Thể chế trong Kỷ nguyên mới

Cần định nghĩa khái niệm “Doanh nghiệp dân tộc” để có cơ chế, chính sách phù hợp

Hiện còn nhiều cách hiểu khác nhau về doanh nghiệp dân tộc ( Ảnh minh họa)
Hiện còn nhiều cách hiểu khác nhau về doanh nghiệp dân tộc ( Ảnh minh họa)
(PLVN) - Doanh nghiệp dân tộc (DNDT) là nền tảng quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, không chỉ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn đại diện cho bản sắc văn hóa và niềm tự hào dân tộc. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và chuyển đổi số mạnh mẽ, việc hoàn thiện các chính sách pháp luật để hỗ trợ DNDT phát triển không chỉ mang tính cấp thiết mà còn là yếu tố quyết định để hiện thực hóa mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Chưa có cách hiểu thống nhất

Nghị quyết 41-NQ/TW nêu rõ yêu cầu “có chính sách đột phá để hình thành, phát triển doanh nghiệp dân tộc, doanh nghiệp quy mô lớn, có vai trò dẫn dắt một số ngành, lĩnh vực then chốt, trọng yếu”. Tuy nhiên, thế nào là DNDT hiện cũng còn nhiều cách hiểu khác nhau. Nhiều ý kiến cho rằng, DNDT phải là những tập đoàn lớn của Nhà nước như: Vietnam Airlines, Dầu khí Việt Nam, Điện lực Việt Nam, Bưu chính viễn thông, Xăng dầu Việt Nam, Mobifone, Vinachem,… Ý kiến khác lại cho rằng, DNDT không nhất thiết chỉ là doanh nghiệp nhà nước, mà bao gồm doanh nghiệp trong tất cả các thành phần kinh tế, có thể là các tập đoàn tư nhân như: Vingroup, Sungroup, Hòa Phát, Sunhouse, Tân Á Đại Thành,… miễn là những doanh nghiệp này là những tên tuổi lớn mạnh, tầm cỡ quốc gia, quốc tế. Một số ý kiến lại đề nghị xác định DNDT là các tập đoàn kinh tế tư nhân, đứng sau đó là các đại gia tộc hùng mạnh, như kinh nghiệm một số quốc gia Hàn Quốc, Nhật Bản…đã xây dựng thành công.

Do còn nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm “DNDT” nên những tiêu chí để đánh giá một DNDT cũng còn chưa thống nhất. Có ý kiến cho rằng, DNDT có thể là doanh nghiệp vừa, hoặc doanh nghiệp lớn, kinh doanh các sản phẩm nội địa. Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ để các doanh nghiệp vừa thành lớn, lớn thành hùng mạnh. Ý kiến khác lại cho rằng, tiêu chí để đánh giá một doanh nghiệp đạt tiêu chuẩn DNDT là quy mô vốn và thị trường. Những doanh nghiệp này phải là các doanh nghiệp “sếu đầu đàn”, đã có sẵn tiềm lực, sẵn sàng vươn tầm quốc tế và Chính phủ cần có các chính sách đột phá, vượt trội để các doanh nghiệp này đạt đến mức độ “quy tụ”, trở thành trụ cột kinh tế quốc gia.

Về cơ chế, chính sách, hiện cũng chưa có các văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể các chính sách ưu đãi về thuế, nguồn vốn, thị trường cho các doanh nghiệp được gọi là “DNDT”. Điều này dẫn đến việc thiếu các cơ chế, chính sách cụ thể để thúc đẩy và bảo vệ DNDT khi các doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc cần nguồn lực lớn để vươn tầm quốc tế.

Khẩn trương xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ DNDT

Để có thể hình thành và phát triển đội ngũ DNDT như tinh thần Nghị quyết 41-NQ/TW, việc xây dựng hệ thống cơ chế, chính sách hỗ trợ DNDT một cách toàn diện và hiệu quả là điều kiện tiên quyết. Trên cơ sở đó, các giải pháp cần được thiết kế nhằm tháo gỡ những rào cản hiện tại, tạo điều kiện thuận lợi để DNDT phát triển và hội nhập quốc tế.

Trước hết, cần xây dựng và có định nghĩa rõ ràng về DNDT trong các văn bản quy phạm pháp luật. DNDT nên được xác định không chỉ qua yếu tố sở hữu vốn mà còn phải dựa trên đóng góp cho nền kinh tế quốc gia, sự gắn bó với văn hóa dân tộc và khả năng hội nhập quốc tế. Sự thống nhất này sẽ là cơ sở để triển khai các chính sách hỗ trợ đặc thù.

Các chính sách pháp luật cần hướng tới việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong DNDT ( ảnh minh họa)

Các chính sách pháp luật cần hướng tới việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong DNDT ( ảnh minh họa)

Tiếp theo, cần thiết lập các cơ chế ưu đãi tài chính dành riêng cho DNDT, bao gồm các quỹ hỗ trợ đầu tư, ưu đãi tín dụng và giảm thuế cho các doanh nghiệp có sản phẩm mang giá trị văn hóa dân tộc hoặc thuộc lĩnh vực trọng yếu. Ngoài ra, chính sách khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa mở rộng quy mô cũng cần được thực hiện, tạo điều kiện cho họ trở thành các DNDT quy mô lớn dẫn dắt thị trường.

Các chính sách pháp luật cần hướng tới việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong DNDT. Nhà nước nên hỗ trợ các doanh nghiệp này tiếp cận các công nghệ tiên tiến, triển khai chuyển đổi số và phát triển sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Đồng thời, các DNDT cần được bảo vệ và hỗ trợ trong các tranh chấp thương mại quốc tế, đảm bảo lợi ích kinh tế và chủ quyền quốc gia.

Bên cạnh đó, việc xây dựng thương hiệu quốc gia cho DNDT là vô cùng quan trọng. Chính phủ cần triển khai các chương trình quảng bá và bảo hộ các sản phẩm mang bản sắc Việt Nam trên thị trường quốc tế, đồng thời hỗ trợ DNDT tham gia vào các triển lãm thương mại toàn cầu.

Nhìn từ kinh nghiệm quốc tế, Nhật Bản đã thành công với mô hình keiretsu, thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp lớn và nhỏ trong cùng chuỗi cung ứng để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh. Hàn Quốc thông qua các chaebol như Samsung và Hyundai, đã xây dựng được các tập đoàn mạnh mẽ đóng vai trò dẫn dắt nền kinh tế. Việt Nam có thể học hỏi từ các mô hình này để xây dựng các DNDT đầu đàn làm hạt nhân, kết nối các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Việc hoàn thiện chính sách pháp luật để hỗ trợ DNDT không chỉ tạo động lực phát triển kinh tế mà còn nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Để làm được điều này, cần sự chung tay từ cả phía Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp. Chỉ khi có những chính sách đồng bộ, hiệu quả, DNDT mới thực sự trở thành lực lượng nòng cốt đưa nền kinh tế Việt Nam vươn xa trên bản đồ kinh tế toàn cầu.

Đọc thêm

Ấn tượng doanh nghiệp Việt tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Đại tướng Nguyễn Tân Cương và các đại biểu tham quan các sản phẩm của Tập đoàn Viettel.
(PLVN) - Với nhiều loại khí tài quân sự mới do ngành công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam tự phát triển, sản xuất lần đầu tiên được trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam (QPQTVN) 2024, các doanh nghiệp quốc phòng Việt Nam đã khẳng định sự trưởng thành, lớn mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN), đồng thời thể hiện sức mạnh, bản lĩnh và thông điệp về hợp tác hòa bình Việt Nam.

Năm 2024: Nhiều khởi sắc trong công tác thi hành án dân sự

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Thứ trưởng Mai Lương Khôi và Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Quang Thái chủ trì Hội nghị triển khai công tác THADS, THAHC năm 2025. (Ảnh: P.Mai)
(PLVN) - Năm 2024 đi qua với nhiều khó khăn, thách thức, trong bối cảnh khối lượng việc và tiền phải thi hành án ngày càng tăng cao với nhiều vụ án lớn khó khăn, phức tạp. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Chính phủ, sự nỗ lực, quyết tâm của toàn Hệ thống Thi hành án dân sự (THADS), kết quả đã đạt và vượt 2 chỉ tiêu về việc và tiền.

Chuyển đổi số trong lĩnh vực tư pháp: Người dân ngày càng thuận lợi trong thực hiện các quyền dân sinh

Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp được vinh danh Cơ quan Nhà nước chuyển đổi số xuất sắc với sản phẩm Hệ thống đăng ký trực tuyến về biện pháp bảo đảm bằng động sản.
(PLVN) - Thời gian qua, với nỗ lực của toàn ngành Tư pháp trong đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số không chỉ giúp Bộ, ngành hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao mà còn tạo thuận lợi cho người dân khi được thụ hưởng nhiều tiện ích từ các dịch vụ công trực tuyến.

Bí quyết phá án của Đại uý Phan Hoàng Sử

Đại úy Phan Hoàng Sử, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an thành phố Biên Hòa. Đồng Nai
(PLVN) - Suốt nhiều năm qua, đại uý Phan Hoàng Sử đã cùng các đồng nghiệp trong lực lượng Công an Đồng Nai đã tham gia phá hàng loạt vụ án lớn. Đồng thời cũng tuyên truyền sâu rộng đến người dân về các thủ đoạn lừa đảo, phạm tội của các loại tội phạm để người dân cảnh giác.

Chấp hành viên Nguyễn Quốc Tuấn tiếp nhận bản án khó, giải quyết thành công nhờ cách tiếp cận mới

Ông Nguyễn Quốc Tuấn, Chấp hành viên sơ cấp Chi cục Thi hành án dân sự huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
(PLVN) - Sau nhiều năm kéo dài và gặp khó khăn trong quá trình thi hành án, vụ việc thi hành dân sự liên quan đến bà L.T.H và bà Đ.T.H tại huyện Sơn Dương đã được giải quyết thành công vào tháng 9/2024, nhờ những nỗ lực kiên trì của ông Nguyễn Quốc Tuấn, Chấp hành viên sơ cấp Chi cục Thi hành án dân sự huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Viện trưởng Nguyễn Văn Hội: “3 chiến lược phát triển ngành thép, sữa và ô tô đang chờ Chính phủ phê duyệt”

Ông Nguyễn Văn Hội - Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương
(PLVN) - Xây dựng và đề xuất những chiến lược để tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt có thể tham dự vào các dự án lớn của đất nước trong thời gian tới là một trong những mục tiêu lớn của Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách Bộ Công Thương. Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Hội - Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Quyết tâm đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp
(PLVN) -Năm 2025, một trong những ưu tiên của Bộ, ngành Tư pháp là tham mưu thể chế hóa đầy đủ và triển khai thực hiện nghiêm, hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, văn bản chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến các lĩnh vực công tác của Bộ, ngành Tư pháp, đặc biệt là công tác xây dựng và thi hành pháp luật theo tinh thần chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp diễn ra ngày 7/11/2024.

Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh và cơ duyên với ngành Tư pháp

Ngày 26/8/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long (Thứ 4 từ trái sang) cùng Ban Cán sự Đảng, Đảng uỷ Bộ Tư pháp chúc mừng đồng chí Nguyễn Hải Ninh trở thành tân Bộ trưởng Bộ Tư pháp
(PLVN) - Chưa bao giờ cán bộ ngành Tư pháp phải đảm nhiệm một khối lượng công việc khổng lồ như bây giờ. Nhưng cũng chưa bao giờ, mỗi cán bộ ngành Tư pháp lại thấy vai trò của mình quan trọng như vậy trong “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.

10 sự kiện nổi bật của Báo Pháp luật Việt Nam năm 2024

10 sự kiện nổi bật của Báo Pháp luật Việt Nam năm 2024. (Ảnh: Thanh Hà)
(PLVN) - Năm 2024 đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ của Báo Pháp luật Việt Nam trên nhiều phương diện, từ việc lần đầu tiên phát động “Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp” đến những chương trình thiện nguyện, tọa đàm, hội thảo chuyên sâu và thành tích báo chí ấn tượng. Không ngừng đổi mới, tinh gọn bộ máy, Báo tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực truyền thông pháp luật, đóng góp thiết thực vào sự phát triển của ngành Tư pháp và đất nước. 

Khởi tố 6 bị can trong vụ án xảy ra tại công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC)

Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an. (Ảnh: P.Mai)
(PLVN) -Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, Phó Chánh Văn phòng, người phát ngôn Bộ Công an đã thông tin về việc khởi tố vụ án xảy ra tại Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) và các đơn vị liên quan tại buổi họp báo thông báo kết quả phiên họp thứ 27 Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vào ngày 31/12. 

Thái Bình: Hoàn thành số hoá dữ liệu hộ tịch

Sở Tư pháp tỉnh Thái Bình họp triển khai nhiệm vụ thực hiện số hóa dữ liệu hộ tịch.
(PLVN) -  Để đảm bảo tiến độ thực hiện theo Kế hoạch đề ra của UBND tỉnh Thái Bình về số hoá dữ liệu hộ tịch , Sở Tư pháp tỉnh đã huy động toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức tập trung làm việc, ngày, đêm rà soát, hiệu đính, sàng lọc hơn 1,3 triệu dữ liệu để các điạ phương triển khai thực hiện hiệu quả