Thể chế trong Kỷ nguyên mới

Ông Trương Công Thắng, Tổng Giám đốc Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan: Masan đang thực hiện chiến lược “Ra thế giới”

Ông Trương Công Thắng - Tổng giám đốc Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan.
Ông Trương Công Thắng - Tổng giám đốc Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan.
(PLVN) - Nhắc đến doanh nghiệp dân tộc ở Việt Nam, nhiều ý kiến cho rằng không thể không nói đến Tập đoàn Masan của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang. Khởi đầu từ việc kinh doanh những gói mì ăn liền, chai nước mắm, doanh nghiệp này đã vươn mình mạnh mẽ, trở thành doanh nghiệp tỷ đô, sòng phẳng cạnh tranh thương mại với các đối thủ cùng ngành hàng lớn của thế giới, không chỉ thắng thế ở thị trường nội địa mà còn đang vươn mình mạnh mẽ ra thế giới.

Mục tiêu sở hữu 6 thương hiệu tỷ USD

Ông Trương Công Thắng, Tổng Giám đốc Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan cho biết: “Masan đang thực hiện chiến lược “Ra thế giới” (Go Global), không chỉ dừng lại ở việc phục vụ 100 triệu người dân Việt Nam mà phấn đấu mỗi gia đình thế giới ít nhất sử dụng một sản phẩm của Masan”.

Cho đến nay, Masan đã gây dựng thành công 5 thương hiệu mạnh có doanh thu hàng năm từ 150 triệu USD - 200 triệu USD là Kokomi, Omachi, Chin-su, Nam Ngư và Wakeup 247. Mục tiêu chiến lược của Masan là sở hữu 6 thương hiệu tỷ USD bằng việc cao cấp hoá sản phẩm, mở rộng phạm vi sản phẩm cho từng thương hiệu và mở rộng thị trường có thể tiếp cận 8 tỷ người trên thế giới.

Với chiến lược này, Masan đặt mục tiêu 10 - 20% doanh thu từ thị trường toàn cầu trong những năm tới, đưa thương hiệu Việt Nam ra thế giới. Các thương hiệu của Masan sẽ đại diện cho văn hóa ẩm thực Việt Nam trên toàn cầu”, Tổng Giám đốc Công ty CP Hàng tiêu dùng Masan tự tin.

Con đường tương lai của Masan là phục vụ những nhu cầu lớn chưa được đáp ứng của người tiêu dùng. Masan đã đi từ góc bếp đến các sản phẩm trong tủ lạnh, các sản phẩm ở phòng khách, phòng tắm…

Tới đây, trụ cột thứ 5 của Masan có thể kể như trà, cà phê, nước lọc, lẩu tự sôi, snacks… “Masan còn nhiều việc phải làm, nhưng trọng tâm trong thời gian tới là chúng tôi tìm ra mô hình đi ra thị trường thế giới.

"Đó không chỉ đơn giản là bắt chước công ty nào hay tự nghĩ ra mô hình mà có 3, 4 mô hình khác nhau tại mỗi thị trường. Chúng tôi sẽ tận dụng kênh phân phối, thương mại điện tử, hội chợ… và điều chỉnh mô hình phù hợp với từng thị trường để đi vào hệ thống phân phối”, ông Thắng cho hay.

Không ngại cạnh tranh trên trường quốc tế

Thực tế, nhiều sản phẩm của Masan đang được thị trường quốc tế đón nhận. Điển hình là thương hiệu Chin-su. Đây là thương hiệu không chỉ quen thuộc trong những bữa cơm gia đình của người Việt mà còn trở thành thương hiệu sáng giá, góp phần định vị ẩm thực Việt trên bản đồ ẩm thực thế giới.

Masan là một Là một tập đoàn đa ngành với nhiều công ty khác nhau. (Ảnh: Masan)

Masan là một Là một tập đoàn đa ngành với nhiều công ty khác nhau. (Ảnh: Masan)

Sản phẩm Chin-su đã được xuất khẩu tới nhiều thị trường lớn như Mỹ, Úc, Canada, châu Âu và Nhật Bản. Tháng 3/2024, tương ớt

Chin-su xuất sắc vượt qua hàng trăm thương hiệu tương ớt tên tuổi tại Hàn Quốc để đạt vị trí top 1 sản phẩm bán chạy trên sàn thương mại điện tử Coupang. Trước đó, sản phẩm “quốc dân” của Việt Nam cũng ghi danh vào “Top 8 Best Seller” trên sàn thương mại Amazon của Mỹ trong ngành hàng tương ớt.

Có thể nói rằng, nếu các doanh nghiệp Việt, sản phẩm Việt được đầu tư bài bản, có chiến lược lâu dài, xuất phát từ cái tâm và vì người tiêu dùng thì chúng ta không ngại cạnh tranh với bất cứ sản phẩm nào của các doanh nghiệp trên thế giới.

Sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

“Sách Trắng doanh nghiệp Việt Nam" năm 2024 cho biết, năm 2023, GDP cả nước ước tính tăng 5,05% so với năm trước, cao hơn tốc độ tăng trưởng của các năm 2020 và 2021 trong giai đoạn 2021 - 2023.

Theo số liệu từ cơ sở quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến thời điểm 31/12/2023, cả nước có 921,372 doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 2,8% so với cùng thời điểm năm 2022.

Theo khu vực kinh tế, khu vực dịch vụ tập trung nhiều doanh nghiệp đang hoạt động nhất, có 628.036 doanh nghiệp, chiếm 68,2% số doanh nghiệp cả nước, tăng 3,5% so với năm 2022.

Theo địa phương, có 61/63 địa phương có tốc độ tăng doanh nghiệp đang hoạt động thời điểm 31/12/2023 tăng so với thời điểm 31/12/2022, trong đó những địa phương có tốc độ tăng doanh nghiệp cao nhất cả nước là Lạng Sơn tăng 16,7%; Lào Cai tăng 11,1%; Bắc Ninh tăng 10,9%; Hà Giang tăng 10,6%; Bắc Giang tăng 10,2%; Thái Bình tăng 9,1%; Hưng Yên tăng 8,8%... Có 2/63 địa phương có số lượng doanh nghiệp đang hoạt động thời điểm 31/12/2023 giảm so với thời điểm 31/12/2022 là Sóc Trăng giảm (1,1%) và TP Hồ Chí Minh giảm (0,4%).

Các địa phương tập trung nhiều doanh nghiệp nhất cả nước, gồm: TP Hồ Chí Minh có 273.071 doanh nghiệp, chiếm 29,6% số doanh nghiệp đang hoạt động của cả nước, giảm 0,4% so với năm 2022; Hà Nội có 192.197 doanh nghiệp, chiếm 20,9%, tăng 2,8%; Bình Dương có 43.274 doanh nghiệp, chiếm 4,79%, tăng 6,2%; Đồng Nai có 26.647 doanh nghiệp, chiếm 2,9%, tăng 3,1%; Đà Nẵng có 25.797 doanh nghiệp, chiếm 2,8%, tăng 1,5%; Hải Phòng có 21.037 doanh nghiệp, chiếm 2,3%, tăng 15%.

Năm 2023, bình quân cả nước có 9,2 doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân. Có 7/63 địa phương có mật độ doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân cao hơn bình quân cả nước gồm: TP Hồ Chí Minh có 28,9 doanh nghiệp; Hà Nội có 22,4 doanh nghiệp; Đà Nẵng có 20,7 doanh nghiệp; Bình Dương có 15,3 doanh nghiệp; Bắc Ninh có 10,9 doanh nghiệp; Bà Rịa - Vũng Tàu có 10,4 doanh nghiệp; Hải Phòng có 10,0 doanh nghiệp. Có 56/63 địa phương có mật độ doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân thấp hơn bình quân cả nước, trong đó những địa phương có mật độ doanh nghiệp đang hoạt động trên 1.000 dân thấp nhất cả nước gồm: Hà Giang có 1,6 doanh nghiệp; Sơn La có 1,7 doanh nghiệp; Điện Biên có 1,8 doanh nghiệp; Tuyên Quang, Cao Bằng và Bắc Kạn cùng có 2,3 doanh nghiệp; Sóc Trăng có 2,4 doanh nghiệp; Bạc Liêu có 2,5 doanh nghiệp.

Năm 2023, cả nước có 159.294 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 7,2% so với năm 2022; có 58.412 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 2,4%. Tổng số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có đăng ký trên phạm vi cả nước là 89.060 doanh nghiệp, tăng 20,7% so với năm 2022; có 18.038 doanh nghiệp giải thể giảm 3,1%. Tỷ lệ doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường so với doanh nghiệp gia nhập thị trường chiếm 49,2%, tăng so với tỷ lệ năm 2022 (44,3%).

Có thể thấy, sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - chính trị - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, an sinh xã hội, giải quyết các vấn đề về việc làm cho người lao động, đóng góp nguồn thu đáng kể vào ngân sách nhà nước, là khu vực tiên phong cho việc phát triển theo các mô hình nền kinh tế số, kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn.

Tin cùng chuyên mục

Ông Lê Chí Công, Chánh án Tòa án nhân dân huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang

Chánh án Lê Chí Công tận tâm vì người yếu thế

(PLVN) -Với phương châm “làm hết việc, không hết giờ,” Chánh án Tòa án nhân dân huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang Lê Chí Công đã có nhiều năm cống hiến cho ngành tư pháp, đi đầu trong công tác hòa giải, trợ giúp pháp lý, đóng góp lớn cho sự công bằng và trật tự xã hội.

Đọc thêm

Nghị quyết 41 xóa bỏ mọi rào cản để đội ngũ doanh nhân phát triển

Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
(PLVN) - Nghị quyết số 41-NQ/TW đã khẳng định đội ngũ doanh nhân là “một trong những lực lượng nòng cốt” trong phát triển nền kinh tế độc lập, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Với tinh thần luôn dấn thân, dám đương đầu với khó khăn, linh hoạt trong mọi tình huống, cộng đồng doanh nhân Việt Nam đã và đang góp phần định hình vị trí mới cho Việt Nam trên bản đồ kinh tế toàn cầu là nhận định của Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công.

Trung Quốc có chính sách ưu đãi gì với các doanh nghiệp trụ cột?

Trụ sở Tsinghua Unigroup - Ảnh Unigroup.com.vn
(PLVN) - Trung Quốc cũng phát triển các tập đoàn công nghiệp lớn tương tự như chaebol tại Hàn Quốc, nhưng cấu trúc và hoạt động của các tập đoàn này khác với chaebol do các yếu tố lịch sử, kinh tế , chính trị khác nhau. Đáng lưu ý, đất nước tỷ dân đã ưu tiên phát triển các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ cao .

Ấn tượng doanh nghiệp Việt tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Đại tướng Nguyễn Tân Cương và các đại biểu tham quan các sản phẩm của Tập đoàn Viettel.
(PLVN) - Với nhiều loại khí tài quân sự mới do ngành công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam tự phát triển, sản xuất lần đầu tiên được trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam (QPQTVN) 2024, các doanh nghiệp quốc phòng Việt Nam đã khẳng định sự trưởng thành, lớn mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN), đồng thời thể hiện sức mạnh, bản lĩnh và thông điệp về hợp tác hòa bình Việt Nam.

Năm 2024: Nhiều khởi sắc trong công tác thi hành án dân sự

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Thứ trưởng Mai Lương Khôi và Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Quang Thái chủ trì Hội nghị triển khai công tác THADS, THAHC năm 2025. (Ảnh: P.Mai)
(PLVN) - Năm 2024 đi qua với nhiều khó khăn, thách thức, trong bối cảnh khối lượng việc và tiền phải thi hành án ngày càng tăng cao với nhiều vụ án lớn khó khăn, phức tạp. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Chính phủ, sự nỗ lực, quyết tâm của toàn Hệ thống Thi hành án dân sự (THADS), kết quả đã đạt và vượt 2 chỉ tiêu về việc và tiền.

Chuyển đổi số trong lĩnh vực tư pháp: Người dân ngày càng thuận lợi trong thực hiện các quyền dân sinh

Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp được vinh danh Cơ quan Nhà nước chuyển đổi số xuất sắc với sản phẩm Hệ thống đăng ký trực tuyến về biện pháp bảo đảm bằng động sản.
(PLVN) - Thời gian qua, với nỗ lực của toàn ngành Tư pháp trong đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số không chỉ giúp Bộ, ngành hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao mà còn tạo thuận lợi cho người dân khi được thụ hưởng nhiều tiện ích từ các dịch vụ công trực tuyến.

Bí quyết phá án của Đại uý Phan Hoàng Sử

Đại úy Phan Hoàng Sử, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an thành phố Biên Hòa. Đồng Nai
(PLVN) - Suốt nhiều năm qua, đại uý Phan Hoàng Sử đã cùng các đồng nghiệp trong lực lượng Công an Đồng Nai đã tham gia phá hàng loạt vụ án lớn. Đồng thời cũng tuyên truyền sâu rộng đến người dân về các thủ đoạn lừa đảo, phạm tội của các loại tội phạm để người dân cảnh giác.

Chấp hành viên Nguyễn Quốc Tuấn tiếp nhận bản án khó, giải quyết thành công nhờ cách tiếp cận mới

Ông Nguyễn Quốc Tuấn, Chấp hành viên sơ cấp Chi cục Thi hành án dân sự huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
(PLVN) - Sau nhiều năm kéo dài và gặp khó khăn trong quá trình thi hành án, vụ việc thi hành dân sự liên quan đến bà L.T.H và bà Đ.T.H tại huyện Sơn Dương đã được giải quyết thành công vào tháng 9/2024, nhờ những nỗ lực kiên trì của ông Nguyễn Quốc Tuấn, Chấp hành viên sơ cấp Chi cục Thi hành án dân sự huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Viện trưởng Nguyễn Văn Hội: “3 chiến lược phát triển ngành thép, sữa và ô tô đang chờ Chính phủ phê duyệt”

Ông Nguyễn Văn Hội - Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương
(PLVN) - Xây dựng và đề xuất những chiến lược để tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt có thể tham dự vào các dự án lớn của đất nước trong thời gian tới là một trong những mục tiêu lớn của Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách Bộ Công Thương. Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Hội - Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Quyết tâm đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp
(PLVN) -Năm 2025, một trong những ưu tiên của Bộ, ngành Tư pháp là tham mưu thể chế hóa đầy đủ và triển khai thực hiện nghiêm, hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, văn bản chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến các lĩnh vực công tác của Bộ, ngành Tư pháp, đặc biệt là công tác xây dựng và thi hành pháp luật theo tinh thần chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp diễn ra ngày 7/11/2024.

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh và cơ duyên với ngành Tư pháp

Ngày 26/8/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long (Thứ 4 từ trái sang) cùng Ban Cán sự Đảng, Đảng uỷ Bộ Tư pháp chúc mừng đồng chí Nguyễn Hải Ninh trở thành tân Bộ trưởng Bộ Tư pháp
(PLVN) - Chưa bao giờ cán bộ ngành Tư pháp phải đảm nhiệm một khối lượng công việc khổng lồ như bây giờ. Nhưng cũng chưa bao giờ, mỗi cán bộ ngành Tư pháp lại thấy vai trò của mình quan trọng như vậy trong “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.

10 sự kiện nổi bật của Báo Pháp luật Việt Nam năm 2024

10 sự kiện nổi bật của Báo Pháp luật Việt Nam năm 2024. (Ảnh: Thanh Hà)
(PLVN) - Năm 2024 đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của Báo Pháp luật Việt Nam trên nhiều phương diện, từ việc lần đầu tiên phát động “Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp” đến những chương trình thiện nguyện, tọa đàm, hội thảo chuyên sâu và thành tích báo chí ấn tượng. Không ngừng đổi mới, tinh gọn bộ máy, Báo tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực truyền thông pháp luật, đóng góp thiết thực vào sự phát triển của ngành Tư pháp và đất nước. 

Khởi tố 6 bị can trong vụ án xảy ra tại công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC)

Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an. (Ảnh: P.Mai)
(PLVN) -Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an đã thông tin về việc khởi tố vụ án xảy ra tại Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) và các đơn vị liên quan tại buổi họp báo thông báo kết quả phiên họp thứ 27 Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vào ngày 31/12.