Có nên đưa nhóm học sinh bạo hành dã man bạn vào trường giáo dưỡng?

Luật sư Đỗ Thúy Phượng.
Luật sư Đỗ Thúy Phượng.
(PLVN) - Vụ 5 nữ sinh lớp 9 ở Trường THCS Phù Ủng (Hưng Yên) đánh đập dã man, lột quần áo bạn gái học cùng lớp vì mâu thuẫn cá nhân khiến dư luận vô cùng phẫn nộ. Nhìn nhận vụ việc dưới lăng kính pháp luật, nhiều ý kiến cho rằng nên áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với nhóm đối tượng hành hung bạn. 

Hãy cùng chuyên gia pháp lý, cộng tác viên của Pháp luật Việt Nam - Luật sư Đỗ Thúy Phượng (Đoàn Luật sư Hà Nội) mổ xẻ các khía cạnh pháp lý của vấn đề. 

Thưa luật sư, sau khi thực hiện hành vi đánh hội đồng, làm nhục bạn nữ học cùng lớp, mặc dù nhóm đối tượng hành hung bạn đã bị đuổi học nhưng dư luận cho rằng biện pháp kỷ luật đó vẫn còn nhẹ, chưa phát huy được tác dụng răn đe phòng ngừa. Có ý kiến cho rằng cần phải phải xử lý hình sự nhóm đối tượng, ý kiến của bà về vấn đề này như thế nào? 

- Luật sư Đỗ Thúy Phượng: Vụ bạo lực học đường xảy ra ở trường Phù Ủng khiến dư luận vô cùng phẫn nộ. Tôi rất chia sẻ với nỗi đau đớn, tổn thương của cháu bé nạn nhân cũng như hiểu sự bức xúc của dư luận. Tuy nhiên, để áp dụng biện pháp hình phạt nào thì phải căn cứ vào các quy định của pháp luật. 

Tôi có theo dõi vụ việc qua báo chí, qua thông tin cuộc họp báo và thấy rằng, hành vi của nhóm nữ sinh đánh đập, hành hung, lột quần áo bạn có dấu hiệu của tội Cố ý gây thương tích và Làm nhục người khác.

Tuy nhiên, nhóm nữ sinh thực hiện hành vi trái pháp luật đó mới đang học lớp 9, nghĩa là ở độ tuổi từ 14 đến dưới 16 tuổi. Theo quy định tại khoản 2 điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 thì “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về một tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng.”

Vậy hành vi của nhóm đối tượng hành hung bạn đã là rất nghiêm trọng chưa? Trong vụ việc này, tính chất sự việc đương nhiên là rất nghiêm trọng rồi, vì nó liên quan đến đạo đức xã hội, ảnh hưởng rất xấu đến môi trường giáo dục, học đường.

Tuy nhiên, trong pháp luật hình sự, cụ thể là đối với hành vi cố ý gây thương tích, để đánh giá mức độ nghiêm trọng của hành vi thì phải căn cứ vào tỉ lệ thương tích đã gây ra cho nạn nhân. Trong vụ việc này, ngoài những sang chấn về tâm lý đã gây ra cho nạn nhân (khó có thể đo đếm được) thì tỉ lệ thương tật của nạn nhân có lẽ cũng không lớn.  

Từ sự phân tích trên, tôi cho rằng rất khó để xử lý hình sự nhóm đối tượng, ngoài việc xem xét yếu tố tỉ lệ thương tật của nạn nhân thì còn phải căn cứ vào ý chí của phía nạn nhân có yêu cầu khởi tố hình sự nhóm đối tượng hay không vì pháp luật quy định khoản 1 của tội Cố ý gây thương tích và Làm nhục người khác đều khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. 

Nếu không đủ căn cứ để xem xét trách nhiệm hình sự thì liệu có căn cứ để áp dụng biện pháp đưa nhóm đối tượng trên vào trường giáo dưỡng, thưa luật sư? 

- Luật sư Đỗ Thúy Phượng: Tôi cũng nhận được nhiều ý kiến chia sẻ hết sức bức xúc rằng việc áp dụng hình thức kỷ luật đình chỉ học tập với nhóm nữ sinh đánh bạn là quá nhẹ, không phát huy được tác dụng giáo dục vì thực tế, bị đuổi học ở trường này, các nữ sinh kia sẽ xin sang học ở trường khác. Với hình thức kỷ luật “giơ cao đánh khẽ” như thế, ai dám chắc hành vi bạo lực không tái diễn?

Như tôi đã phân tích, do hành vi của các đối tượng khó có thể xử lý bằng biện pháp hình sự nên loại trừ khả năng bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định của Bộ luật Hình sự. Vậy có thể áp dụng biện pháp đưa nhóm nữ sinh hành hung bạn vào trường giáo dưỡng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính được không? Tôi cho rằng hành vi của nhóm đối tượng trên cũng không thuộc trường hợp đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính. 

Cụ thể, Điều 92 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định: Đưa vào trường giáo dưỡng là biện pháp được áp dụng đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi trong các trường hợp sau:

“1. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự. 

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật Hình sự.

3. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

4. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 2 lần trở lên trong 6 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn”.

Vậy biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng được pháp luật quy định cụ thể như thế nào, thưa luật sư?

- Luật sư Đỗ Thúy Phượng: Trong hệ thống pháp luật hiện hành, biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng được quy định cả trong Bộ luật Hình sự và Luật Xử lý vi phạm hành chính.  

Cụ thể, Bộ luật Hình sự quy định: đưa vào trường giáo dưỡng là biện pháp tư pháp do Tòa án quyết định, áp dụng đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với họ, nhưng do tính chất của hành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần phải đưa người đó vào trường giáo dưỡng. 

Theo Luật Xử lý Vi phạm hành chính, đưa vào trường giáo dưỡng là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người chưa thành niên từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, có hành vi vi phạm luật hành chính nhằm mục đích giúp họ học văn hóa, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới sự quản lý, giáo dục của nhà trường.

Xin luật sự cho biết sự khác biệt trong trường hợp áp dụng biện pháp hình sự đưa vào trường giáo dưỡng với biện pháp xử lý hành chính như thế nào?

- Luật sư Đỗ Thúy Phượng: Xét về bản chất pháp lý, đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định của Bộ luật Hình sự là biện pháp tư pháp (ngoài các hình phạt) do Tòa án áp dụng đối với người phạm tội. Còn đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định của Luật Xử lý Vi phạm hành chính là biện pháp xử lý hành chính được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm.

Xét về đối tượng áp dụng: Đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định của Bộ luật Hình sự được áp dụng đối với bị cáo từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi. 

Đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định của Luật Xử lý Vi phạm hành chính được áp dụng đối với người từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi trong các trường hợp cụ thể được quy định tại Điều 92 Luật Xử lý Vi phạm hành chính như trên đã trích dẫn. 

Bên cạnh đó, thủ tục đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định của Bộ luật Hình sự được thực hiện qua thủ tục xét xử vụ án hình sự. Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, thì Toà án ra Quyết định thi hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Ngay sau khi nhận được quyết định thi hành biện pháp giáo dưỡng của Toà án, cơ quan Công an cùng cấp có trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định của Toà án.

Xin cảm ơn luật sư!

Đọc thêm

Long An: Bốn năm chờ bồi thường 2 tài sản bị bỏ sót khi kiểm đếm

Trạm trộn bê tông và trạm điện (nằm sát nhau, bên trái) của Cty Lực Tấn đến nay vẫn chưa được bồi thường. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Nhận được quyết định bồi thường, Cty TNHH Đầu tư - Xây dựng - Thương mại Lực Tấn (địa chỉ lô LG12, đường số 2, khu công nghiệp (KCN) Xuyên Á, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) khiếu nại, kiến nghị vì bị bỏ sót 2 tài sản. Bốn năm qua, Cty vẫn chờ kết quả từ cơ quan chức năng.

Nộp phạt muộn có bị thu hồi giấy phép lái xe không?

Ảnh minh họa (Nguồn: laodong.vn).
(PLVN) - Tôi bị vi phạm giao thông lỗi quá tốc độ, bị áp dụng hình thức là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 2 tháng. Sắp tới tôi bận việc ở xa không trực tiếp để nộp phạt theo đúng thời hạn quy định được. Vậy tôi đến nộp phạt muộn có thể nhận lại bằng lái xe không?

Sau bài viết một số khu tái định cư tại TP Huế chưa có nước sạch: Lãnh đạo Thừa Thiên Huế yêu cầu cấp nước trước ngày 10/5

Các bên đã thống nhất sẽ bảo đảm cung ứng nước cho dân trước ngày 10/5/2024. (Ảnh trong bài: Tám Bảy)
(PLVN) - Báo Pháp luật Việt Nam - PLVN đã có bài phản ánh việc người dân tại khu tái định cư (TĐC) Hương Sơ 9 và 10 (TP Huế) tới đây sinh sống từ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng phải sống trong cảnh chưa có nước sạch. Sau khi báo đăng, chiều 23/4, ông Phan Ngọc Thọ (Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế) đã tới địa phương kiểm tra thực tế, gặp người dân và cơ quan liên quan.

Hiệu quả từ những cơ chế đúng đắn

Cao tốc Bắc Nam (Ảnh: Báo Chính phủ)
(PLVN) - Sau một thời gian các đoạn cao tốc đi vào vận hành và nhận được những phàn nàn từ những người đi trên cao tốc về vấn đề không có trạm dừng nghỉ, cơ quan chức năng đã quyết liệt vào cuộc. Đại diện Cục Đường cao tốc cho biết, bảo đảm trong năm 2024, các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đều có trạm dừng nghỉ.

Doanh nghiệp đề xuất tặng công trình vi phạm cho địa phương: UBND tỉnh Hải Dương đưa ra hướng xử lý

Công trình vi phạm trên đất của BV Y học cổ truyền tỉnh Hải Dương. (Ảnh: Hoàng Giang)
(PLVN) - Tỉnh sẽ tiếp nhận công trình xây dựng vi phạm trên diện tích đất của Bệnh viện (BV) Y học cổ truyền để tránh gây lãng phí, thất thoát tiền. Ý kiến được ông Lưu Văn Bản, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đưa ra, tại cuộc họp Hội đồng thẩm định các dự án đầu tư công do cấp tỉnh quản lý.

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4
(PLVN) - Từ ngày mai - 22/4, UBND TP Hà Nội sẽ triển khai thí điểm thủ tục cấp Phiếu lý lịch Tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) cho các trường hợp công dân Việt Nam trên địa bàn TP Hà Nội có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có nhu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo
(PLVN) - Từ 4 năm nay, một số cơ quan chức năng và tổ chức tại TP HCM như TAND quận 8, Sở KH&ĐT, Công an huyện Bình Chánh, Bệnh viện Chợ Rẫy… đã giải quyết và có ý kiến tham gia về một vụ kiện tranh chấp thừa kế tài sản có nhiều tình tiết pháp lý thú vị; nhưng đến nay sự việc vẫn chưa đi tới hồi kết.

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?
(PLVN) - Bạn Văn Ngọc (Hà Nội) hỏi: Tôi thường xuyên phải đi công tác, vợ tôi cứ hay nghi ngờ tôi có người tình ở ngoài. Do vậy, vợ tôi bảo là sẽ gắn chíp định vị trên ô tô để tiện theo dõi và giám sát chồng khi đi công tác xa. Xin hỏi, vợ tôi mà làm như vậy thì có được không? Nếu không được thì có thể sẽ đối diện với chế tài xử lý nào theo quy định của pháp luật?

Động thái tích cực sau bài viết về một số khu tái định cư tại Huế 'khát nước'

Người dân khu Hương Sơ 9 dự kiến sẽ được cung cấp nước sạch trong tháng 4/2024. (Ảnh trong bài: Tám Bảy)
(PLVN) - Mới đây, báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã có bài phản ánh việc người dân tại khu tái định cư (TĐC) Hương Sơ 9 và 10 (tổ dân phố 6 và 5, phường Hương Sơ, TP Huế), tới đây ở từ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng phải sống trong cảnh chưa có nước sạch. Sau khi Báo đăng, chủ đầu tư, đơn vị thi công và Cty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế đã có những động thái tích cực.

Đừng xem nhẹ khâu lấy ý kiến

Ảnh minh họa - Ảnh TTXVN.
(PLVN) - Mới đây, UBND một TP phía Nam ban hành Quy chế tổ chức họp báo, quy định tổ chức họp báo định kỳ mỗi quý một lần và đột xuất khi có chuyên đề, sự việc quan trọng. Bản quy chế này đặc biệt được các cơ quan báo chí truyền thông quan tâm, khi có một số yêu cầu như phóng viên phải gửi câu hỏi trước họp báo 3 ngày, đặt câu hỏi bổ sung tại cuộc họp phải phù hợp “tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí đang công tác”.