Bộ trưởng Y tế "đẩy" việc công bố dịch sởi cho Hà Nội?
Bệnh viện quá tải bệnh nhi sởi.
(PLO) - Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng việc công bố hay không được thực hiện theo quy định của Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm. Việc Hà Nội công bố dịch hay không là thuộc thẩm quyền của UBND TP, ngành y tế không có thẩm quyền bắt phải công bố hay không công bố dịch.
Chiều hôm qua 16/4, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã tới Bệnh viện Nhi Trung ương (BV) kiểm tra, chỉ đạo hoạt động liên quan tới việc số lượng bệnh nhi sởi tăng bất thường.
Theo báo cáo của các lãnh đạo BV, từ 30/1/2014 đến nay, tại BV đã có tới 103 trẻ tử vong liên quan đến sởi, trong đó có 25 trẻ tử vong do bệnh sởi và 78 trẻ tử vong do các biến chứng của bệnh sởi (như viêm phổi, tiêu chảy, đồng nhiễm cả sởi và các bệnh lý khác). Hiện số bệnh nhi (BN) đang nằm điều trị tại BV là 1.750 trẻ, trong đó bệnh hô hấp là 1.000 trẻ, riêng bệnh sởi là 250 trẻ.
Để có chỗ điều trị cho BN sởi, BV đã phải dành toàn bộ Khoa Truyền nhiễm, kể cả phòng của lãnh đạo khoa để điều trị; thậm chí phải huy động cả giường bệnh của các khoa khác như: Cấp cứu lưu, Tâm bệnh, Đông y cho BN sởi nằm. BV cũng đã phải sử dụng các phác đồ tối ưu nhất như: Kết hợp 3 loại kháng sinh, dùng máy thở, hỗ trợ hô hấp, lọc máu… với chi phí rất tốn kém.
Trước đó, có nhiều ý kiến cho rằng Bộ Y tế nên công bố dịch để chủ động phòng, chống. Quan điểm này được ông Nguyễn Trọng An, nguyên Cục trưởng Cục Bảo vệ, Chăm sóc trẻ em ủng hộ: “Đã đến lúc Bộ Y tế phải công bố dịch để huy động các Bộ, ngành tham gia phòng, chống dịch”.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng việc công bố hay không được thực hiện theo quy định của Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm. Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện Hà Nội là địa phương có số mắc sởi cao nhất cả nước, chiếm gần 30% số mắc và gần 50% số ca tử vong do sởi. Việc Hà Nội công bố dịch hay không là thuộc thẩm quyền của UBND TP, ngành y tế không có thẩm quyền bắt phải công bố hay không công bố dịch. Cũng theo bà Tiến, hiện Sở Y tế đang báo cáo với UBND TP để xin ý kiến chỉ đạo. Bộ Y tế chỉ có ý kiến sau khi Hà Nội có quyết định cuối cùng.
Sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch lưu hành phổ biến ở trẻ em, có tính lây truyền cao. Phương thức lây truyền bệnh bằng đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với chất tiết của mũi, họng bệnh nhân. Tất cả những người chưa bị mắc bệnh sởi hoặc chưa được gây miễn dịch đầy đủ bằng vắc xin sởi đều có thể cảm nhiễm với bệnh sởi.
Tiêm vắc xin sởi là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Để phòng bệnh có hiệu quả, trẻ em cần được tiêm 2 mũi. Mũi thứ nhất được tiêm khi trẻ 9 tháng tuổi, mũi thứ hai được tiêm khi trẻ 18 tháng tuổi.
Bác sĩ khuyến cáo, cha mẹ trẻ em cần nâng cao sức đề kháng cho trẻ bằng các tăng cường dinh dưỡng đầy đủ, đề phòng trẻ bị suy dinh dưỡng, cần tăng cường giữ vệ sinh cá nhân, nhà ở sạch sẽ. Khi trẻ em có biểu hiện sốt phát ban kèm theo ho cần đưa trẻ đến cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để khám, chữa bệnh và được tư vấn về phòng bệnh cho trẻ.
Bệnh nhi sởi tại Hải Phòng cũng tăng đột biến
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế Dự phòng Hải Phòng, từ đầu năm đến nay, tại 11/15 quận, huyện của Hải Phòng đã ghi nhận có 59 trường hợp bệnh nhân bị sốt phát ban, nghi bị nhiễm khuẩn sởi Rubella. Trong số này có 13 trường hợp được xét nghiệm với kết quả dương tính với virut sởi, đã có nhiều trường hợp biến chứng viêm phổi nặng. Đặc biệt, tỷ lệ trẻ dưới 2 tuổi mắc bệnh sởi chiếm trên 53% số bệnh nhân bị mắc bệnh sởi. Từ độ tuổi 16 tuổi trở lên, số bệnh nhân chỉ chiếm 25% số người mắc bệnh. Ngọc Linh
(PLVN) - Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.
(PLVN) - Trước những ý kiến trái chiều về một số trường đại học tư thục đưa môn Văn vào xét tuyển ngành y khoa, chiều 28/5, bà Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thông tin về vấn đề này.
(PLVN) - Bộ Y tế cho biết sẽ tổ chức Chiến dịch bổ sung Vitamin A đợt 1 cho trẻ em bắt đầu từ Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, đồng thời cũng là ngày vi chất dinh dưỡng.
(PLVN) - Bé trai 11 tuổi ở Hòa Bình vừa may mắn được cứu sống sau khi bị đuối nước. Các bác sĩ nhận định, bé được cứu sống do được đưa lên mặt đất kịp thời, cách sơ cứu hiệu quả...
(PLVN) - Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.
(PLVN) - Doanh thu giảm sút, từ nhiều tháng nay, các nhân viên tại bệnh viện Bình An (đặt tại huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) liên tục bị nợ lương, chế độ BHXH khiến họ rất bức xúc, đời sống gặp nhiều khó khăn.
(PLVN) - UBND TP HCM vừa có văn bản khẩn yêu cầu tăng cường các biện pháp ngăn chặn ngộ độc thực phẩm sau khi một bệnh nhân tại Thủ Đức tử vong do nghi nhiễm botulinum.
(PLVN) - Thời gian gần đây xảy ra nhiều vụ đuối nước khiến nhiều người dân, đặc biệt là trẻ em bị tử vong. Trước tình hình trên, Bộ Công an khuyến cáo người dân các kỹ năng chống đuối nước cho trẻ em, cứu người bị đuối nước, thoát nạn khỏi vùng nước xoáy.
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).
(PLVN) - Việc một số trường đại học tư thục trong số các trường khối sức khỏe dùng điểm môn Ngữ văn xét tuyển vào ngành Y, Dược đang nhận nhiều ý kiến trái chiều.
(PLVN) - Nhiều bậc cha mẹ hiện nay đang đối mặt với tình huống khó khăn: con cái họ có thể bị dụ dỗ và sử dụng những chất cấm, thậm chí tại trường học. Một số trường hợp thực tế gần đây minh chứng rõ ràng cho thực tế đáng lo ngại này.
(PLVN) - Bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai do sốc tim, biến chứng nặng nề nhất của nhồi máu cơ tim, ngừng tuần hoàn 10 phút... Các bác sĩ lập tức đặt ECMO.
(PLVN) - Sáng ngày 23/5, Bộ Y tế đã thông tin về 6 nội dung giải đáp về thực hiện chế độ ưu đãi theo nghề tại Nghị định số 05/2023 của Chính phủ và các văn bản liên quan khác.
(PLVN) - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, với các trường hợp ngộ độc Botilinum đang mắc tại TP. Hồ Chí Minh, ngay khi nhận được báo cáo của Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh ngày 21/5/2023 đơn vị đã liên hệ với WHO để tìm nguồn thuốc hỗ trợ.
(PLVN) - Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) mới có thông tin chính thức về sự xuất hiện một đề thi có nội dung "phản cảm" được lan truyền trên mạng.
(PLVN) - Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.