"Thuốc" nào trị được "quan hệ ngầm" trong hoạt động Tư pháp?

Ngăn chặn tiêu cực bằng công khai.
Ngăn chặn tiêu cực bằng công khai.
(PLO) - Bộ Chính trị đã chỉ ra một trong những hạn chế, yếu kém, tiêu cực trong lĩnh vực Tư pháp là “tình trạng một bộ phận cán bộ Tư pháp nhũng nhiễu, tiêu cực chưa giảm, ảnh hưởng đến niềm tin của Nhân dân vào chất lượng hoạt động Tư pháp”. Ngăn chặn tiến tới đẩy lùi tình trạng này là yêu cầu sống còn cho nền Tư pháp trước yêu cầu bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
Tiêu cực được bảo hộ nên khó nhận diện
Thực tiễn cho thấy, tiêu cực, tham nhũng là những nguy cơ luôn rình rập và sẵn sàng hiện hình để làm méo mó hoạt động Tư pháp bằng các hành vi đa dạng, phức tạp và được che giấu tinh vi, bảo hộ bởi quyền lực và các mối quan hệ, giá trị vật chất. 
Bà Hoàng Thị Quỳnh Chi – Phó Viện trưởng Viện Khoa học kiểm sát, VKSNDTC cho biết, tình trạng tham nhũng, tiêu cực xảy ra trong hoạt động Tư pháp trong những năm qua diễn biến khá phức tạp, các hành vi nhận và đưa hối lộ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền trong khi thi hành công vụ, bức cung, dùng nhục hình, thiếu trách nhiệm, làm sai lệch hồ sơ vụ án của những người có chức danh Tư pháp hoặc của người có thẩm quyền thực hiện một số hoạt động Tư pháp xảy ra khá nhiều.
Trong khi đó, số vụ án tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động Tư pháp được phát hiện, khởi tố, điều tra và xử lý theo pháp luật còn đạt tỷ lệ thấp so với tổng số vụ án tham nhũng, chức vụ, chưa tương xứng đối với thực trạng vi phạm, tội phạm trên lĩnh vực này. Tệ nạn tham nhũng, tiêu cực không chỉ làm méo mó công lý, làm giảm nỗ lực đẩy lùi nạn tham nhũng, tiêu cực mà còn làm xói mòn niềm tin của người dân vào hoạt động Tư pháp.
Tổng hợp từ thực tiễn hoạt động Tư pháp của các cơ quan Tư pháp, VKSNDTC nhận định một số hành vi tham nhũng, tiêu cực của điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, quản giáo và những người được giao thực hiện một số thẩm quyền trong hoạt động Tư pháp khi thực hiện các hoạt động Tư pháp bao gồm:
Lạm dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền, nhũng nhiễu nhằm chiếm đoạt tài sản, tham ô tài sản, nhận hối lộ hay gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi, bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi, đưa hối lộ, môi giới hối lộ, thiếu trách nhiệm, không thực hiện đầy đủ chức trách, nhiệm vụ được giao trong hoạt động tư pháp, thiếu trách nhiệm, không làm một việc mà pháp luật qui định phải làm, cố ý làm việc mà pháp  luật cấm, không cho phép, không thực hiện các hoạt động Tư pháp mà pháp luật buộc phải  làm.
Khi tham gia các hoạt động Tư pháp, các luật sư, công chứng viên, giám định viên Tư pháp nếu có hành vi tiêu cực thì thường là hành vi môi giới hối lộ, làm sai  lệch hồ sơ; không tuân thủ đúng trình tự, thủ tục pháp luật qui định khi tham gia tố tụng. VKSNDTC cũng nhận định, hành vi của chủ thể khác làm xâm hại đến tính đúng đắn của hoạt động Tư pháp như cản trở, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động tố tụng vì vụ lợi, câu kết với những người trực tiếp giải quyết vụ việc để làm trái công vụ vì vụ lợi.
Theo đa số các chuyên gia, quan trọng nhất là nhận diện các hành vi “tiêu cực” mới xác định được cơ sở pháp lý để xử lý. Tuy các dạng hành vi tiêu cực trong hoạt động Tư pháp được các cơ quan Tư pháp chỉ ra song “chưa xác định được hành vi tiêu cực trọng tâm, đang đe dọa nghiêm trọng uy tín của hoạt động Tư pháp” như nhận định của đại diện Phòng Pháp chế và Cải cách thủ tục hành chính và Tư pháp  Công an TP.Hà Nội.  
Chặn tiêu cực bằng công khai
Đó là giải pháp “vàng” theo nhận định của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực Tư pháp để ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các hành vi tiêu cực đối với hoạt động của các cơ quan bảo vệ công lý. 
Từng kinh qua các vị trí lãnh đạo trong ngành Tòa án, Tư pháp và có thời gian công tác tại Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, ông Phạm Quý Tỵ - nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp cho rằng: “Chống tiêu cực phải quyết liệt, bắt đầu từ cơ quan tư pháp và cả các hoạt động tư pháp của các cơ quan không phải là cơ quan tư pháp bởi khi hạn chế thấp nhất tình trạng này trong các cơ quan tư pháp thì tình trạng tham nhũng, tiêu cực trong xã hội sẽ có chuyển biến”. 
Thực tiễn công tác đã cho ông Nguyễn Xuân Sơn, Ban Nội chính tỉnh Ninh Bình nhận ra nhiều mối liên kết “ngầm” giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, nhất là “trong nhiều vụ, có những sai phạm mà cả 3 ngành không nhận ra nên cải, sửa, hủy án như “mẹo” để lấp liếm”. 
Vì thế, nhiều chuyên gia cũng thống nhất với đề xuất của ông Sơn là: “Cần ngăn chặn những tiêu cực đó bằng việc hoàn thiện thể chế, tạo yếu tố công khai, minh bạch cho hoạt động Tư pháp để ngăn chặn các hành vi tiêu cực ngay ngưỡng cửa của các cơ quan Tư pháp”.
Cụ thể hơn, ông Lê Hồng Phương – Phó trưởng ban Nội chính tỉnh Nam Định nhận thấy, chấm dứt tình trạng án tại hồ sơ để phòng, chống tiêu cực trong hoạt động Tư pháp vì không có án tại hồ sơ sẽ không còn hành vi “chạy án”, làm sai lệch hồ sơ vụ án, mua chuộc cán bộ Tư pháp... 
Cùng với đó, sự giám sát của cộng đồng đối với hoạt động Tư pháp cũng là yếu tố mà theo ông Đặng Bá Cường – Trưởng ban Nội chính TP.Hải Phòng là “rất quan trọng để đảm bảo cho hoạt động của các cán bộ tư pháp đúng pháp luật, hạn chế những tiêu cực của các cơ quan tư pháp mỗi khi ra quyết định liên quan đến quyền con người, quyền công dân./.

Đọc thêm

Hoàn thiện quy định về phân cấp, phân quyền giữa trung ương và chính quyền địa phương

Toàn cảnh cuộc họp.
(PLVN) - Chiều 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức họp H ội đồng thẩm định hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) với sự chủ trì của Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh. Về phía cơ quan chủ trì lập đề nghị có Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trương Hải Long cùng đại diện một số đơn vị thuộc Bộ.

Giải lan toả kết quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp, tinh thần thượng tôn Hiến pháp, pháp luật

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban tổ chức phát biểu tại buổi lễ.
(PLVN) - Thiết thực hướng đến Kỷ niệm 80 năm ngày Truyền thống của ngành Tư pháp Việt Nam (28/8/1945 – 28/8/2025) và Đại hội Thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ VI, 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025), phát huy vai trò của báo chí, nâng cao chất lượng công tác thông tin truyền thông, góp phần tích cực xây dựng Bộ, ngành Tư pháp ngày càng phát triển, sáng 22/11, Bộ Tư pháp phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất (gọi chung là Giải báo chí).

Bộ Pháp điển Việt Nam: Giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách

Ông Nguyễn Duy Thắng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp.
(PLVN) - Bộ Pháp điển Việt Nam là một công cụ tra cứu pháp luật hữu ích trong Kỷ nguyên mới. Việc Công bố và đưa Bộ Pháp điển vào cuộc sống là một trong các giải pháp quan trọng để truyền thông chính sách, giảm chi phí tuân thủ pháp luật đồng thời mở ra những nguồn lực, tạo nên sức mạnh, hiệu quả cao trong việc xây dựng, thực hiện chính sách pháp luật…

Đẩy mạnh xã hội hoá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí”

Phó Cục trưởng Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ tư pháp Phan Hồng Nguyên phát biểu khai mạc Tọa đàm.
(PLVN) - Ngày 20/11/2024, tại tỉnh Sóc Trăng, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến thí điểm xây dựng mô hình “Điểm hỗ trợ pháp luật cộng đồng miễn phí” với sự chủ trì của đồng chí Phan Hồng Nguyên – Phó Cục trưởng.

Xác định đúng và trúng giải pháp để đưa công tác xây dựng pháp luật lên tầm cao mới

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu khai mạc phiên họp.
(PLVN) - Ngày 21/11, Bộ Tư pháp tổ chức phiên họp Hội đồng khoa học Bộ với chủ đề “Nhận diện những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển của Bộ, ngành Tư pháp trên cơ sở các phát biểu chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây và Kết luận của đồng chí Tổng Bí thư tại buổi làm việc với Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp”. Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh chủ trì phiên họp. Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc và Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh cùng dự.

Thư ký thi hành án Trần Văn Toán và những kỷ niệm “cưỡng chế” nhớ đời!

Anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.
(PLVN) -“Phải nhìn nhận, trong giai đoạn hiện nay hoạt động Thi hành án dân sự (THADS) vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn nhất định, tiềm ẩn nhiều rủi ro, nguy hiểm cho đội ngũ Chấp hành viên khi tổ chức thi hành án” là chia sẻ của anh Trần Văn Toán, Thư ký thi hành án Chi cục Thi hành án dân sự huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.

TS Lê Việt Nga: Người góp sức mở những “cung đường” cho hàng Việt vươn xa

TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương)
(PLVN) -  Chỉ từ một lời “rủ rê” mà TS. Lê Việt Nga - Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) đã có 13 năm gắn bó với cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Từ cuộc vận động này, cùng với nỗ lực, nhiệt huyết và tình yêu với hàng Việt của TS. Lê Việt Nga mà hàng Việt đã có một “cuộc trường chinh vạn dặm” vượt ra khỏi biên giới quốc gia, xuất hiện trên kệ những hệ thống siêu thị lớn nhất trên thế giới…

Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh phát biểu kết luận phiên họp.
(PLVN) -Ngày 20/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Bộ Tư pháp quán triệt và triển khai Kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp

Bộ Tư pháp quán triệt và triển khai Kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp
(PLVN) - Ngày 20/11, Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị quán triệt và triển khai Thông báo số 108-TB/VPTW về kết luận của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp và Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Bộ Tư pháp về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.