tồn bền vững

Theo thống kê từ Trung tâm Bảo tồn di tích TP HCM, thành phố hiện có 185 di tích được xếp hạng nhưng chỉ có khoảng 40 di tích thực sự thu hút du khách. Theo đánh giá của các chuyên gia, tiềm năng để TP HCM khai thác và phát triển du lịch di sản văn hóa còn rất lớn. Tuy nhiên, do vấn đề về bảo tồn và nhiều vấn đề khác, đến nay, việc đưa di sản vào các chương trình du lịch vẫn còn nhiều bất cập, các chương trình khai thác ít đa dạng, hấp dẫn, thu hút được du khách.

Xác định được tầm quan trọng của việc gắn kết du lịch với di sản trong định hướng phát triển du lịch của địa phương và chiến lược bảo tồn di sản văn hóa, thời gian này, TP HCM đang có những nỗ lực để xây dựng các chương trình du lịch gắn với di sản mới mẻ, độc đáo, khai thác sâu hơn các nét đẹp tiềm năng của di sản. Như thời gian qua một số tuyến tham quan và trải nghiệm dịch vụ 5 sao tại các khách sạn cổ của thành phố, các di tích văn hóa, tín ngưỡng ở khu Chợ Lớn... đang được khai thác. Đồng thời, trong kế hoạch du lịch 6 tháng cuối năm, TP HCM đã xây dựng những chương trình du lịch mới mẻ như chương trình “Ký ức Sài Gòn - Chợ Lớn”, chương trình “Chuyện nhỏ trong lòng Chợ Lớn”, “Sài Gòn trăm năm, hoa trái thương hồ”...

Theo bà Bùi Thị Ngọc Hiếu - Phó Giám đốc Sở Du lịch TP HCM, trong chiến lược phát triển du lịch, TP HCM đã xác định sản phẩm du lịch văn hóa - lịch sử là một trong những sản phẩm chính. Các sản phẩm du lịch này thực hiện theo vùng địa lý liên kết, nghĩa là những điểm đến lân cận nhau sẽ kết nối thành các tour, tuyến tham quan hấp dẫn. Ngoài ra, các di sản sẽ được thiết kế thành các sản phẩm du lịch theo chủ đề, như chủ đề về nghi lễ, văn hóa dân gian...

Tiền Giang cũng là một địa phương thời gian qua có những hoạt động kết nối di sản - du lịch mạnh mẽ. Tại Tiền Giang có 22 di tích lịch sử - văn hoá cấp Quốc gia và 160 di tích cấp tỉnh gắn liền tên tuổi các anh hùng dân tộc và các sự kiện nổi danh như: Di tích lịch sử Rạch Gầm - Xoài Mút, Di tích chiến thắng Ấp Bắc, Lăng Hoàng Gia, Di tích khảo cổ Óc Eo - Gò Thành... Cạnh đó, Tiền Giang còn là một trong những cái nôi của đờn ca tài tử, nghệ thuật cải lương. Trên địa bàn tỉnh có không ít làng nghề truyền thống nổi tiếng, thế mạnh để phát triển du lịch là không nhỏ. Thời gian qua, Tiền Giang đã có những kết nối hiệu quả như đưa di tích nhà Bạch công tử vào chương trình du lịch “Những nẻo đường phù sa” để khai thác; đưa điểm Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu (được công nhận là di tích cấp tỉnh năm 2016) vào chương trình city tour; khai thác tour du lịch từ cầu Mỹ Lợi đến biển Tân Thành - vườn táo, con đường si rô - nhà Đốc Phủ Hải - Lăng Hoàng Gia...

Còn có thể kể đến nhiều địa phương khác đã làm tốt công tác kết nối du lịch với di sản, như tour du lịch “Về miền đất Tổ Hùng Vương” được tỉnh Phú Thọ khai thác. Trong đó, sản phẩm du lịch “Hát Xoan làng cổ” được đưa vào hành trình của tour gây nên sự thích thú cho du khách. Du lịch Cồn Phụng của Bến Tre đã đưa đờn ca tài tử vào hoạt động văn nghệ phục vụ du khách, làm nên nét đặc sắc riêng của tour. Hay như Thừa Thiên - Huế, đưa Nhã nhạc cung đình Huế vào chương trình biểu diễn hằng ngày, khai thác các điểm du lịch di tích kinh thành, lăng tẩm... được du khách đón nhận...

Tất nhiên, đó đây vẫn có những sự kết nối không hiệu quả vì chương trình thiếu hấp dẫn, hời hợt, cách làm “chụp giật”. Thậm chí có những kết nối gây “phá hoại” di sản vì người quản lý thiếu tư duy.

Tuy nhiên, trên bình diện chung, kết nối văn hóa, du lịch với di sản vẫn là một giải pháp cực kì thực tế và hiệu quả để không chỉ bảo tồn được di sản mà còn phát triển được du lịch địa phương, quảng bá nét đẹp văn hóa của vùng đất đến với bạn bè du khách trong nước và quốc tế, đúng như Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tháng 11/2021 xác định việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa là một nhiệm vụ quan trọng, đồng thời là nguồn tài nguyên văn hóa có tác dụng thúc đẩy đầu tư và sáng tạo.

Theo PGS.TS Dương Văn Sáu - Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, gắn di sản với du lịch chính là cho di sản “sống” cùng đời sống xã hội, giúp tận dụng và phát huy tốt nhất các sức mạnh nội và ngoại lực của các di sản văn hóa. Đồng thời đem lại những lợi ích khác nhau cho các đối tượng công chúng trong vai trò của du khách tham gia hoạt động trong môi trường di sản cũng như các cộng đồng cư dân bản địa và cơ quan quản lý di sản. Khi đó, di sản thực sự trở thành tài sản theo đúng nghĩa của từ này.

Những lợi ích thu được từ các hoạt động du lịch sẽ chi phối trở lại các hoạt động của các di sản, tạo điều kiện cho di sản tồn tại và phát triển bền vững. Từ đó, tài sản văn hóa được tăng thêm không ngừng, mang lại những lợi ích to lớn cho cộng đồng cư dân - chủ nhân của các di sản văn hóa cũng như lợi ích thông qua thu nhập tăng thêm cho cán bộ - nhân viên trong các cơ quan quản lý di sản. Khi đảm bảo lợi ích, người ta sẽ gắn bó với di sản chặt chẽ hơn, tốt hơn, hiệu quả hơn… điều đó giúp di sản được bảo tồn và phát triển bền vững hơn.

Tin cùng chuyên mục

"Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự"

"Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự"

(PLVN) - Với mục đích giúp bạn đọc hiểu thêm về thực trạng pháp luật đối với hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, cung cấp tài liệu tham khảo cho các luật sư, thẩm phán, kiểm sát viên, những người làm công tác nghiên cứu, công tác thực tiễn, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Hoạt động bào chữa của luật sư trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự” của TS Ngô Thị Ngọc Vân.

Đọc thêm

Thị trường nhạc Việt trỗi dậy mạnh mẽ

Thị trường âm nhạc Việt Nam có tiềm năng rất lớn để thu hút thế hệ trẻ. (Ảnh: Mai Trang)
(PLVN) - Vừa qua, tại sân vận động Mỹ Đình, Hà Nội, show diễn “Anh trai say hi” đã thu hút hàng chục nghìn người tham dự, theo số liệu theo Ban Tổ chức công bố. Đây là một hiện tượng đặc biệt, khi phần lớn người đến tham dự đều trong độ tuổi rất trẻ. Trong hai đêm diễn nhận được sự quan tâm lớn của nhiều người hâm mộ. Hàng nghìn khán giả xếp hàng trước cổng sân vận động từ tờ mờ sáng nhằm giành một vị trí đẹp. Vé xem chương trình liên tục cháy hàng trên mọi mức giá từ vé phổ thông đến vé hạng nhất.

Hấp dẫn Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt

Hấp dẫn Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt
(PLVN) - Ngày văn hóa Hàn Quốc tại Đà Lạt năm 2024 diễn ra ngày 13/12 tại Quảng trường Lâm Viên (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) với nhiều chương trình hấp dẫn như trải nghiệm làm kim chi, mặc hanbok, làm diều thủ công Hàn Quốc, đêm ca nhạc do nhóm B-boy Hàn Quốc SDG Crew, nhóm nhạc nữ Hàn Quốc Queen biểu diễn…

Bảo vệ quyền trẻ em theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam

Bảo vệ quyền trẻ em theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam
(PLVN) - Với mong muốn cung cấp thêm nguồn tài liệu cho những nhà chuyên môn, những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, sinh viên, học viên và bạn đọc quan tâm đến vấn đề, Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Bảo vệ quyền trẻ em theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam” của TS Nguyễn Thị Hạnh.

Sôi động mùa du lịch cuối năm

Tuần lễ Du lịch TP HCM lần thứ 4 năm 2024 diễn ra sôi nổi với đa dạng hoạt động vui chơi, giải trí, ẩm thực, tạo sức hút người dân và du khách. (Ảnh: DNTT)
(PLVN) - Chỉ còn vài tuần nữa sẽ kết thúc năm 2024, đây là thời điểm mùa du lịch, lễ hội chuẩn bị bắt đầu. Ngành du lịch các tỉnh, địa phương đang chuẩn bị hàng loạt các sự kiện, hoạt động hấp dẫn thu hút du khách trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán sắp tới.

Tạo đột phá để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa

Hai đêm concert của chương trình “Anh trai say hi” và “Anh trai vượt ngàn chông gai” tại TP HCM thu hút hàng chục nghìn khán giả. (Ảnh: BTC)
(PLVN) - 2024 là năm ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực trong phát triển công nghiệp văn hóa của Việt Nam. Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024, concert của các chương trình “Anh trai vượt ngàn chông gai”, “Anh trai say hi”, chương trình Jazz quốc tế 2024… đã tạo được hiệu ứng tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa.

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”

“Du lịch nông thôn thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng”
(PLVN) - Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Hồ An Phong cho rằng, du lịch nông thôn không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn mà còn bảo tồn các giá trị cảnh quan, sinh thái, môi trường, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp góp phần thu hẹp khoảng cách về thu nhập và thụ hưởng giữa người dân nông thôn và đô thị.

Giải Taekwondo Cảnh sát Châu Á mở rộng 2024 tại Việt Nam thành công tốt đẹp

Trao giải tại Lễ bế mạc.
(PLVN) - Ngày 9/12, Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á mở rộng năm 2024 đã bế mạc sau 4 ngày diễn ra nhiều giải đấu sôi nổi. Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á mở rộng năm 2024 do Bộ Công an đăng cai, Hiệp hội Thể thao CAND Việt Nam và Liên đoàn Taekwondo Cảnh sát thế giới phối hợp tổ chức, diễn ra từ ngày 6 - 9/12 tại Khu liên hợp thể thao tỉnh Quảng Ninh.

Trung tướng Phùng Khắc Đăng- những dòng hồi ức trân quý trong “Những điều còn lại”

Thượng tướng Đỗ Căn - nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (trái) tặng hoa chúc mừng Trung tướng Phùng Khắc Đăng tại lễ ra mắt sách.
(PLVN) - Trung tướng Phùng Khắc Đăng - nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam vừa cho ra mắt cuốn sách “Những điều còn lại”. Nổi bật trong cuốn sách là những ký ức sống động, trân quý về cuộc đời binh nghiệp, về đồng đội, về những chiến dịch, những trận đánh mà ông đã trải qua.