Cha mẹ hoảng loạn vì “dịch” sởi

(PLO) - Những ngày gần đây dù Bộ Y tế vẫn “cương quyết” không công bố dịch sởi nhưng dịch “hoảng loạn vì sởi” đã lan khắp các gia đình. Các bà mẹ “cầy nát” thông tin về sởi trên báo và chia sẻ trên các diễn đàn đủ bí kíp đối phó dịch sởi.

Sáng nay đọc báo thấy thông tin đã có hơn 100 trẻ tử vong do sởi và biến chứng sởi ở Bệnh viện Nhi TW, rồi mỗi đêm có tới nửa số trẻ trong phòng điều trị sởi ở BV Nhi tử vong, chị Đào Nga (Hà Đông) rùng mình, bất an. Con chị năm nay mới 2 tuổi và đang cho đi nhà trẻ. Cậu bé lại rất hay ốm, hầu như có dịch bệnh nào từ sốt viruts tới thủy đậu, tay chân miệng đều bị.

Chị Nga chia sẻ: “Tôi đang tìm đủ mọi cách phòng sởi cho con. Nghe mọi người mách và đọc thông tin trên mạng thấy khuyên dùng hạt mùi già để tắm cho con giúp phòng sởi, chiều qua tôi đã đi lùng khắp 3 chợ mới mua được. Tôi phải mua với giá 25 ngàn/lạng hạt mùi già dù ngày thường chỉ 7-8 ngàn/lạng. Nhiều  đồng nghiệp ở cơ quan tôi cũng đã áp dụng theo cách này để phòng sởi cho con”.
Cha mẹ hoảng loạn vì “dịch” sởi ảnh 1
Hạt mùi già tăng giá gấp 3 lần vì các mẹ săn lùng. 

Còn chị Mỹ Lan (Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội) sau khi nghe tin lớp con mình có một bạn bị sởi phải nghỉ học thì muốn cho con về quê tránh dịch. Chị Lan cho biết: “Tôi định cho thằng bé về nhà ông bà ngoại ở Hà Nam khoảng chục ngày để tránh dịch chứ cho đi nhà trẻ thế này lo quá”.

Tuy nhiên một chị bạn làm bác sĩ lại khuyên chị Lan cứ cho con đi học bình thường vì dịch sởi có thể kéo dài vài tháng, chẳng nhẽ cho con nghỉ học vài tháng. Con chị Lan chưa tiêm mũi sởi thứ hai nhưng chị lại băn khoăn nhỡ con đã bị ủ bệnh trong người mà cho đi tiêm thì nguy hiểm. Chị Lan chưa biết phải quyết định thế nào cho hợp lí.

Hoang mang, bấn loạn thực sự là tâm trạng chung của các ông bố bà mẹ vào thời điểm này. Đặc biệt là các ông bố bà mẹ có con chưa kịp tiêm phòng sởi vì chưa đủ tháng. Anh Đức Quân (Cầu Giấy, Hà Nội) lo lắng chia sẻ: “Vợ mình đã ra chỉ thị cấm tiệt bế con đi chơi, cũng cấm tiệt người tới thăm. Thậm chí vợ còn đưa một bà cô đang làm giáo viên mầm non lên đầu danh sách cấm con tiếp xúc vì lo lây bệnh sởi ở trường về cho con”.

Ngay cả bà mẹ đơn thân ca sĩ Thái Thùy Linh cũng mới chia sẻ trên trang cá nhân chính thức hủy “show” của cô con gái 5 tuổi do sợ dịch sởi: “Thưa các cô chú là bạn Gạo Nếp sẽ không được hát trong chương trình Mang Âm Nhạc đến Bệnh viện Việt Nam - Cu Ba chiều nay do mẹ lo ngại dịch sởi đang hoành hành và chưa biết sẽ "dở chứng" đến mức độ nào”.

Thêm vào đó, thời tiết bắt đầu nóng lên khiến nhiều trẻ bị dị ứng nổi mẩn ngứa cũng khiến nhiều mẹ nóng ruột gan vì không biết có phải do sởi hay phát ban thông thường. Chị Linh Nhi (Đội Cấn, Hà Nội) hoang mang: “Nhóc nhà tôi mới 3 tuổi, hai hôm nay tay chân cổ cứ nổi các vết mẩn đỏ nhưng không sốt. Tôi thấy bất an quá. Cho con đi khám thì sợ lây thêm bệnh sởi ở viện mà không cho đi thì sốt ruột.

Nhất là tôi vừa đọc trên Facebook một bài chia sẻ đau lòng của một bà mẹ mới mất con do cho con tới Bệnh viện Nhi TƯ điều trị. Bà mẹ ấy thấy con sốt và nổi nốt đỏ nên cho tới viện và bị cho vào khoa lây điều trị với bệnh nhi sởi. Nhưng kết quả xét nghiệm bệnh sởi của cháu là âm tính, chỉ là sốt phát ban. Không hiểu các bác sĩ tắc trách thế nào để cháu điều trị trong phòng bệnh sởi để rồi tử vong. Quá đau lòng!”./.

Tin cùng chuyên mục

Bé B.M đang được các bác sĩ điều trị tích cực tuy nhiên tiên lượng vẫn rất nặng nề. Ảnh: BVCC

Dốc ngược trẻ khi sơ cứu đuối nước là sai cách

(PLVN) - Bệnh viện Nhi Trung ương vừa cứu sống thành công trẻ 9 tuổi bị đuối nước nguy kịch. Đáng chú ý, dù được mọi người hướng dẫn bế dốc ngược trẻ lên chạy để nước chảy ra nhưng 2 thầy dạy bơi đã nhanh chóng hồi sức tim phổi đúng cách cho trẻ góp phần giúp trẻ thoát khỏi cửa tử.

Đọc thêm

Bộ Y tế cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Giám sát an toàn thực phẩm tại bếp ăn mô hình điểm ATTP. Ảnh: vfa.gov.vn
(PLVN) - Ngày 8/6, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết tình hình ngộ độc thực phẩm có chiều hướng gia tăng do thực phẩm bị ô nhiễm vi sinh vật gây bệnh và độc tố tự nhiên trong nấm độc, côn trùng, cây, quả rừng, thủy hải sản.

4 bệnh nhi bị tay chân miệng nặng, bác sĩ khuyến cáo biểu hiện cần đưa gấp trẻ tới viện

Trẻ Ng. T. Đ. 17 tháng, nam chẩn đoán bệnh tay chân miệng độ 4, được điều trị tích cực thở máy, lọc máu liên tục, truyền IVIG, milrinone. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Các bác sĩ lưu ý, khi thấy con em mình biểu hiện sốt, nổi hồng ban mụn nước ở tay chân mông gối, loét miệng, đồng thời xuất hiện một trong các triệu chứng: giật mình chới với, ói nhiều, sốt cao khó hạ, thở bất thường, run tay chân, đi loạng choạng, ngồi không vững, nuốt khó, da nổi bông (vân tím), xanh tái, lơ mơ, co giật…, phụ huynh hãy đưa ngay trẻ tới bệnh viện.

Hơn 1 triệu người có nguy cơ với COVID-19 tại TP HCM

Ảnh minh họa: SK&ĐS
(PLVN) - Sau hơn 1 tháng kích hoạt chiến dịch “Bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ”, TP HCM đã tiến hành rà soát và lập danh sách cho 165.645 người thuộc nhóm người nguy cơ, nâng tổng số người nguy cơ đang được quản lý đến thời điểm hiện tại là 1.071.452 người.

Thu hồi lô mỹ phẩm kem chống nắng

Ảnh minh họa: SK&ĐS
(PLVN) - Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) mới ra quyết định đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc lô kem chống nắng Coverderm Filteray Face Plus SPF 50+ Normal Tinted (Cool Beige).

Chuyên gia nhận định nguyên nhân khiến 1 người tử vong, 2 người nguy kịch khi ngủ trong ô tô

Hiện tại tình trạng của 2 bố con ổn định. Ảnh: BVCC
(PLVN) -  TS.BS Lê Lan Phương, PT Giám đốc Trung tâm HSTC, Bệnh viện TWQĐ 108 cho biết, khi bật điều hòa xe ô tô để ngủ trong khi đóng kín cửa xe sẽ làm sản sinh một lượng lớn khí CO và CO2 ra môi trường xung quanh. Khí này tiếp tục được điều hòa hút vào trong khiến những người ngủ bên trong xe bị ngạt khí.