Tính dân chủ: Điểm nhấn quan trọng của Hiến pháp 2013

(PLO) - Ở Việt Nam, sự ra đời của Hiến pháp gắn với chính thể Cộng hoà dân chủ nhân dân. Nói về sự ra đời của Hiến pháp có thể phân tích do nhiều nguyên nhân, nhưng suy cho cùng, yếu tố dân chủ là nguyên nhân cơ bản, sâu xa nhất. 
HP mới đã đặt quyền con người, quyền công dân lên vị trí thứ hai, sau chế độ chính trị và đây không chỉ đơn thuần là sự thay đổi về mặt cơ học mà là sự nhận thức về dân chủ, về trách nhiệm của HP, của cả hệ thống chính trị, nhất là của Nhà nước trong việc đảm bảo thực hiện quyền con người, quyền công dân.
HP mới đã đặt quyền con người, quyền công dân lên vị trí thứ hai,
sau chế độ chính trị và đây không chỉ đơn thuần là sự thay đổi về mặt cơ học mà là sự nhận thức về dân chủ, về trách nhiệm của HP, của cả hệ thống chính trị, nhất là của Nhà nước trong việc đảm bảo thực hiện
quyền con người, quyền công dân.
Báo PLVN xin giới thiệu bài viết dự thi Cuộc thi Tìm hiểu Hiến pháp 2013 của Ths. Nguyễn Thị Phương, Đại học Luật Hà Nội về vấn đề này. 
Đặt quyền con người, quyền công dân lên vị trí thứ hai
Bản Hiến pháp (HP) đầu tiên của Nhà nước Việt Nam dân chủ là HP 1946. Bản HP này do Quốc hội đầu tiên của nhân dân Việt Nam xây dựng và thông qua. Lời nói đầu của bản HP này đã xác định rõ nhiệm vụ của HP:  
“…Được quốc dân giao cho trách nhiệm thảo bản HP đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Quốc hội nhận thấy rằng HP Việt Nam phải ghi lấy những thành tích vẻ vang của cách mạng và phải xây dựng trên những nguyên tắc dưới đây: Đoàn kết toàn dân không phân biệt giống nòi, gái trai, giai cấp, tôn giáo. Đảm bảo các quyền tự do dân chủ. Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân”.
Kế thừa các nguyên tắc đó của bản HP đầu tiên của Nhà nước Việt Nam dân chủ, các bản HP 1959, HP 1980,  HP 1992 và HP 2013 đã phát triển, mở rộng tính dân chủ cho phù hợp với sự phát triển của xã hội và xu thế hội nhập, toàn cầu hoá. 
HP 2013 mang tính chất của bản HP XHCN được thể hiện thông qua Lời nói đầu và 11 chương. Tuy nhiên, nếu xét về thứ tự của các chương thì so với các bản HP trước đó của nước ta, HP mới đã đặt quyền con người, quyền công dân lên vị trí thứ hai, sau chế độ chính trị (giống với HP 1946 của nước ta và HP của nhiều nước hiện nay). 
Theo chúng tôi, đây không chỉ đơn thuần là sự thay đổi về mặt cơ học mà là sự nhận thức về dân chủ, về trách nhiệm của HP, của cả hệ thống chính trị, nhất là của Nhà nước trong việc đảm bảo thực hiện quyền con người, quyền công dân. Từ đó dẫn đến việc quy định về bộ máy nhà nước, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước trong việc bảo vệ quyền con người, quyền công dân ở các chương V, VI, VII, VIII, IX, X, trong đó đặc biệt nói đến nhiệm vụ của TAND, VKSND về nội dung này.
Về hệ thống chính trị của Nhà nước, HP mới tiếp tục khẳng định ba bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, đó là Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN), Nhà nước CHXHCN Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (TQVN) và các tổ chức thành viên của Mặt trận. Tuy nhiên, để đảm bảo dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, HP mới đã làm rõ hơn vai trò chủ thể quyền lực nhà nước của nhân dân ở Điều 2 “… Nước Cộng hoà XHCN Việt Nam do nhân dân làm chủ… Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Đây là cơ sở pháp lý cho việc xác định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước. Đó cũng là một biện pháp nhằm hạn chế tối đa việc lạm dụng quyền lực nhà nước để xâm phạm đến quyền con người, quyền công dân đã được HP thừa nhận, bảo vệ.
Về trách nhiệm của Đảng CSVN trước nhân dân, HP mới đã bổ sung quy định tại điều 4: “Đảng CSVN… đồng thời là đội tiền phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam… Đảng CSVN gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình”. 
Như vậy, Đảng CSVN là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội nhưng Đảng cũng phải chịu trách nhiệm trước nhân dân về sự lãnh đạo, về các quyết định của Đảng. Nhân dân với tư cách là chủ thể quyền lực nhà nước có quyền giám sát mọi hoạt động của Nhà nước, của Đảng.  Điều này sẽ hạn chế tối đa sự độc quyền trong lãnh đạo. Điều tiến bộ của HP mới ở đây là cả Nhà nước và Đảng đều phải chịu trách nhiệm trước nhân dân. Vậy cơ chế của vấn đề là gì có lẽ vẫn còn là vấn đề bỏ ngỏ của HP.
Với vị trí là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, Mặt trận TQVN được bổ sung trách nhiệm là người đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội (Điều 9 HP 2013).
Về mối quan hệ giữa Nhà nước và cá nhân, nếu như các bản HP trước kia Nhà nước chỉ công nhận và bảo vệ các quyền đối với những người có quốc tịch Việt Nam (quyền đối với người nước ngoài, người không quốc tịch rất hạn chế) thì đến HP 2013, Nhà nước đã thừa nhận các quyền đối với mọi người (quyền con người). Sẽ thật sự là khiếm khuyết khi mà sự dân chủ, nhân đạo và tiến bộ của Nhà nước lại chỉ đặt ra đối với công dân của nước mình. Nền kinh tế thị trường, sự hội nhập, giao lưu, hợp tác là nhu cầu tất yếu của mỗi quốc gia, là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. HP 2013 đã tránh được khiếm khuyết này. 
Hiến pháp khẳng định “Nhân dân làm chủ”
HP mới đã khẳng định nước Cộng hoà XHCN Việt Nam  do Nhân dân làm chủ. Nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình bằng nhiều hình thức khác nhau mà trong đó làm chủ thông qua Nhà nước (bộ máy nhà nước) là một hình thức quan trọng. Để đảm bảo quyền làm chủ của Nhân dân thông qua bộ máy nhà nước, Bộ máy nhà nước theo HP 2013 đã có nhiều đổi mới để đáp ứng nhiệm vụ này, cụ thể:
Thứ nhất, HP mới đã xác định rõ quyền lập pháp thuộc về Quốc hội, quyền hành pháp thuộc về Chính phủ, quyền tư pháp thuộc về Toà án. Như vậy, vị trí của các cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước đã được xác lập, là cơ sở pháp lý cho việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các cơ quan nhà nước. 
Thứ hai, HP mới đã xác định lại nhiệm vụ của toà án nhân dân trong bộ máy nhà nước. Điều này là rất cần thiết vì nếu như Toà án chỉ bảo vệ pháp chế, bảo vệ chế độ XHCN như HP trước kia là chưa đủ. Điều 102 HP 2013 quy định Toà án có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân trước khi bảo vệ chế độ xã hội là dân chủ và cần thiết của một Nhà nước pháp quyền. Muốn vậy thì các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Toà án cũng phải được đổi mới. Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam, các nguyên tắc xét xử theo thủ tục rút gọn, xét xử kín trong trường hợp bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự, nguyên tắc tranh tụng trong xét xử đã được quy định trong HP. Đây là những nguyên tắc thật sự dân chủ trong xét xử mà đã được quy định trong hệ thống pháp luật của các quốc gia, của một nền tư pháp dân chủ, hiện đại. 
Thứ ba, liên quan đến việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính, HP 2013 đã bổ sung một quy định rất quan trọng nhằm đảm bảo quyền giám sát của Nhân dân về nội dung này tại Khoản 2 Điều 110 là “Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật định”. 
Thứ tư,  HP 2013 đã bổ sung hai thiết chế độc lập trong bộ máy nhà nước, đó là Hội đồng Bầu cử quốc gia và Kiểm toán Nhà nước. Việc thành lập Hội đồng Bầu cử quốc gia sẽ đảm bảo tính chuyên nghiệp trong hoạt động bầu cử. Còn đối với Kiểm toán Nhà nước thì thực tế cơ quan này đã có và đang hoạt động. Tuy nhiên, pháp luật chưa quy định cụ thể do vậy gây ra nhiều cản trở cho hoạt động của nó trong thực tế, và như vậy tính pháp chế của nó hầu như bỏ ngỏ. 
Thứ năm, bảo vệ HP cũng là một nội dung được quy định trong HP. Tuy nhiên, so với các bản HP trước đó, vấn đề này được quy định chặt chẽ hơn theo xu hướng đảm bảo dân chủ. Điều 119 HP 2013 quy định:  “... Mọi hành vi vi phạm HP  đều bị xử lý. Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội,… và toàn thể Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ HP. Cơ chế bảo vệ HP do luật định”
Như vậy, cho dù phương án thành lập Hội đồng Hiến pháp không được thông qua nhưng  những quy định của HP 2013 về vấn đề này cũng cho thấy phần nào nhận thức của Đảng và Nhà nước về sự cần thiết phải bảo vệ HP vì bảo vệ HP chính là bảo vệ chế độ dân chủ đã được quy định trong HP.

Tin cùng chuyên mục

Ông Vũ Ánh Dương, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC).

Cần thiết xây dựng đội ngũ luật sư tư vấn cho Chính phủ trong lĩnh vực thương mại và đầu tư quốc tế

(PLVN) - Trong bối cảnh gia tăng cả về số lượng và mức độ phức tạp của các giao dịch cũng như tranh chấp thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế trong đó một bên là Chính phủ Việt Nam hoặc các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nhà nước, việc xây dựng đội ngũ luật sư tư vấn cho Chính phủ trong lĩnh vực thương mại và đầu tư quốc tế là vô cùng cần thiết. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn ông Vũ Ánh Dương, Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng Thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC).

Đọc thêm

Trạm trưởng Biên phòng Võ Anh Tuấn và sứ mệnh giữ ải biên cương

Thiếu tá Võ Anh Tuấn – Trạm trưởng Trạm Biên phòng cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh).
(PLVN) -Vào những ngày cuối tháng 11 dương lịch năm 2024, khi thời tiết bắt đầu chuyển mùa, sau khi di chuyển quãng đường dài gần 100km, vượt qua nhiều đoạn đường quanh co khúc khuỷu, chúng tôi cũng đã có mặt tại cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh) và được nghe câu chuyện về Thiếu tá Võ Anh Tuấn, một Trạm trưởng Biên phòng trẻ đầy nhiệt huyết. 

Phát triển thiết chế Luật sư công sẽ có nhiều lợi thế

Luật sư Nguyễn Mạnh Thuật (ngồi ngoài cùng bên trái) tham gia bào chữa tại một phiên tòa. Ảnh: NVCC
(PLVN) -Việt Nam cần thiết phải có thiết chế luật sư công hay không? Những ưu điểm, lợi thế khi phát triển thiết chế luật sư công là gì?... Xung quanh vấn đề này, Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Mạnh Thuật - Giám đốc Công ty luật TNHH Đông Nam Á (SEALAW).

Mô hình luật sư nhà nước ở Trung Quốc kết hợp hiệu quả cơ chế hợp tác công - tư

Mô hình luật sư nhà nước ở Trung Quốc kết hợp hiệu quả cơ chế hợp tác công - tư
(PLVN) - Là nước láng giềng với Việt Nam, Trung Quốc đã thực hiện nhiều chính sách xây dựng và phát triển đội ngũ luật sư tư vấn cho Chính phủ về thương mại và đầu tư quốc tế từ khi mở cửa nền kinh tế, nhất là thực thi khá tốt chính sách hợp tác công - tư. Qua đó, giúp giải quyết tốt những vấn đề về thương mại và đầu tư quốc tế phát sinh.

Đề xuất nhiều giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trao Huân chương Lao động hạng nhì cho ông Nguyễn Văn Lộc, nguyên Cục trưởng Cục THADS tỉnh Bình Dương.
(PLVN) -Tại Hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS, thi hành án hành chính (THAHC) năm 2025 diễn ra vào ngày 2/12, nhiều ý kiến chia sẻ, đóng góp từ các đại biểu tham dự, đại diện Cục THADS một số địa phương đã được đưa ra, tập trung vào các thách thức và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thi hành án.

Ban Chỉ đạo 389 quốc gia: Triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Ban Chỉ đạo 389 quốc gia: Triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
(PLVN) -Để tăng cường kiểm soát tình hình, kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn cả nước dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia triển khai cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ ngày 1/12/2024 đến 28/2/2025

Triển khai công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính năm 2025

Triển khai công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính năm 2025
PLVN - Ngày 02/12/2024, Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện chỉ tiêu, nhiệm vụ Thi hành án dân sự (THADS), thi hành án hành chính (THAHC) năm 2025 với sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Hải Ninh - Bộ trưởng Bộ Tư pháp, đồng chí Mai Lương Khôi - Thứ trưởng Bộ Tư pháp cùng các đồng chí Lãnh đạo Tổng cục THADS và đại diện các ban, bộ, ngành ở Trung ương, các cơ quan THADS địa phương.

Những bài học kinh nghiệm từ mô hình luật sư công ở Mỹ

Trụ sở Tòa án Tối cao Mỹ. (Nguồn ảnh Alexander Hudson)
(PLVN) - Từ rất sớm, Hiến pháp, pháp luật Mỹ đã đưa ra những quy định ổn định và mang tính thủ tục để bảo đảm có phiên tòa công bằng và độc lập tại Tòa án nơi mà mỗi bị cáo đều có quyền bình đẳng trước pháp luật. Trên cơ sở đó, năm 1963, Tòa án Tối cao đã ra quyết định tuyên bố rõ ràng về quyền có luật sư - những người bị tình nghi tham gia tố tụng tại Tòa án hình sự bang thì được Tòa án cử luật sư.

Năm 2024: Kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đạt cao nhất từ trước đến nay

Năm 2024: Kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đạt cao nhất từ trước đến nay
(PLVN) -Xác định thu hồi tài sản tham nhũng, kinh tế là nhiệm vụ quan trọng, thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Ban cán sự đảng, Lãnh đạo Bộ Tư pháp, công tác thi hành án thu hồi tài sản đã đạt được những kết quả quan trọng và có sự chuyển biến tích cực.

longformXây dựng chế định Luật sư công: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật

Xây dựng chế định Luật sư công: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật
(PLVN) - Khái niệm Luật sư công không phải đến nay mới được nhắc tới, mà đã được đề cập khi xây dựng Luật Luật sư năm 2006. Tuy nhiên, ở thời điểm đó do chưa chín muồi nên vấn đề này vẫn đang được nghiên cứu, xem xét. Trong bối cảnh chúng ta đang nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật trong giai đoạn hiện nay thì nhiều ý kiến cho rằng xây dựng chế định về luật sư công là một giải pháp cần thiết.

Thượng tá Nguyễn Văn Hiển: Người “giữ lửa” cho HP22

Thượng tá Nguyễn Văn Hiển, Phó Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự (PC02), Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hải Phòng.
(PLVN) - Sau 20 năm gắn bó với lĩnh vực điều tra tội phạm, Thượng tá Nguyễn Văn Hiển, Phó Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự (PC02), Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hải Phòng vẫn tràn đầy đam mê, nhiệt huyết. Anh được lãnh đạo cũng như đồng nghiệp gọi là người “giữ lửa” cho HP22 – một mô hình mới nhằm giữ gìn bình yên đất Cảng .

Chi cục trưởng Lý Văn Vĩnh kể về những trăn trở từ bản án "ký vào giấy trắng" kéo dài ba năm

Ông Lý Văn Vĩnh, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. (Ảnh: Lê Hanh)
(PLVN) - Trong hành trình hơn 20 năm công tác, ông Lý Văn Vĩnh, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) TP Cao Bằng, đã chứng kiến không ít vụ việc đầy thử thách. Nhưng với ông, câu chuyện về vụ án thi hành án liên quan đến bà H.T.N và bà H.T.M.H tại phường Hợp Giang là một trong những trường hợp để lại nhiều day dứt nhất. Vụ án kéo dài ba năm không chỉ bởi tính pháp lý phức tạp, mà còn bởi hoàn cảnh khó khăn của gia đình người phải thi hành án.

Sách của Nhà Xuất bản Tư pháp đoạt giải C ở Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2024

Sách của Nhà Xuất bản Tư pháp đoạt giải C ở Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2024
(PLVN) - Vừa qua, Nhà xuất bản Tư pháp tiếp tục ghi dấu ấn đặc biệt khi một trong những ấn phẩm của Nhà xuất bản được trao giải C tại Giải thưởng Sách Quốc gia năm 2024. Đây là một vinh dự lớn không chỉ khẳng định chất lượng nội dung của Nhà xuất bản mà còn góp phần khẳng định giá trị học thuật và thực tiễn mà tác phẩm mang lại trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập pháp luật quốc tế ngày càng sâu rộng.

Ông Nguyễn Ngọc Hải, Công ty Luật TNHH Tuệ Thành: Cần hoàn thiện cơ chế, chính sách để thu hút được các luật sư có trình độ cao

Ông Nguyễn Ngọc Hải, Công ty Luật TNHH Tuệ Thành: Cần hoàn thiện cơ chế, chính sách để thu hút được các luật sư có trình độ cao
(PLVN) - Theo ông Nguyễn Ngọc Hải, Công ty Luật TNHH Tuệ Thành, trước mắt, cần hoàn thiện cơ chế, chính sách để thu hút được các luật sư có trình độ cao, có kỹ năng và kinh nghiệm tham gia vào quá trình đàm phán, tranh tụng nhằm bảo vệ có hiệu quả các lợi ích của nhà nước trong đầu tư, thương mại, tranh tụng quốc tế.

Chế định luật sư nhà nước ở Nhật Bản góp phần giải quyết tranh chấp liên quan đến Chính phủ

Quang cảnh một phiên toà ở Nhật Bản. (Ảnh minh hoạ: asahi.com)
(PLVN) - Ở Nhật Bản, luật sư nhà nước là khái niệm để chỉ những công chức hoặc người làm việc cho các cơ quan Chính phủ để xử lý hoặc đại diện cho Chính phủ trong các vụ kiện mà Chính phủ là một bên. Chế định này ra đời từ năm 1947 và tồn tại cho đến ngày nay, góp phần quản lý hiệu quả và nhất quán đối với các tranh chấp liên quan đến Chính phủ ở Nhật Bản.

Xây dựng chế định Luật sư công: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật

Các Luật sư trong một phiên toà hình sự. Ảnh: H.Mây
(PLVN) - Khái niệm Luật sư công không phải đến nay mới được nhắc tới, mà đã được đề cập khi xây dựng Luật Luật sư năm 2006. Tuy nhiên, ở thời điểm đó do chưa chín muồi nên vấn đề này vẫn đang được nghiên cứu, xem xét. Trong bối cảnh chúng ta đang nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật trong giai đoạn hiện nay thì nhiều ý kiến cho rằng xây dựng chế định về luật sư công là một giải pháp cần thiết.