13 năm sau ngày khởi công, khu du lịch quy mô ngàn tỷ thành vườn hoang

KDLST Thiên Đàng với mức vốn đầu tư 8.000 tỷ đồng đang bị bỏ hoang.
KDLST Thiên Đàng với mức vốn đầu tư 8.000 tỷ đồng đang bị bỏ hoang.
(PLO) - Sau hơn 13 năm khởi công, nhiều hạng mục ở khu du lịch sinh thái (KDLST) Thiên Đàng (ở xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) rơi vào cảnh tiêu điều hoang vắng, gây lãng phí đất đai và bức xúc cho người dân.

Khu du lịch… gia súc, gia cầm

KDLST Thiên Đàng là dự án xây dựng do Công ty Cổ phần Đầu tư Thiên Đàng (hiện nay đã sát nhập với Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển Nam Quảng Nam) làm chủ đầu tư. Dự án này được Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất cấp giấy chứng nhận đầu tư vào năm 2005 với kinh phí đầu tư gần 200 tỷ đồng.

Đến năm 2017, sau quá trình điều chỉnh, mức vốn đầu tư của KDLST Thiên Đàng đã lên đến 8.000 tỷ đồng trên diện tích hơn 100ha trải dài hơn 2km nằm dọc bờ biển Khe Hai nổi tiếng ở tỉnh Quảng Ngãi. 

Ngoài ra, địa điểm này còn nằm trên tuyến đường huyết mạch từ Khu kinh tế Dung Quất đi sân bay Chu Lai nên có tiềm năng phát triển du lịch rất lớn. Dự án có mục tiêu đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí của cán bộ, nhân viên Khu kinh tế Dung Quất và là địa chỉ thu hút du khách trong và ngoài nước.

Thế nhưng, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đầu tư đến nay đã trải qua 13 năm nhưng KDLST Thiên Đàng mới chỉ được chủ đầu tư hoàn thành giai đoạn 1 phân khu Thiên Đàng Bốn Mùa rộng hơn 32ha. Giai đoạn 2 với các phân khu: Thiên Đàng Mùa Đông, Thiên Đàng Mùa Hè, Thiên Đàng Mùa Xuân, Thiên Đàng Mùa Thu với tổng diện tích 74ha đang triển khai dang dở.

Mùa hè là mùa cao điểm du lịch, thế nhưng KDLST Thiên Đàng luôn trong tình trạng cửa đóng then cài, muốn vào phải đi vòng ra biển. Phía bên trong, một số hạng mục đã xuống cấp với các mảng tường phủ đầy rêu phong, nhiều công trình sắt đã bị hoen gỉ. Hầu hết ở các phân khu trong KDLST Thiên Đàng cỏ dại mọc um tùm, gia súc, gia cầm thả rông khắp nơi.

Trải qua nhiều trận gió bão, khu resort ven biển cùng hạng mục công trình cách điệu hàng loạt súng thần công hướng về phía biển xuống cấp nghiêm trọng. Trong khi đó, công trình kè chắn sóng chống sạt lở cho khu du lịch thi công dở dang, dậm chân tại chỗ ở biển Khe Hai nhiều năm qua.

Bà Đặng Thị Lẫm (nhà ở gần KDLST Thiên Đàng) cho biết: “Thời gian đầu, chủ đầu tư thu đất để làm khu du lịch, người dân chúng tôi cũng hy vọng sau này con cháu mình sẽ làm công nhân trong này. Như vậy cũng không lo thất nghiệp, cũng có cái ăn cái mặc. Nhưng rồi mười mấy năm nay, công trình này vẫn bỏ hoang, trong khi đó đất đai của dân thì thu hết. Bây giờ, chúng tôi không có đất để sản xuất, làm ăn”.

Theo chị Trần Thị Lan (nhà ở gần KDLST Thiên Đàng), vì công trình bị bỏ hoang nhiều năm nên công nhân làm ở đây tận dụng để chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ngay trong khu quy hoạch dự án này, có nhiều khu đất chưa được nhà đầu tư đền bù cho dân. Trong khi đó, nhiều hộ dân không có đất sản xuất nên rất bức xúc.

Sử dụng đất lãng phí

Theo ông Lê Tấn Khánh - Phó chủ tịch UBND xã Bình Thạnh, thời điểm ban đầu triển khai dự án và thực hiện công tác giải phóng mặt bằng giai đoạn 1 với diện tích 32,4ha thì phía chủ đầu tư đã phối hợp với chính quyền địa phương nên không xảy ra vướng mắc. 

Tuy nhiên, đối với 74ha còn lại, Công ty Cổ phần Đầu tư Thiên Đàng không phối hợp với chính quyền địa phương mà tự ý thỏa thuận và chi trả bồi thường với người dân nên không thực hiện được dứt điểm.

Cỏ dại mọc um tùm trong KDLST Thiên Đàng ảnh 1
Cỏ dại mọc um tùm trong KDLST Thiên Đàng

“Hiện nay, trên địa bàn xã còn khoảng 19ha đất của người dân trong vùng dự án chưa được đền bù. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến dự án này chậm tiến độ, làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân.

Ngoài ra, khi dự án này triển khai, cũng ảnh hưởng đến việc canh tác sản xuất của người dân ở vùng chưa được đền bù và ảnh hưởng đến việc đi lại đánh bắt hải sản gần bờ của người dân địa phương vì phải đi đường vòng”, ông Khánh cho biết.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, tại kết luận số 598- KL/TU ngày 17/4/2018 của Tỉnh ủy Quảng Ngãi, sau hơn 13 năm cấp phép, chủ đầu tư KDLST Thiên Đàng đã xây dựng và đưa vào sử dụng một số hạng mục công trình.

Tuy nhiên, việc thực hiện dự án còn rất chậm, chưa đồng bộ, hoạt động của khu du lịch gặp nhiều khó khăn, sử dụng đất lãng phí, không phát huy lợi thế vùng đất, không tạo được công ăn việc làm cho người dân địa phương.

Sự chậm trễ của dự án này có nguyên nhân khách quan nhưng chủ yếu là do chủ đầu tư chưa nghiêm túc thực hiện đúng cam kết với tỉnh; chưa huy động đủ nguồn vốn thực hiện dự án; có biểu hiện cầm chừng; năng lực dự báo thị trường, quản lý, vận hành còn hạn chế; chưa có sản phẩm độc đáo thu hút khách du lịch…

Để tháo gỡ những vướng mắc, sớm đưa KDLST Thiên Đàng vào hoạt động có hiệu quả, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi Lê Viết Chữ yêu cầu chủ đầu tư khẩn trương khảo sát, lập điều chỉnh bổ sung quy hoạch 1/500 dự án phù hợp với tình hình mới.

Thời gian hoàn thành việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch dự án chậm nhất trước ngày 30/6/2018. Nếu chủ đầu tư tiếp tục chậm tiến độ, chính quyền tỉnh Quảng Ngãi sẽ kiên quyết thu hồi dự án, tạo điều kiện thu hút các nhà đầu tư khác.

Đọc thêm

Cựu Bí thư Bến Cát kêu oan: Vì sao VKSND Bình Dương tiếp tục trả hồ sơ?

Cựu Bí thư Bến Cát kêu oan: Vì sao VKSND Bình Dương tiếp tục trả hồ sơ?
(PLVN) - VKSND Bình Dương vừa ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung số 95 ngày 4/8/2023 đối với các bị can trong vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí” và “Vi phạm quy định về quản lý đất”; liên quan khu đất của cụ Hồ Thị Hiệp (SN 1947, đã chết năm 2016) và bà Nguyễn Hiệp Hảo (con gái cụ Hiệp) có diện tích khoảng 23,5ha đất tại ấp Lồ Ô, xã An Tây, Bến Cát.

Tranh luận về một dịch vụ của Viện Tài nguyên và Môi trường biển: Kiểm nghiệm nước dằn tàu có cần Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép?

Trụ sở Viện Tài nguyên và Môi trường biển.
(PLVN) - Từ năm 2022, Viện Tài nguyên và Môi trường biển đã thực hiện dịch vụ quan trắc mẫu nước dằn tàu cho các tàu hoạt động tuyến quốc tế; trong khi đơn vị này chưa được cấp giấy chứng nhận (GCN) đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.

7 vấn đề trong vụ cựu Bí thư Bến Cát kêu oan

Ông Khanh trong một phiên xử.
(PLVN) - 7 năm, hơn 2.600 ngày, hơn nửa thập kỷ, là quãng thời gian một đứa trẻ từ khi sinh ra nay đã học đến lớp 2; cũng là quãng thời gian ông Nguyễn Hồng Khanh (SN 1967) từ chỗ là người đứng đầu Đảng bộ TX Bến Cát (tỉnh Bình Dương) trở thành người mang thân phận bị can, bị cáo, hết bị tạm giam rồi được tại ngoại, nhưng vẫn chưa có phán quyết cuối cùng của tòa.

Phong Điền (Thừa Thiên Huế): Một số mỏ khoáng sản hết hạn khai thác “quên” đóng cửa

Một mỏ khai thác đất chưa thực hiện biện pháp phục hồi môi trường.
(PLVN) - Theo Luật Khoáng sản năm 2010, trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày giấy phép khai thác khoáng sản (GPKTKS) chấm dứt hiệu lực, chủ mỏ phải thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến việc đóng cửa mỏ, cải tạo, phục hồi môi trường, đất đai; di chuyển tài sản còn lại của mình và của các bên có liên quan ra khỏi khu vực khai thác khoáng sản.

Báo động tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép trên sông Lô: Kì 4 - Cơ quan chức năng vào cuộc xử lý vi phạm

Lực lượng Cảnh sát đường thuỷ tiến hành lập biên bản vi phạm trường hợp điều khiển phương tiện đường thuỷ sai quy định. (Ảnh: Ngọc Phúc)
(PLVN) - Ngay sau khi nhận được phản ánh từ báo PLVN về loạt bài Báo động tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép khu vực sông Lô thuộc địa phận giáp ranh giữa xã Hạ Giáp, xã Trị Quận, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ với xã Bạch Lưu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc; cơ quan chức năng hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc đã phối hợp vào cuộc xử lý vi phạm.

Báo động tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép trên sông Lô: Kì 3: Trách nhiệm thuộc về ai?

Phương tiện có dấu hiệu hoạt động trái phép trên sông Lô
(PLVN) -  Công cuộc đấu tranh phòng , chống tham nhũng, tiêu cực, cùng với chủ trương khuyến khích, bảo vệ những cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm đang được Đảng và Nhà nước ta đẩy mạnh, tình trạng khai thác tài nguyên cát, sỏi với nhiều sai phạm trên sông Lô như loạt bài mà Báo PLVN phản ánh đã và đang đặt ra vấn đề: Hành vi sai phạm ngang nhiên diễn ra trong một thời gian dài, tại sao cơ quan chức năng chưa có biện pháp xử lý? Có hay không việc buông lỏng quản lý, ngại va chạm, đùn đẩy trách nhiệm hay một nguyên nhân nào đó đang gây “khó khăn” trong việc xử lý? Trách nhiệm này thuộc về ai?

Báo động tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép trên sông Lô: Kì 2: Sai phạm nối tiếp sai phạm

Các phương tiện khai thác cách vị trí sạt lở (khoanh đỏ) khoảng vài chục mét.
(PLVN) -   Không chỉ khai thác cát, sỏi ngoài giờ quy định ròng rã từ sáng sớm đến tối, trên tuyến sông Lô khu vực giáp ranh giữa xã Trị Quận, xã Hạ Giáp, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ và xã Bạch Lưu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc, các đối tượng khai thác còn ngang nhiên sử dụng các phương tiện vận chuyển không bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

Báo động tình trạng khai thác cát, sỏi sai quy định trên sông Lô: Kì 1: Ngang nhiên khai thác tài nguyên ngoài giờ quy định

các phương tiện đang tiến hành khai thác cát sỏi trên sông Lô ngày 30/5
(PLVN) -  Mặc dù pháp luật đã quy định cấm khai thác cát, sỏi ở bờ sông có nguy cơ sạt, lở và quy định về giờ khai thác để bảo vệ lòng, bờ, bãi sông, nhưng tại khu vực sông Lô thuộc địa phận giáp ranh giữa xã Hạ Giáp, xã Trị Quận, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ với xã Bạch Lưu, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc, nhiều phương tiện vẫn ngang nhiên khai thác cát, sỏi sai giờ quy định khiến nguồn tài nguyên đang từng ngày bị “ chảy máu” nghiêm trọng.

Bẫy lừa đảo“việc nhẹ lương cao”qua Telegram

Hình ành minh hoạ
(PLVN) - Trong thời đại 4.0, sự phát triển của mạng xã hội có vai trò quan trọng trong việc giúp con người kết nối với nhau tốt hơn, tuy nhiên nó cũng mang đến nhiều rủi ro tiềm tàng. Đây được coi là “môi trường” thuận lợi cho kẻ gian lừa đảo người dùng dưới nhiều hình thức tinh vi, khó lường.

Vụ bé trai 17 tháng tuổi bị bạo hành tại Hà Nội: Đề nghị truy tố 2 bảo mẫu tội “Giết người”

Đối tượng An và Lành.
(PLVN) - Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội vừa ban hành kết luận điều tra (KLĐT) vụ án bé trai 17 tháng tuổi bị bạo hành xảy ra tại cơ sở trông giữ trẻ trên địa bàn huyện Thường Tín; chuyển hồ sơ đến VKSND Hà Nội đề nghị truy tố Nguyễn Thị An (SN 1993) và Nguyễn Thị Lành (SN 1992, cùng ngụ thị trấn Phú Minh, huyện Phú Xuyên) tội “Giết người”.

Dự án tại Trung tâm Công nghệ sinh học Đồng Nai: Chuyển công an điều tra vi phạm

Dự án tại Trung tâm Công nghệ sinh học Đồng Nai: Chuyển công an điều tra vi phạm
(PLVN) - UBND Đồng Nai vừa có Kết luận thanh tra 04/KL-UBND (KLTT) thanh tra toàn diện 3 dự án do Sở KH&CN làm chủ đầu tư. Trong đó có dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật Trung tâm ứng dụng công nghệ sinh học Đồng Nai (giai đoạn 1) tại xã Xuân Đường, huyện Cẩm Mỹ; đến nay chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng, chưa quyết toán dự án hoàn thành.

Xử lý nghiêm hành vi trục lợi quỹ BHXH, BHYT

Nhiều hồ sơ, tài liệu được cơ quan chức năng niêm phong, thu giữ.
(PLVN) - Mới đây, Công an TP Biên Hòa (Đồng Nai) phối hợp một số đơn vị nghiệp vụ Công an tỉnh Đồng Nai đồng loạt khám xét 8 phòng khám đa khoa trên địa bàn các phường Long Bình Tân, Tân Hiệp, Bửu Long, Long Bình và Trảng Dài.

Thủ đoạn của 3 công ty chuyên cho vay nặng lãi

Cảnh sát khám xét, thu thập các tài liệu.
(PLVN) -  Cơ quan CSĐT Công an quận 10 (TP HCM) vừa khởi tố 9 bị can là các giám đốc, trưởng phòng, trưởng bộ phận, trưởng nhóm tại Cty TNHH MTV TMDV Digital Credit, Cty TNHH Fincap VN, Cty TNHH Sofi Solutions để điều tra hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

Tiếp vụ phát hiện phạm nhân trốn trại gần 40 năm: Báo cáo đề nghị Công an Hà Nội giải quyết sự việc

Tiếp vụ phát hiện phạm nhân trốn trại gần 40 năm: Báo cáo đề nghị Công an Hà Nội giải quyết sự việc
(PLVN) - Như đã thông tin, Báo PLVN nhận được đơn tố cáo của một công dân phản ánh việc ông Xuân Văn Thọ (SN 1957, sống tại thôn Quảng Tái, xã Trung Tú, huyện Ứng Hòa, Hà Nội) đang là phạm nhân bị giam giữ tại Trại giam Trại Chăm (nay là Trại tạm giam Công an tỉnh Hòa Bình) nhưng trốn về địa phương và sinh sống trong thời gian dài.