Thể chế trong Kỷ nguyên mới

Vụ trưởng Nguyễn Thanh Tú: Hai “vế” Nhà nước - doanh nghiệp phải song hành

Vụ trưởng Nguyễn Thanh Tú: Hai “vế” Nhà nước - doanh nghiệp phải song hành
(PLVN) -Trao đổi với Báo PLVN về vấn đề hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế, Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú nhận định: "Cần làm tốt nhiều công việc để góp phần hình thành các doanh nghiệp dân tộc trong kỷ nguyên mới"

Cũng theo ông Nguyễn Thanh Tú, trong bối cảnh đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, chúng ta cần làm rõ Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp như thế nào để doanh nghiệp thực hiện được sứ mệnh của mình cũng như cần xác định vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới. Bởi để hiện thực hóa kỷ nguyên mới, Nhà nước không thể làm một mình mà phải có sự chung sức, chung lòng của doanh nghiệp, người dân. Trong đó, doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng.

Nhưng muốn doanh nghiệp đóng góp, theo Vụ trưởng Nguyễn Thanh Tú, thì phải nhìn từ hai góc độ.

Ở góc độ thứ nhất, Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp sao cho thực chất, hiệu quả, đặc biệt trong vấn đề tổ chức thực hiện pháp luật. Gần đây, Tổng Bí thư và Quốc hội (Nghị quyết số 158/2024/QH15) đã khẳng định phải đổi mới tư duy xây dựng pháp luật và phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức thực hiện pháp luật; trong đó, tập trung cắt giảm tối đa chi phí cho người dân, doanh nghiệp; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, xóa bỏ cơ chế xin - cho.

Tất cả những nội dung này phải được hiện thực hóa và phải được tổ chức thực hiện hiệu quả, chất lượng trên thực tế, bảo đảm doanh nghiệp tận dụng được mọi nguồn lực hợp pháp để phát triển.

Ở góc độ thứ hai, doanh nghiệp cần làm gì để đóng góp trong kỷ nguyên mới? Điều này đòi hỏi trách nhiệm của doanh nghiệp trong xây dựng, phát triển đất nước. Trước hết, doanh nghiệp cần kinh doanh có trách nhiệm.

Hai “vế” Nhà nước - doanh nghiệp phải song hành, không thể xem nặng hay xem nhẹ vế nào mà phải kết hợp cả hai, đặc biệt phải gắn với tổ chức thực hiện pháp luật hiệu lực, hiệu quả.

Theo Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế Nguyễn Thanh Tú: "Hai “vế” Nhà nước - doanh nghiệp phải song hành, không thể xem nặng hay xem nhẹ vế nào mà phải kết hợp cả hai, đặc biệt phải gắn với tổ chức thực hiện pháp luật hiệu lực, hiệu quả. ( Ảnh minh họa)

Theo Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế Nguyễn Thanh Tú: "Hai “vế” Nhà nước - doanh nghiệp phải song hành, không thể xem nặng hay xem nhẹ vế nào mà phải kết hợp cả hai, đặc biệt phải gắn với tổ chức thực hiện pháp luật hiệu lực, hiệu quả. ( Ảnh minh họa)

Nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, nhưng chưa hiệu quả

Vụ trưởng Nguyễn Thanh Tú thẳng thắn nhìn nhận, hiện nay, chúng ta có nhiều chương trình, đề án hỗ trợ cho doanh nghiệp nhưng nhìn tổng thể chưa thực sự hiệu quả, thực chất, còn dàn trải. Nội dung này cũng gắn với năng lực tổ chức thực hiện pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước.

Trong bối cảnh tinh gọn bộ máy thì càng cần đẩy mạnh hơn nữa vấn đề tổ chức thực hiện pháp luật phục vụ doanh nghiệp để doanh nghiệp đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Về điều kiện đầu tư kinh doanh, các Bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục rà soát theo hướng cắt giảm, dứt khoát từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”; bảo đảm các điều kiện đầu tư kinh doanh phải tuân thủ đúng, đầy đủ yêu cầu của Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Luật Đầu tư, trong đó, quyền của doanh nghiệp chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng; các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh phải thực sự cân bằng, hợp lý.

Doanh nghiệp cũng cần đổi mới tư duy

Từ góc độ của doanh nghiệp, theo Vụ trưởng Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, doanh nghiệp cũng phải đổi mới tư duy trong đầu tư, sản xuất kinh doanh, không thể làm ngắn hạn mà phải có cái nhìn tổng thể, hướng tới tương lai, thể hiện tinh thần kinh doanh có trách nhiệm của doanh nghiệp, tuân thủ pháp luật, tranh chấp phải được giải quyết tại cơ quan tài phán có thẩm quyền trên cơ sở pháp luật và hợp đồng.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp nhưng bảo đảm không vi phạm các cam kết quốc tế, công khai, minh bạch, có trọng tâm, trọng điểm.

Ví dụ, đối với thị trường trong nước, nếu Nhà nước đầu tư các dự án trọng điểm, cần có chính sách phát triển các doanh nghiệp nội địa trong lĩnh vực đó để họ tiếp cận, làm chủ công nghệ, phát triển bền vững, làm tiếp các dự án tương tự trong tương lai.

Đây là cách Nhà nước giữ vai trò dẫn dắt, thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Ngược lại, doanh nghiệp cũng phải cố gắng, không được ỷ lại, trông chờ, làm méo mó đi sự hỗ trợ của Nhà nước.

Đối với thị trường nước ngoài, Nhà nước cần hỗ trợ, nhất là vấn đề pháp lý cho doanh nghiệp khi gia nhập thị trường nước ngoài, giúp doanh nghiệp được hưởng lợi từ các FTA đã ký kết.

Đặc biệt là khi phát sinh tranh chấp với cơ quan Nhà nước nước ngoài liên quan đến trợ cấp, bán phá giá…, doanh nghiệp không thể một mình đối diện. Nhà nước cần thông qua các kênh khác nhau về ngoại giao, về pháp lý để hỗ trợ doanh nghiệp, không để doanh nghiệp Việt Nam “cô đơn”, thua thiệt.

Như vậy, cơ quan Nhà nước phải thực sự đồng hành và chia sẻ với doanh nghiệp từ cả khía cạnh xây dựng, hoàn thiện pháp luật và khía cạnh tổ chức thực hiện pháp luật.

Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã định hướng rõ yêu cầu này; trong đó có việc xây dựng và vận hành hiệu quả các khung pháp lý thử nghiệm (sandbox), bảo đảm “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”.

Nếu làm tốt các công việc này thì sẽ góp phần hình thành các doanh nghiệp dân tộc trong kỷ nguyên mới của đất nước.

Tin cùng chuyên mục

Bà Mai Thị Diệu Huyền, Phó Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, VCCI

Bà Mai Thị Diệu Huyền: "Nữ doanh nhân đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của đội ngũ doanh nhân Việt Nam"

(PLVN) - Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới. Triển khai nghị quyết, Chính phủ đã đặt ra các mục tiêu cụ thể đến năm 2030, trong đó có mục tiêu khoảng 20 - 25% số doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, 30 - 35% số doanh nghiệp có giám đốc hoặc người đứng đầu doanh nghiệp là nữ. Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với bà Mai Thị Diệu Huyền, Phó Chủ tịch Hội đồng Doanh nhân nữ Việt Nam, VCCI về nội dung này.

Đọc thêm

Kịp thời giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc cho các chủ hộ kinh doanh

Toàn cảnh cuộc họp thẩm định.
(PLVN) - Ngày 3/1, Bộ Tư pháp tổ chức cuộc họp thẩm định dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ghi nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc của chủ hộ kinh doanh đã tham gia trước ngày Luật BHXH số 41/2024/QH15 có hiệu lực thi hành để làm căn cứ giải quyết chế độ BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH. Cuộc họp do Thứ trưởng Trần Tiến Dũng chủ trì.

Đẩy mạnh công tác kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật tại các bộ, ngành, địa phương

Toàn cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Ngày 2/1, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh chủ trì Hội nghị triển khai công tác năm 2025 của Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) và Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính & Theo dõi thi hành pháp luật (QLXLVPHC&TDTHPL). Cục trưởng Cục Kiểm tra VBQPPL Hồ Quang Huy và Cục trưởng Cục QLXLVPHC&TDTHPL Nguyễn Quốc Hoàn đồng chủ trì Hội nghị.

Chánh án Lê Chí Công tận tâm vì người yếu thế

Ông Lê Chí Công, Chánh án Tòa án nhân dân huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang
(PLVN) -Với phương châm “làm hết việc, không hết giờ,” Chánh án Tòa án nhân dân huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang Lê Chí Công đã có nhiều năm cống hiến cho ngành tư pháp, đi đầu trong công tác hòa giải, trợ giúp pháp lý, đóng góp lớn cho sự công bằng và trật tự xã hội.

Cần xây dựng một thương hiệu du lịch quốc gia mạnh mẽ

Ông Lê Công Năng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Du lịch Quốc tế WonderTour
(PLVN) - "Những người làm du lịch, từ hướng dẫn viên đến chủ doanh nghiệp, đang gánh vác sứ mệnh gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, giới thiệu một Việt Nam hiện đại, thân thiện và giàu lòng mến khách đến với toàn thế giới", là chia sẻ của ông Lê Công Năng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Du lịch Quốc tế WonderTour với Báo PLVN khi bàn đến vấn đề hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam.

Nghị quyết 41 xóa bỏ mọi rào cản để đội ngũ doanh nhân phát triển

Ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
(PLVN) - Nghị quyết số 41-NQ/TW đã khẳng định đội ngũ doanh nhân là “một trong những lực lượng nòng cốt” trong phát triển nền kinh tế độc lập, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Với tinh thần luôn dấn thân, dám đương đầu với khó khăn, linh hoạt trong mọi tình huống, cộng đồng doanh nhân Việt Nam đã và đang góp phần định hình vị trí mới cho Việt Nam trên bản đồ kinh tế toàn cầu là nhận định của Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công.

Trung Quốc có chính sách ưu đãi gì với các doanh nghiệp trụ cột?

Trụ sở Tsinghua Unigroup - Ảnh Unigroup.com.vn
(PLVN) - Trung Quốc cũng phát triển các tập đoàn công nghiệp lớn tương tự như chaebol tại Hàn Quốc, nhưng cấu trúc và hoạt động của các tập đoàn này khác với chaebol do các yếu tố lịch sử, kinh tế , chính trị khác nhau. Đáng lưu ý, đất nước tỷ dân đã ưu tiên phát triển các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ cao .

Ấn tượng doanh nghiệp Việt tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Đại tướng Nguyễn Tân Cương và các đại biểu tham quan các sản phẩm của Tập đoàn Viettel.
(PLVN) - Với nhiều loại khí tài quân sự mới do ngành công nghiệp quốc phòng (CNQP) Việt Nam tự phát triển, sản xuất lần đầu tiên được trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam (QPQTVN) 2024, các doanh nghiệp quốc phòng Việt Nam đã khẳng định sự trưởng thành, lớn mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN), đồng thời thể hiện sức mạnh, bản lĩnh và thông điệp về hợp tác hòa bình Việt Nam.

Năm 2024: Nhiều khởi sắc trong công tác thi hành án dân sự

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Thứ trưởng Mai Lương Khôi và Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Quang Thái chủ trì Hội nghị triển khai công tác THADS, THAHC năm 2025. (Ảnh: P.Mai)
(PLVN) - Năm 2024 đi qua với nhiều khó khăn, thách thức, trong bối cảnh khối lượng việc và tiền phải thi hành án ngày càng tăng cao với nhiều vụ án lớn khó khăn, phức tạp. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Chính phủ, sự nỗ lực, quyết tâm của toàn Hệ thống Thi hành án dân sự (THADS), kết quả đã đạt và vượt 2 chỉ tiêu về việc và tiền.

Chuyển đổi số trong lĩnh vực tư pháp: Người dân ngày càng thuận lợi trong thực hiện các quyền dân sinh

Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp được vinh danh Cơ quan Nhà nước chuyển đổi số xuất sắc với sản phẩm Hệ thống đăng ký trực tuyến về biện pháp bảo đảm bằng động sản.
(PLVN) - Thời gian qua, với nỗ lực của toàn ngành Tư pháp trong đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số không chỉ giúp Bộ, ngành hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao mà còn tạo thuận lợi cho người dân khi được thụ hưởng nhiều tiện ích từ các dịch vụ công trực tuyến.

Bí quyết phá án của Đại uý Phan Hoàng Sử

Đại úy Phan Hoàng Sử, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an thành phố Biên Hòa. Đồng Nai
(PLVN) - Suốt nhiều năm qua, đại uý Phan Hoàng Sử đã cùng các đồng nghiệp trong lực lượng Công an Đồng Nai đã tham gia phá hàng loạt vụ án lớn. Đồng thời cũng tuyên truyền sâu rộng đến người dân về các thủ đoạn lừa đảo, phạm tội của các loại tội phạm để người dân cảnh giác.

Chấp hành viên Nguyễn Quốc Tuấn tiếp nhận bản án khó, giải quyết thành công nhờ cách tiếp cận mới

Ông Nguyễn Quốc Tuấn, Chấp hành viên sơ cấp Chi cục Thi hành án dân sự huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
(PLVN) - Sau nhiều năm kéo dài và gặp khó khăn trong quá trình thi hành án, vụ việc thi hành dân sự liên quan đến bà L.T.H và bà Đ.T.H tại huyện Sơn Dương đã được giải quyết thành công vào tháng 9/2024, nhờ những nỗ lực kiên trì của ông Nguyễn Quốc Tuấn, Chấp hành viên sơ cấp Chi cục Thi hành án dân sự huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.

Viện trưởng Nguyễn Văn Hội: “3 chiến lược phát triển ngành thép, sữa và ô tô đang chờ Chính phủ phê duyệt”

Ông Nguyễn Văn Hội - Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương
(PLVN) - Xây dựng và đề xuất những chiến lược để tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt có thể tham dự vào các dự án lớn của đất nước trong thời gian tới là một trong những mục tiêu lớn của Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách Bộ Công Thương. Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Hội - Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Quyết tâm đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng pháp luật

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp
(PLVN) -Năm 2025, một trong những ưu tiên của Bộ, ngành Tư pháp là tham mưu thể chế hóa đầy đủ và triển khai thực hiện nghiêm, hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, văn bản chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ liên quan đến các lĩnh vực công tác của Bộ, ngành Tư pháp, đặc biệt là công tác xây dựng và thi hành pháp luật theo tinh thần chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi làm việc với Ban cán sự đảng Bộ Tư pháp diễn ra ngày 7/11/2024.