(PLVN) - Khối lượng phim, tài liệu ảnh, ghi âm, ghi hình đồ sộ qua các thời kỳ đang được lưu trữ, bảo quản tại các cơ quan, đơn vị là kho di sản nghe nhìn quý giá của quốc gia. Trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, việc tận dụng tốt những cơ hội công nghệ mang lại, đặc biệt là số hóa vật liệu nghe nhìn là xu hướng tất yếu nhằm bảo tồn và phát huy các khối di sản này. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn “kho báu” phim nhựa, phim tài liệu ở Việt Nam được số hóa chưa nhiều để đưa vào khai thác, phục vụ nhu cầu nghe, nhìn và tiếp cận thông tin của quần chúng cũng như gìn giữ cho thế hệ mai sau.
(PLVN) - Không chỉ là những bài ca đi cùng năm tháng hay những tác phẩm sống mãi với thời gian, di sản nghe nhìn bao hàm nhiều giá trị văn hóa quan trọng gắn kết quá khứ và hiện tại. Tuy nhiên, trong thời đại 4.0, sự phát triển của công nghệ đôi khi khiến loại hình di sản này phải đối mặt với việc bị lãng quên. Thế nhưng, nếu biết tận dụng tốt, công nghệ hiện đại sẽ góp phần “tiếp lửa” cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản nghe nhìn một cách hiệu quả hơn bao giờ hết.
(PLVN) - Luật Di sản văn hóa ra đời đã góp phần bảo vệ và gìn giữ được rất nhiều di sản. Nhưng vẫn còn rất nhiều vấn đề chưa được đề cập trong luật, đơn cử như chưa có quy định liên quan đến di sản tư liệu nói chung và di sản nghe nhìn nói riêng. Trong khi đó, tầm quan trọng của di sản nghe nhìn đã được thế giới công nhận, bởi đó là dạng di sản gắn kết với quá khứ thông qua âm thanh và hình ảnh, là nguồn tài nguyên quý giá để các thế hệ tương lai hiểu được lịch sử.
(PLVN) - Di sản nghe nhìn đóng vai trò quan trọng trong việc phản ánh quá trình phát triển của đất nước, từ những ngày đầu lập quốc đến cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập dân tộc. Những tư liệu quý báu như bài phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến, cho đến những thước phim, bản ghi âm lịch sử, là nguồn tư liệu quan trọng không chỉ trong nghiên cứu lịch sử mà còn giúp thế hệ sau hiểu rõ hơn về sự hy sinh, cống hiến của cha ông.
(PLVN) - Trong ký ức của nhiều thế hệ, đồng dao gắn liền với tiếng cười hồn nhiên của trẻ thơ vang vọng khắp sân làng, những trò chơi tuổi thơ đơn sơ mà thú vị. Những bài đồng dao ấy không chỉ là những lời ca vui vẻ, mà còn chứa đựng trong mình cả nền văn hóa, lịch sử và giá trị truyền thống của dân tộc.
(PLVN) - Các Vườn di sản ASEAN góp phần quan trọng trong bảo tồn nguồn gen, đảm bảo sử dụng bền vững các hệ sinh thái, duy trì các khu vực tự nhiên có giá trị văn hóa, giáo dục và nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học của người dân các nước ASEAN. Việc hợp tác quản lý trong mạng lưới Vườn di sản ASEAN cho thấy nhiều kết quả tích cực hơn cho công tác bảo tồn hiệu quả.
(PLVN) - Những lời nói thiếu kiểm soát, lạm dụng danh xưng để thao túng tâm lý đệ tử hoặc thậm chí biến tín ngưỡng thành nơi “buôn thần, bán thánh” đang tạo ra một hình ảnh méo mó về tín ngưỡng thờ Mẫu và gây ra sự bất bình trong cộng đồng những người thực hành di sản này.
(PLVN) - Ngày 12/8/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Quyết định số 2320/QĐ-BVHTTDL về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, trong đó có danh mục Tri thức dân gian - Tri thức may, mặc áo dài Huế thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là bước đi quan trọng để xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO ghi danh Áo dài Huế là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
(PLVN) - Ngày 9/8/2024, Bộ VH,TT&DL có Quyết định số 2328/QĐ-BVHTTDL đưa tri thức dân gian Phở Hà Nội của Thành phố Hà Nội vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.
(PLVN) - Thời gian gần đây hiện tượng thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu theo hướng không chuẩn mực, thương mại hóa di sản được phát và tương tác trực tiếp (livestream) trên mạng khá nhiều, gây ảnh hưởng rất lớn tới di sản đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
(PLVN) - Sáng 23/7, Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An tổ chức Lễ phát động Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Về miền di tích, danh thắng xứ Nghệ” và Trại sáng tác mỹ thuật với chủ đề “Xây dựng con người, văn hóa Nghệ An đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, xây dựng nông thôn mới”.
(PLVN) - Hơn 10 năm trước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến tham quan Đại nội Huế và thăm bà con các dân tộc ở xã Hồng Hạ, huyện A Lưới… Nhắc đến chuyến thăm này, ông Phan Thanh Hải - Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh không khỏi xúc động.
(PLVN) - Sự giàu có về di sản văn hóa mang lại cho xứ Nghệ nguồn tài nguyên vô giá. Với khát vọng mạnh mẽ và hành động quyết liệt, Nghệ An đã có những dấu ấn đột phá đưa công nghệ số vào bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa.
(PLVN) - Ngày 6/7, tại TP Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh), Hội đồng Di sản văn hóa quốc gia và UBND TP Uông Bí, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Ninh phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học “Nhận diện bảo tồn và phát huy giá trị di sản vùng đất Uông Bí trong định hướng phát triển bền vững thành phố Uông Bí”.
(PLVN) - Những làn điệu chèo cổ được người dân Đồng bằng Bắc Bộ lưu giữ như một nghệ thuật tiêu biểu, di sản văn hóa quý báu, lan tỏa, vang xa không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới. Hiện Việt Nam đang xúc tiến gửi hồ sơ trình UNESCO xét đưa nghệ thuật chèo vào danh sách “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”.
(PLVN) - Sau 1 ngày bị đổ, hôm nay cây bồ đề di sản hơn 300 tuổi ở thôn Hải Ninh (xã Kim Tân, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương) đã được khắc phục dựng lên và trồng lại.
(PLVN) - Với thời gian và chiến tranh, rất nhiều di sản tư liệu đã bị biến mất và có nguy cơ bị biến mất. Việc sưu tầm, bảo tồn, truyền lại cho các thế hệ mai sau và phát huy các di sản tư liệu, giới thiệu cho bạn bè quốc tế ngày càng trở nên cấp thiết.
(PLVN) - Sáng 9/5, Sở Văn hóa và Thể thao Tp Hải Phòng tổ chức khai mạc Triển lãm ảnh "Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản", chào mừng Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024.
(PLVN) - Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 5 diễn ra mới đây, thảo luận về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát các nội dung được quy định tại Điều 21 về phát triển văn hóa, thể thao của dự thảo Luật. Các đại biểu đề nghị nghiên cứu, bổ sung các quy định để đặt văn hóa vào vị trí xứng đáng trong xây dựng và phát triển Thủ đô.
(PLVN) - Chiếc khăn piêu không chỉ góp phần làm đẹp cho bộ trang phục truyền thống của người Thái mà còn chứa đựng những giá trị tinh thần, giá trị văn hóa được đúc kết, trao truyền qua nhiều thế hệ. Hiện nay, nhiều câu lạc bộ dệt thổ cẩm dân tộc Thái được thành lập với mong muốn gìn giữ nét đẹp trên.