Thể chế trong Kỷ nguyên mới

Chuyển đổi số trong lĩnh vực tư pháp: Người dân ngày càng thuận lợi trong thực hiện các quyền dân sinh

Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp được vinh danh Cơ quan Nhà nước chuyển đổi số xuất sắc với sản phẩm Hệ thống đăng ký trực tuyến về biện pháp bảo đảm bằng động sản.
Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp được vinh danh Cơ quan Nhà nước chuyển đổi số xuất sắc với sản phẩm Hệ thống đăng ký trực tuyến về biện pháp bảo đảm bằng động sản.
(PLVN) - Thời gian qua, với nỗ lực của toàn ngành Tư pháp trong đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số không chỉ giúp Bộ, ngành hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao mà còn tạo thuận lợi cho người dân khi được thụ hưởng nhiều tiện ích từ các dịch vụ công trực tuyến.

Tiện ích từ việc liên thông các thủ tục hành chính

Năm vừa qua, công tác hộ tịch, quốc tịch, chứng thực tiếp tục được triển khai thực hiện nền nếp, kịp thời giải quyết các nhu cầu của người dân. Việc triển khai Đề án “Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc” được tập trung triển khai thực hiện, nổi bật là Phần mềm đăng ký, quản lý hộ tịch điện tử tiếp tục được kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ được toàn ngành Tư pháp triển khai đồng bộ, cơ bản đáp ứng được yêu cầu đề ra, điển hình là việc số hóa sổ hộ tịch. Một số địa phương về đích sớm trong việc số hóa sổ hộ tịch, như: Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Tây Ninh, Khánh Hòa, Tuyên Quang, Bắc Giang, Hải Dương, Hậu Giang...

Hoạt động liên thông điện tử 02 nhóm thủ tục hành chính (TTHC): Đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp Thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi; Đăng ký khai tử, xóa đăng ký thường trú, trợ cấp mai táng phí được kết nối thông suốt, ổn định, với số lượng hồ sơ tăng cao. Qua đó góp phần giúp cho người dân ngày càng thuận lợi trong việc thực hiện các quyền dân sinh.

Đến nay đã có tổng số gần 1,3 triệu hồ sơ yêu cầu thực hiện liên thông TTHC liên quan đến đăng ký khai sinh, gần 300 ngàn hồ sơ yêu cầu thực hiện liên thông TTHC liên quan đến đăng ký khai tử; hoàn thành liên thông nhóm TTHC cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân và Đăng ký kết hôn

Công tác chứng thực được Bộ, ngành Tư pháp thực hiện nghiêm, hiệu quả, kịp thời đáp ứng yêu cầu của tổ chức, cá nhân... theo đúng quy định của pháp luật, qua đó góp phần đảm bảo giá trị pháp lý của giấy tờ, tài liệu. Năm 2024, trên toàn quốc đã chứng thực hơn 76 triệu bản sao (tương đương cùng kỳ năm 2023); thực hiện được gần 9,5 triệu việc chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch (tăng 2,1% so với cùng kỳ năm 2023).

Đối với công tác nuôi con nuôi, Bộ, ngành Tư pháp tiếp tục triển khai thực hiện tốt Công ước La Hay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế, Luật Nuôi con nuôi, các văn bản hướng dẫn thi hành và các văn bản chỉ đạo của cấp trên. Công tác quản lý nhà nước về con nuôi, công tác phối hợp liên ngành trong giải quyết việc nuôi con nuôi tiếp tục được đẩy mạnh, triển khai đồng bộ, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc hoàn thiện thể chế; thực hiện tốt các nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Trung ương về con nuôi quốc tế. Năm 2024, các địa phương đã giải quyết hơn 3.200 trường hợp nuôi con nuôi trong nước; các cơ quan có thẩm quyền giải quyết 225 trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

Nhiều “điểm sáng” trong chuyển đổi số

Trong công tác lý lịch tư pháp (LLTP), Bộ, ngành Tư pháp tiếp tục hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực này; tập trung nguồn lực, đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ được giao tại Đề án 06 của Chính phủ, Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 09/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh cải cách TTHC về cấp Phiếu LLTP tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định, TTHC liên quan đến cấp Phiếu LLTP.

Nổi bật trong lĩnh vực này là việc hoàn thành kết nối chính thức và triển khai thí điểm cấp phiếu LLTP trên ứng dụng VNeID trên toàn quốc, được Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số đánh giá là hoạt động chuyển đổi số nổi bật trong năm 2024. Qua đó, góp phần tạo điều kiện thuận lợi, giải quyết kịp thời các yêu cầu cấp Phiếu LLTP của người dân, doanh nghiệp và khắc phục được rất nhiều hạn chế trước đây về công tác này. Năm 2024, Bộ Tư pháp, các Sở Tư pháp đã cấp tổng số gần 1,3 triệu phiếu LLTP (tăng gần 11% so với cùng kỳ 2023).

Đoàn viên thanh niên Sở Tư pháp Hà Nội hướng dẫn người dân thực hiện thao tác cấp Phiếu LLTP trên VNeID trong những ngày đầu triển khai thí điểm.

Đoàn viên thanh niên Sở Tư pháp Hà Nội hướng dẫn người dân thực hiện thao tác cấp Phiếu LLTP trên VNeID trong những ngày đầu triển khai thí điểm.

Thể chế pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và đăng ký biện pháp bảo đảm tiếp tục được hoàn thiện, góp phần đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ với các quy định mới của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, pháp luật khác liên quan. Việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động đăng ký biện pháp bảo đảm được chú trọng, tăng cường. Đặc biệt là năm 2024, Hệ thống đăng ký trực tuyến về biện pháp bảo đảm bằng động sản đã được vinh danh tại Lễ trao Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam năm 2024 ở hạng mục chuyển đổi số xuất sắc.

Năm 2024, các Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản thuộc Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm đã tiếp nhận và giải quyết gần 850 ngàn phiếu yêu cầu về đăng ký, cung cấp thông tin, trong đó, tỷ lệ đăng ký trực tuyến đạt trên 87%.

Bên cạnh kết quả đạt được, Bộ Tư pháp cũng chỉ ra một số khó khăn, hạn chế trong những lĩnh vực nêu trên như: Việc thực hiện liên thông 02 nhóm TTHC ở giai đoạn đầu triển khai vẫn còn một số khó khăn, hạn chế, phát sinh nhiều lỗi kỹ thuật; hạ tầng, phương tiện kỹ thuật phục vụ công chức Tư pháp - hộ tịch chưa được đồng bộ ở một số địa phương; yêu cầu số hóa dữ liệu hộ tịch rất lớn nhưng chưa được đầu tư nguồn lực tương xứng.

Việc xây dựng, quản lý, khai thác Cơ sở dữ liệu LLTP tại một số địa phương còn hạn chế, chưa thật sự được quan tâm, chú trọng. Một số địa phương chưa chủ động khai thác, sử dụng thông tin có trong Cơ sở dữ liệu LLTP. Công tác quản lý nhà nước về đăng ký biện pháp bảo đảm tại một số địa phương chưa được quan tâm chỉ đạo…

Tập trung hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách hành chính

Năm 2025 với những thời cơ và thách thức đan xen, Bộ, ngành Tư pháp xác định các nhóm giải pháp cụ thể để triển khai hiệu quả các công việc được giao. Cụ thể, toàn Ngành tiếp tục triển khai hiệu quả Dự án “Xây dựng Cơ sở dữ liệu hộ tịch” theo lộ trình đã được phê duyệt; thực hiện có hiệu quả, đúng thời hạn các nhiệm vụ được phân công trong Kế hoạch hành động của Bộ Tư pháp triển khai Đề án 06; đề xuất, mở rộng phạm vi triển khai thực hiện Đề án “Thí điểm liên thông dữ liệu cấp Giấy chứng sinh, Giấy báo tử, thông tin tử vong để thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh, đăng ký khai tử trên môi trường điện tử”.

Nghiên cứu, đề xuất các định hướng lớn sửa đổi, bổ sung Luật Hộ tịch nhằm đáp ứng yêu cầu giải quyết TTHC trong lĩnh vực hộ tịch trên môi trường điện tử phù hợp với chủ trương chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số; nghiên cứu, xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động quốc gia của Việt Nam về đăng ký và thống kê hộ tịch giai đoạn 2025 - 2030.

Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ được giao tại Tiểu Đề án 2 giai đoạn 2024-2025; Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Liên hợp quốc theo Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 20/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó tập trung nghiên cứu các giải pháp nhằm tạo điều kiện cho trẻ em là con của công dân Việt Nam với người nước ngoài, đang cư trú tại Việt Nam, người di cư được đăng ký khai sinh và cấp giấy tờ về quốc tịch. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giải quyết TTHC về quốc tịch...

Cùng với đó, triển khai có hiệu quả việc thực hiện chứng thực theo quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ; Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08/04/2024 của Chính phủ; Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định trong lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Triển khai thực hiện nghiêm, hiệu quả Công ước La Hay năm 1993, Luật Nuôi con nuôi và các văn bản hướng dẫn thi hành; nghiên cứu, đề xuất, hoàn thiện pháp luật về nuôi con nuôi. Trong đó tập trung tổng kết 15 năm thi hành Luật Nuôi con nuôi, lập đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nuôi con nuôi; xây dựng Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư về biểu mẫu nuôi con nuôi. Đẩy mạnh công tác truyền thông, việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hiệu quả cho hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực nuôi con nuôi.

Tiếp tục thực hiện thí điểm cấp Phiếu LLTP qua ứng dụng VNeID trên toàn quốc và báo cáo Chính phủ các nhiệm vụ, giải pháp sau khi kết thúc thí điểm. Tăng cường công tác phối hợp liên ngành trong công tác tra cứu, xác minh thông tin để cấp Phiếu LLTP; tiếp tục đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu LLTP và cấp Phiếu LLTP; đơn giản hóa quy định, TTHC liên quan đến cấp Phiếu LLTP.

Tập trung nghiên cứu, rà soát hệ thống quy định của pháp luật trong lĩnh vực bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và đăng ký biện pháp bảo đảm theo hướng vừa đảm bảo được yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, khơi thông tối đa nguồn lực phát triển. Đẩy mạnh cải cách TTHC, chuyển đổi số trong lĩnh vực đăng ký biện pháp bảo đảm theo hướng nâng cấp, mở rộng, hoàn thiện Hệ thống đăng ký trực tuyến về biện pháp bảo đảm bằng động sản an toàn, thuận tiện, minh bạch hơn nữa trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp về tiếp cận nguồn vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh.

Tin cùng chuyên mục

Bà Mai Thị Diệu Huyền, Phó Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, VCCI

Bà Mai Thị Diệu Huyền: "Nữ doanh nhân đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đội ngũ doanh nhân Việt Nam"

(PLVN) - Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới. Triển khai nghị quyết, Chính phủ đã đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, trong đó có mục tiêu khoảng 20 - 25% số doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, 30 - 35% số doanh nghiệp có giám đốc hoặc người đứng đầu doanh nghiệp là nữ. Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với bà Mai Thị Diệu Huyền, Phó Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, VCCI về nội dung này.

Đọc thêm

Kịp thời giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc cho các chủ hộ kinh doanh

Toàn cảnh cuộc họp thẩm định.
(PLVN) - Ngày 3/1, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp thẩm định dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ghi nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc của chủ hộ kinh doanh đã tham gia trước ngày Luật BHXH số 41/2024/QH15 có hiệu lực thi hành để làm căn cứ giải quyết chế độ BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH. Cuộc họp do Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì.

Đẩy mạnh công tác kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật tại các bộ, ngành, địa phương

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Ngày 2/1, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh chủ trì Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) và Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính & Theo dõi thi hành pháp luật (QLXLVPHC&TDTHPL). Cục trưởng Cục Kiểm tra VBQPPL Hồ Quang Huy và Cục trưởng Cục QLXLVPHC&TDTHPL Nguyễn Quốc Hoàn đồng chủ trì Hội nghị.

Chánh án Lê Chí Công tận tâm vì người yếu thế

Ông Lê Chí Công, Chánh án Tòa án nhân dân huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
(PLVN) -Với phương châm “làm hết việc, không hết giờ,” Chánh án Tòa án nhân dân huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang Lê Chí Công đã có nhiều năm cống hiến cho ngành tư pháp, đi đầu trong công tác hòa giải, trợ giúp pháp lý, đóng góp lớn cho sự công bằng và trật tự xã hội.

Cần xây dựng một thương hiệu du lịch quốc gia mạnh mẽ

Ông Lê Công Năng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Du lịch Quốc tế WonderTour
(PLVN) - "Những người làm du lịch, từ hướng dẫn viên đến chủ doanh nghiệp, đang gánh vác sứ mệnh gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, giới thiệu một Việt Nam hiện đại, thân thiện và giàu lòng mến khách đến với toàn thế giới", là chia sẻ của ông Lê Công Năng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Du lịch Quốc tế WonderTour với Báo PLVN khi bàn đến vấn đề hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam.

Nghị quyết 41 xóa bỏ mọi rào cản để đội ngũ doanh nhân phát triển

Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
(PLVN) - Nghị quyết số 41-NQ/TW đã khẳng định đội ngũ doanh nhân là “một trong những lực lượng nòng cốt” trong phát triển nền kinh tế độc lập, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Với tinh thần luôn dấn thân, dám đương đầu với khó khăn, linh hoạt trong mọi tình huống, cộng đồng doanh nhân Việt Nam đã và đang góp phần định hình vị trí mới cho Việt Nam trên bản đồ kinh tế toàn cầu là nhận định của Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công.

Trung Quốc có chính sách ưu đãi gì với các doanh nghiệp trụ cột?

Trụ sở Tsinghua Unigroup - Ảnh Unigroup.com.vn
(PLVN) - Trung Quốc cũng phát triển các tập đoàn công nghiệp lớn tương tự như chaebol tại Hàn Quốc, nhưng cấu trúc và hoạt động của các tập đoàn này khác với chaebol do các yếu tố lịch sử, kinh tế , chính trị khác nhau. Đáng lưu ý, đất nước tỷ dân đã ưu tiên phát triển các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ cao .

Ấn tượng doanh nghiệp Việt tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Đại tướng Nguyễn Tân Cương và các đại biểu tham quan các sản phẩm của Tập đoàn Viettel.
(PLVN) - Với nhiều loại khí tài quân sự mới do ngành công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam tự phát triển, sản xuất lần đầu tiên được trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam (QPQTVN) 2024, các doanh nghiệp quốc phòng Việt Nam đã khẳng định sự trưởng thành, lớn mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN), đồng thời thể hiện sức mạnh, bản lĩnh và thông điệp về hợp tác hòa bình Việt Nam.

Năm 2024: Nhiều khởi sắc trong công tác thi hành án dân sự

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Thứ trưởng Mai Lương Khôi và Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Quang Thái chủ trì Hội nghị triển khai công tác THADS, THAHC năm 2025. (Ảnh: P.Mai)
(PLVN) - Năm 2024 đi qua với nhiều khó khăn, thách thức, trong bối cảnh khối lượng việc và tiền phải thi hành án ngày càng tăng cao với nhiều vụ án lớn khó khăn, phức tạp. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Chính phủ, sự nỗ lực, quyết tâm của toàn Hệ thống Thi hành án dân sự (THADS), kết quả đã đạt và vượt 2 chỉ tiêu về việc và tiền.

Bí quyết phá án của Đại uý Phan Hoàng Sử

Đại úy Phan Hoàng Sử, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an thành phố Biên Hòa. Đồng Nai
(PLVN) - Suốt nhiều năm qua, đại uý Phan Hoàng Sử đã cùng các đồng nghiệp trong lực lượng Công an Đồng Nai đã tham gia phá hàng loạt vụ án lớn. Đồng thời cũng tuyên truyền sâu rộng đến người dân về các thủ đoạn lừa đảo, phạm tội của các loại tội phạm để người dân cảnh giác.

Chấp hành viên Nguyễn Quốc Tuấn tiếp nhận bản án khó, giải quyết thành công nhờ cách tiếp cận mới

Ông Nguyễn Quốc Tuấn, Chấp hành viên sơ cấp Chi cục Thi hành án dân sự huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
(PLVN) - Sau nhiều năm kéo dài và gặp khó khăn trong quá trình thi hành án, vụ việc thi hành dân sự liên quan đến bà L.T.H và bà Đ.T.H tại huyện Sơn Dương đã được giải quyết thành công vào tháng 9/2024, nhờ những nỗ lực kiên trì của ông Nguyễn Quốc Tuấn, Chấp hành viên sơ cấp Chi cục Thi hành án dân sự huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Viện trưởng Nguyễn Văn Hội: “3 chiến lược phát triển ngành thép, sữa và ô tô đang chờ Chính phủ phê duyệt”

Ông Nguyễn Văn Hội - Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương
(PLVN) - Xây dựng và đề xuất những chiến lược để tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt có thể tham dự vào các dự án lớn của đất nước trong thời gian tới là một trong những mục tiêu lớn của Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách Bộ Công Thương. Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Hội - Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Quyết tâm đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp
(PLVN) -Năm 2025, một trong những ưu tiên của Bộ, ngành Tư pháp là tham mưu thể chế hóa đầy đủ và triển khai thực hiện nghiêm, hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, văn bản chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến các lĩnh vực công tác của Bộ, ngành Tư pháp, đặc biệt là công tác xây dựng và thi hành pháp luật theo tinh thần chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp diễn ra ngày 7/11/2024.