Ấn tượng doanh nghiệp Việt tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Đại tướng Nguyễn Tân Cương và các đại biểu tham quan các sản phẩm của Tập đoàn Viettel.
Đại tướng Nguyễn Tân Cương và các đại biểu tham quan các sản phẩm của Tập đoàn Viettel.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Với nhiều loại khí tài quân sự mới do ngành công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam tự phát triển, sản xuất lần đầu tiên được trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam (QPQTVN) 2024, các doanh nghiệp quốc phòng Việt Nam đã khẳng định sự trưởng thành, lớn mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN), đồng thời thể hiện sức mạnh, bản lĩnh và thông điệp về hợp tác hòa bình Việt Nam.

Giới thiệu công nghệ quốc phòng hiện đại của Việt Nam

Triển lãm QPQTVN 2024 đã trưng bày sản phẩm quốc phòng của 242 đơn vị, doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Trong đó, nhiều đơn vị, tập đoàn quốc phòng nổi tiếng đến từ các nước có nền công nghiệp quốc phòng tiên tiến, phát triển như Nga, Ấn Độ, Israel, Trung Quốc, Mỹ...

Tại Triển lãm, các doanh nghiệp quốc phòng trong nước và quốc tế trưng bày, giới thiệu các phương tiện chiến đấu, giải pháp công nghệ, vũ khí, trang bị sử dụng cho lực lượng Hải quân, Lục quân, Phòng không - Không quân, tác chiến không gian mạng và các trang thiết bị hậu cần, kỹ thuật.

Đặc biệt, Việt Nam có sự góp mặt của 69 chủng loại khí tài, vũ khí của 77 đơn vị QĐNDVN, là sản phẩm của “tự chủ CNQP” như Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel), các nhà máy Z111, Z113, Z131, Z175, các công ty thành viên thuộc Tổng cục CNQP, các cơ quan, đơn vị của Bộ Quốc phòng (Tổng cục CNQP, Quân chủng Phòng không - Không quân, Quân chủng Hải quân, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga, Binh chủng Tăng - thiết giáp, Binh chủng Hóa học, Viện Khoa học và Công nghệ quân sự)...

So với Triển lãm lần thứ nhất năm 2022, khí tài tại Triển lãm Quốc phòng năm nay tăng 19 chủng loại so với năm 2022. Các sản phẩm CNQP trong nước sản xuất được nâng lên 468 sản phẩm, tăng 155 sản phẩm.

Tại Triển lãm QPQTVN 2024, Tổng Công ty (TCT) Kinh tế Kỹ thuật CNQP (GAET) trực thuộc Tổng cục CNQP là đầu mối thương mại cho Ban Tổ chức, đồng thời có gian hàng trưng bày. Đại tá Phan Chiến Thắng, Tổng Giám đốc GAET cho biết, thời gian qua, TCT đã chủ động và tích cực xúc tiến mạnh mẽ các hoạt động gặp gỡ, mời đối tác là các tập đoàn, công ty trong và ngoài nước tham gia trưng bày; tiếp nhận đăng ký, ký kết hợp đồng, triển khai thực hiện và tham gia tài trợ Triển lãm. Kết quả là có hơn 200 đối tác ký hợp đồng thuê gian hàng trưng bày với tổng diện tích gần 3.400m2.

Phát triển CNQP theo hướng lưỡng dụng

TP-150 là loại máy bay huấn luyện cơ bản và tuần tra dành cho quân đội. Đây là sản phẩm của liên doanh hợp tác giữa Italy và Việt Nam, thiết kế bởi Công ty Flying Legend Italy và sản xuất tại nhà máy của Công ty Flying Legend Vietnam ở tỉnh Vĩnh Phúc. TP-150 được đánh giá là viên gạch đầu tiên cho nền sản xuất máy bay của Việt Nam. Các máy bay này chủ yếu sẽ được xuất khẩu sang các thị trường Nam Mỹ, Bắc Phi và khu vực châu Á - Thái Bình Dương, phần lớn sử dụng trong lực lượng không quân của các nước.

Máy bay TP-150 đầu tiên do Việt Nam phối hợp với Ý sản xuất.

Máy bay TP-150 đầu tiên do Việt Nam phối hợp với Ý sản xuất.

Ông Trần Hải Đăng, Chủ tịch HĐQT Công ty Flying Legend Vietnam cho biết: “Thật vinh dự và tự hào khi chiếc TP-150 này được giới thiệu trong một triển lãm quốc phòng quốc tế mà Việt Nam đăng cai tổ chức. Chiếc máy bay nhỏ bé của chúng tôi đứng cạnh những cỗ máy khổng lồ như C130J hay chiến đấu cơ A-10 do Mỹ sản xuất, một cảm giác vừa tự hào vừa nặng trĩu, thấy rằng mình còn phải cố gắng nhiều lắm”.

Chiếc máy bay này góp phần hiện thực hóa Luật CNQP, an ninh và động viên công nghiệp mới được Quốc hội phê chuẩn gần đây.

“Hy vọng của chúng tôi là Flying

Legend Vietnam sẽ trở thành một điển hình doanh nghiệp tư nhân tham gia vào lĩnh vực CNQP của Việt Nam” - ông Nguyễn Hoài Nam, một trong ba thành viên sáng lập ý tưởng sản xuất máy bay mong muốn.

Với tổng diện tích trưng bày 2.600m2, Viettel là đơn vị có diện tích trưng bày lớn nhất tại Triển lãm. Tập đoàn trưng bày trên 120 sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghiệp quốc phòng công nghệ cao và dân sự. Tại đây, Viettel giới thiệu trên 80 sản phẩm trong lĩnh vực CNQP công nghệ cao thuộc 10 ngành gồm: Radar, khí tài quang - điện tử, tác chiến điện tử, thông tin quân sự, huấn luyện mô phỏng, chỉ huy điều khiển, UAV, khí tài hàng không vũ trụ, tác chiến không gian mạng, an ninh mạng và nhóm sản phẩm khác.

Số lượng sản phẩm trưng bày tại Triển lãm lần này của Viettel tăng hơn 20 sản phẩm so với Triển lãm QPQTVN 2022. Nhiều sản phẩm Viettel phục vụ tác chiến hiện đại lần đầu tiên được giới thiệu như máy bay không người lái (UAV) cự ly 1.000km, tổ hợp trinh sát và gây nhiễu chống UAV, radar điều khiển hỏa lực quét búp sóng điện tử chủ động (beam-forming)...

Hệ sinh thái sản phẩm của Viettel được xây dựng theo mô hình tác chiến C5ISR hiện đại nhất trên thế giới, có những chức năng: Trinh sát, thu thập thông tin - truyền nhận thông tin - xử lý thông tin để ra quyết định - vũ khí công nghệ cao trên các môi trường tác chiến trong vũ trụ, trên không, trên biển, trên bộ và không gian mạng.

Tổ hợp tên lửa Trường Sơn tại triển lãm ngoài trời. (Ảnh trong bài: Lam Hạnh)

Tổ hợp tên lửa Trường Sơn tại triển lãm ngoài trời. (Ảnh trong bài: Lam Hạnh)

Một trong những khí tài quân sự hiện đại do chính Việt Nam nghiên cứu và sản xuất được trưng bày khu vực ngoài trời Triển lãm QPQTVN 2024 chính là tổ hợp tên lửa đất đối hải Trường Sơn. Tổ hợp tên lửa đất đối hải Trường Sơn do Tập đoàn Viettel nghiên cứu và phát triển. Các thành phần cấu thành tổ hợp tên lửa Trường Sơn VCS-01 gồm: xe nạp tên lửa VTRV-01, xe chỉ huy điều khiển VCPV-01, xe bệ phóng VLV-01, ra đa cảnh giới và chỉ thị mục tiêu VRS-MCX và đạn tên lửa diệt hạm Sông Hồng VSM-01A.

Trong tổ hợp Trường Sơn này, tên lửa đối (chống) hạm với tên gọi Sông Hồng VSM-01A là thành phần chiến đấu chính, với nhiệm vụ đánh chặn các tàu chiến mặt nước. Tên lửa chống hạm Sông Hồng VSM-01A với tốc độ bay cận âm và có tầm bắn xa lên tới 80km. Đi kèm với đó là hệ thống ra đa theo dõi và chỉ thị mục tiêu của tổ hợp Trường Sơn có tầm quét khoảng 200km, có thể đáp ứng khả năng tiêu diệt các tàu nổi, mục tiêu trên biển của đối phương.

Thiếu tướng Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết: “Mục tiêu chiến lược của Viettel trong việc nghiên cứu sản xuất công nghệ cao là tạo ra các sản phẩm lưỡng dụng, hiện đại thông minh hơn, nhanh hơn, chính xác hơn, uy lực hơn. Các sản phẩm quân sự công nghệ cao của Viettel sẽ phù hợp với điều kiện môi trường, phương thức tác chiến của QĐNDVN và tuân thủ tiêu chuẩn quốc tế”.

Là doanh nghiệp duy nhất sản xuất và cung cấp cao su kỹ thuật cao phục vụ Quân đội và phát triển kinh tế - xã hội đất nước, Nhà máy Z175 có một gian hàng tại Triển lãm QPQTVN 2024.

Năm nay, đơn vị sẽ giới thiệu 40 chủng loại sản phẩm tiêu biểu, đại diện cho hàng nghìn chi tiết cao su kỹ thuật cao đang được sản xuất tại nhà máy nhằm quảng bá hình ảnh, thương hiệu “Cao su 75” đến đối tác, khách hàng trong nước và quốc tế. Đặc biệt năm nay, Nhà máy Z175 trưng bày một số sản phẩm mới lần đầu giới thiệu, trong đó có các loại lốp xe quân sự, guốc xích xe tăng, xe thiết giáp, bể dầu mềm…

Đến với Triển lãm QPQTVN 2024, Nhà máy Z131 (Công ty TNHH MTV Cơ điện và Vật liệu nổ 31), Tổng cục CNQP có 2 vị trí trưng bày, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng, chủ đạo của đơn vị trong thời gian qua.

Tại gian hàng chung của Tổng cục CNQP, Nhà máy Z131 trưng bày 4 chủng loại sản phẩm quốc phòng, đạn sát thương, phương tiện bay không người lái và vũ khí mở cửa cho bộ binh. Vị trí thứ hai tại gian hàng riêng, đơn vị trưng bày 18 chủng loại sản phẩm quốc phòng, 8 loại sản phẩm vật liệu nổ công nghiệp và 13 loại sản phẩm cơ khí, nhựa. Ngoài ra, đơn vị còn xây dựng video clip giới thiệu về sản phẩm và các dây chuyền sản xuất, thử nghiệm sản phẩm.

“Phát triển CNQP theo hướng lưỡng dụng sẽ khai thác tốt tiềm năng, phát huy tốt nội lực trong xây dựng, phát triển CNQP để đáp ứng đồng thời các yêu cầu của quốc phòng, an ninh và yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Thượng tá, TS. Nguyễn Đức Thi, Giám đốc Nhà máy Z131 cho biết.

Tin cùng chuyên mục

Bà Mai Thị Diệu Huyền, Phó Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, VCCI

Bà Mai Thị Diệu Huyền: "Nữ doanh nhân đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đội ngũ doanh nhân Việt Nam"

(PLVN) - Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới. Triển khai nghị quyết, Chính phủ đã đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, trong đó có mục tiêu khoảng 20 - 25% số doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, 30 - 35% số doanh nghiệp có giám đốc hoặc người đứng đầu doanh nghiệp là nữ. Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với bà Mai Thị Diệu Huyền, Phó Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, VCCI về nội dung này.

Đọc thêm

Chuyển đổi số trong lĩnh vực tư pháp: Người dân ngày càng thuận lợi trong thực hiện các quyền dân sinh

Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp được vinh danh Cơ quan Nhà nước chuyển đổi số xuất sắc với sản phẩm Hệ thống đăng ký trực tuyến về biện pháp bảo đảm bằng động sản.
(PLVN) - Thời gian qua, với nỗ lực của toàn ngành Tư pháp trong đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số không chỉ giúp Bộ, ngành hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao mà còn tạo thuận lợi cho người dân khi được thụ hưởng nhiều tiện ích từ các dịch vụ công trực tuyến.

Viện trưởng Nguyễn Văn Hội: “3 chiến lược phát triển ngành thép, sữa và ô tô đang chờ Chính phủ phê duyệt”

Ông Nguyễn Văn Hội - Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương
(PLVN) - Xây dựng và đề xuất những chiến lược để tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt có thể tham dự vào các dự án lớn của đất nước trong thời gian tới là một trong những mục tiêu lớn của Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách Bộ Công Thương. Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Hội - Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Ông Trương Công Thắng, Tổng Giám đốc Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan: Masan đang thực hiện chiến lược “Ra thế giới”

Ông Trương Công Thắng - Tổng giám đốc Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan.
(PLVN) - Nhắc đến doanh nghiệp dân tộc ở Việt Nam, nhiều ý kiến cho rằng không thể không nói đến Tập đoàn Masan của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang. Khởi đầu từ việc kinh doanh những gói mì ăn liền, chai nước mắm, doanh nghiệp này đã vươn mình mạnh mẽ, trở thành doanh nghiệp tỷ đô, sòng phẳng cạnh tranh thương mại với các đối thủ cùng ngành hàng lớn của thế giới, không chỉ thắng thế ở thị trường nội địa mà còn đang vươn mình mạnh mẽ ra thế giới.

Ông Đỗ Vinh Quang, Phó Chủ tịch T&T Group: "Hướng tới một tập đoàn kinh tế đa ngành, mang tầm quốc tế"

Ông Đỗ Vinh Quang, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn T&T Group.
(PLVN) -   Trao đổi với PLVN về chủ đề doanh nghiệp dân tộc, ông Đỗ Vinh Quang cho biết, Tập đoàn T&T Group được thành lập năm 1993 bởi nhà sáng lập Đỗ Quang Hiển, tiền thân là Công ty TNHH T&T - chuyên kinh doanh các sản phẩm điện tử, điện máy.Trải qua hơn 31 năm phát triển, T&T Group đã không ngừng mở rộng quy mô, phát triển hệ sinh thái tập trung vào 7 lĩnh vực ngành nghề, cũng là những lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế đất nước.

TS. Nguyễn Sĩ Dũng: “Ưu tiên hàng đầu với chính sách đặc thù nhằm giúp doanh nghiệp dân tộc đạt được vai trò dẫn dắt”

 TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
(PLVN) - Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 10/10/2023 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới đã yêu cầu tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam theo hướng “có chính sách đột phá để hình thành, phát triển doanh nghiệp dân tộc, doanh nghiệp quy mô lớn, có vai trò dẫn dắt một số ngành, lĩnh vực then chốt, trọng yếu”.

Cần định nghĩa khái niệm “Doanh nghiệp dân tộc” để có cơ chế, chính sách phù hợp

Hiện còn nhiều cách hiểu khác nhau về doanh nghiệp dân tộc ( Ảnh minh họa)
(PLVN) - Doanh nghiệp dân tộc (DNDT) là nền tảng quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, không chỉ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn đại diện cho bản sắc văn hóa và niềm tự hào dân tộc. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và chuyển đổi số mạnh mẽ, việc hoàn thiện các chính sách pháp luật để hỗ trợ DNDT phát triển không chỉ mang tính cấp thiết mà còn là yếu tố quyết định để hiện thực hóa mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Luật sư Hà Thị Khuyên: Cần tạo điều kiện hơn nữa trong việc giảm thuế cho doanh nghiệp

Luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội.
(PLVN) - Trao đổi với Báo PLVN về những chính sách Chính phủ nên cân nhắc để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp trong quá trình tạo dựng các doanh nghiệp dân tộc, luật sư Hà Thị Khuyên, Văn phòng Luật sư Nhân Chính, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho rằng Chính phủ cần tạo điều kiện hơn nữa trong việc giảm thuế cho doanh nghiệp nhất là thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. 

TS.Nguyễn Trí Hiếu: Doanh nghiệp cần sự hỗ trợ của Chính phủ, đặc biệt là về vốn

TS.Nguyễn Trí Hiếu: Doanh nghiệp cần sự hỗ trợ của Chính phủ, đặc biệt là về vốn
(PLVN) - TS. Nguyễn Trí Hiếu – Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Thị trường Tài chính và Bất động sản Toàn Cầu cho rằng, để trở thành lực lượng tiên phong, nòng cốt của nền kinh tế, doanh nghiệp cần sự hỗ trợ của Chính phủ, đặc biệt là về vốn. Đây có thể nói là yếu tố sống còn của doanh nghiệp. 

Cần đặc biệt tháo gỡ về thể chế chính sách, thủ tục hành chính

Ông Nguyễn Việt Thắng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Hòa Phát.
(PLVN) - Doanh nghiệp Việt Nam cần cơ chế, chính sách gì để phát triển vươn tầm quốc tế? "Để đất nước phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tốt hơn thì cần đặc biệt tháo gỡ về thể chế chính sách, thủ tục hành chính" là chia sẻ của ông Nguyễn Việt Thắng, Tổng Giám đốc Tập đoàn Hòa Phát khi nói về chủ trương phát triển đội ngũ doanh nghiệp dân tộc. 

Doanh nhân thời kỳ mới: Tự hào, tự tôn dân tộc để nâng tầm giá trị

Nhiều yêu cầu đặt ra đối với doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi số mạnh mẽ
(PLVN) - Trong bối cảnh toàn cầu hóa và chuyển đổi số mạnh mẽ, đội ngũ doanh nhân thời kỳ mới cần hội tụ những đặc điểm quan trọng để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước. Trong đó, yếu tố cốt lõi vẫn là tinh thần yêu nước và ý thức dân tộc. Cũng chính điều đó đã tạo nên những doanh nghiệp dân tộc (DNDT), doanh nhân dân tộc.

Xây dựng doanh nghiệp dân tộc cần có chương trình phát triển thương hiệu quốc gia mạnh mẽ

Ông Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn SUNHOUSE.
(PLVN) - Nghị quyết 41-NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới tiếp tục khẳng định và đề cao vai trò, vị trí của đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân, trong đó có doanh nghiệp dân tộc (DNDT), là một trong những lực lượng nòng cốt góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế; xây dựng và phát triển nền kinh tế độc lập, tự chủ, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Phú, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn SUNHOUSE về những đón nhận của các doanh nghiệp đối với Nghị quyết này.

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái: “Điều cốt lõi là phải tạo ra một môi trường pháp lý minh bạch, ổn định”

Ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái: “Điều cốt lõi là phải tạo ra một môi trường pháp lý minh bạch, ổn định”
(PLVN) -Trao đổi với Báo PLVN về vấn đề phát triển doanh nghiệp dân tộc, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái Phạm Đình Đoàn khẳng định:  "Để doanh nghiệp dân tộc Việt Nam phát triển vươn tầm quốc tế,  cần phải có những cơ chế, chính sách vượt trội, mang tính chiến lược dài hạn" 

Doanh nghiệp dân tộc là động lực phát triển nền kinh tế

Một dây chuyền sản xuất ô tô của Tập đoàn Trường Hải. (Ảnh: Thacoauto.vn)
(PLVN) - Doanh nghiệp dân tộc không chỉ là trụ cột của nền kinh tế mà còn là biểu tượng của tinh thần tự cường và bản sắc văn hóa Việt Nam. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, việc xây dựng các doanh nghiệp dân tộc đủ tầm vóc để cạnh tranh với những doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới là nhiệm vụ cấp thiết. Những doanh nghiệp này không chỉ góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng, dẫn dắt các ngành kinh tế trọng yếu mà còn nâng tầm thương hiệu Việt, thúc đẩy hội nhập và khẳng định vị thế đất nước trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Phát triển doanh nghiệp dân tộc: Cần cộng hưởng nguồn lực từ nhiều phía

Bà Phạm Thị Ngọc Thủy - Giám đốc Văn phòng Ban IV, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân.
(PLVN) -   Làm thế nào để xây dựng thêm được nhiều công ty lớn hơn, hình thành được những doanh nghiệp dân tộc để dẫn dắt từng ngành, lĩnh vực luôn là bài toán mà nhiều bên cùng phải hợp tác giải quyết. Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc phỏng vấn bà Phạm Thị Ngọc Thủy - Giám đốc Văn phòng Ban IV, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân.

Doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam và sứ mệnh với dân tộc

Ngày 4/10/2024, tại trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Chính phủ gặp mặt các đại diện doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam. (Ảnh: nhandan.vn)
(PLVN) -  Trải qua quá trình hình thành và phát triển, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đã dần khẳng định vị thế trong đời sống kinh tế - xã hội, góp phần nuôi dưỡng tinh thần tự hào dân tộc cho người Việt. Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới càng thêm tạo động lực cho đội ngũ doanh nhân phát triển mạnh mẽ hơn, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước trong bối cảnh mới. 

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý

Chế độ chính sách khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy: Bảo đảm công bằng, nhân văn, hài hòa và tương quan hợp lý
(PLVN) - Chiều 17/12/2024, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” chủ trì Phiên họp lần thứ tư của Ban Chỉ đạo.

Giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ, cơ bản bỏ tổng cục và tương đương

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh tư liệu: Dương Giang/TTXVN
Liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy của Chính phủ, sáng 17/12, trao đổi với phóng viên TTXVN, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, theo phương án hợp nhất, sáp nhập một số bộ, cơ quan, dự kiến bộ máy Chính phủ còn 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ, giảm 5 bộ và 5 cơ quan trực thuộc Chính phủ; giảm 12/13 tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.