Năm 2024: Nhiều khởi sắc trong công tác thi hành án dân sự

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Thứ trưởng Mai Lương Khôi và Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Quang Thái chủ trì Hội nghị triển khai công tác THADS, THAHC năm 2025. (Ảnh: P.Mai)
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh, Thứ trưởng Mai Lương Khôi và Tổng cục trưởng Tổng cục THADS Nguyễn Quang Thái chủ trì Hội nghị triển khai công tác THADS, THAHC năm 2025. (Ảnh: P.Mai)
(PLVN) - Năm 2024 đi qua với nhiều khó khăn, thách thức, trong bối cảnh khối lượng việc và tiền phải thi hành án ngày càng tăng cao với nhiều vụ án lớn khó khăn, phức tạp. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao của Chính phủ, sự nỗ lực, quyết tâm của toàn Hệ thống Thi hành án dân sự (THADS), kết quả đã đạt và vượt 2 chỉ tiêu về việc và tiền.

Kết quả đạt cao nhất từ trước đến nay

Năm 2024, công tác THADS đạt kết quả cao nhất về việc và về tiền từ trước đến nay, đã thi hành xong gần 622 ngàn việc, tăng gần 46 ngàn việc so với cùng kỳ 2023. Về tiền thi hành xong hơn 117 ngàn tỷ đồng, tăng gần 28 ngàn tỷ so với cùng kỳ.

Ngay từ đầu năm, Bộ Tư pháp đã quán triệt, chỉ đạo các cơ quan THADS thực hiện nghiêm việc xác minh, phân loại án bảo đảm chính xác, đúng pháp luật. Kết quả kiểm tra, tự kiểm tra cho thấy, về cơ bản, các cơ quan THADS đều thực hiện nghiêm túc công tác xác minh điều kiện thi hành án và phân loại việc THADS.

Năm 2024, các cơ quan THADS đã ra 707.461 quyết định thi hành án. Về cơ bản, quyết định thi hành án được ban hành đúng thời hạn, trình tự, thủ tục luật định. Qua công tác tự kiểm tra, kiểm tra hoặc qua kiến nghị, kháng nghị của VKSND các cấp, các vi phạm, sai sót được phát hiện kịp thời để điều chỉnh, khắc phục.

Năm 2024, Bộ Tư pháp tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác hướng dẫn nghiệp vụ trong THADS; thường xuyên rà soát, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về THADS; tổ chức nhiều cuộc họp liên ngành để tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn cho các cơ quan THADS địa phương; giải quyết một số vụ việc trọng điểm, phức tạp, kéo dài.

Thứ trưởng Mai Lương Khôi trao Bằng khen của Thủ tướng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc

Thứ trưởng Mai Lương Khôi trao Bằng khen của Thủ tướng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc

Bộ Tư pháp thường xuyên, chủ động phối hợp chặt chẽ, toàn diện và hiệu quả với các cấp ủy, chính quyền địa phương về quy hoạch, bố trí, sắp xếp kiện toàn đội ngũ cán bộ, nhất là đối với các địa bàn lớn, trọng điểm, phức tạp. Việc tuyển dụng, đánh giá, quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, biệt phái, nâng ngạch, chuyển ngạch và các nội dung quản lý cán bộ khác trong Hệ thống THADS tiếp tục được thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ, bảo đảm cơ cấu cân đối, phù hợp; Ngoài ra, công tác phối hợp với TAND và VKSND trong xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án cũng được tăng cường.

Chủ động, linh hoạt trong thực hiện các giải pháp

Kết quả công tác THADS cả nước nói chung không thể không nói đến những đóng góp của các Cục THADS trọng điểm. Các địa phương đã nỗ lực rất lớn trong việc thực hiện đồng bộ, linh hoạt các giải pháp để hoàn thành chỉ tiêu nhiệm vụ. Cục THADS TP Hồ Chí Minh là đơn vị có khối lượng công việc lớn nhất cả nước. Năm 2024, TP đã giải quyết xong trên 58 ngàn việc tương ứng số tiền gần 35 ngàn tỷ đồng (chiếm trên 9% về việc và gần 30% số tiền giải quyết xong của toàn quốc), đạt tỷ lệ trên 83% về việc và trên 52% về tiền trên số có điều kiện giải quyết, vượt chỉ tiêu được giao về cả về việc và về tiền.

Cục đã chỉ đạo các đơn vị xây dựng Kế hoạch tổ chức các vụ việc có điều kiện trên 1 năm chưa thi hành xong và các vụ việc liên quan đến án tín dụng ngân hàng. Đồng thời, chỉ đạo chấp hành viên xác minh, phân loại án (xác minh điều kiện thi hành án, phân loại việc thi hành án, xác định việc chưa có điều kiện và ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành) đầy đủ, kịp thời, chính xác.

Còn tại Cục THADS TP Hà Nội đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai nhiều giải pháp phù hợp để chỉ đạo các phòng chuyên môn, các Chi cục bám sát chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao, triển khai kế hoạch công tác, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền cùng cấp chỉ đạo, lãnh đạo hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu đề ra, trong đó tập trung chỉ đạo tăng cường kiểm tra đôn đốc, bảo đảm ra quyết định về THADS đúng thời hạn đối với 100% các bản án, quyết định về dân sự đã có hiệu lực pháp luật theo quy định; tiếp tục tập trung quyết liệt chỉ đạo giải quyết các việc liên quan đến án hình sự về kinh tế, tham nhũng, án tín dụng ngân hàng, vụ việc có giá trị thi hành án lớn. Năm 2024, Hà Nội thi hành xong gần 47 ngàn việc, số tiền thi hành xong hơn 25 ngàn tỷ đồng.

Tại Đà Nẵng, do số tiền phải thi hành năm thứ 4 liên tiếp đứng thứ 3 toàn quốc; TP nhận ủy thác nhiều vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chỉ đạo, với số tiền lớn áp lực công việc lớn, lãnh đạo Cục đã tập trung chỉ đạo giải quyết các vấn đề trọng tâm; thay đổi phương thức quản lý, lề lối làm việc; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đề cao trách nhiệm người đứng đầu và sự đồng lòng, quyết tâm vượt qua khó khăn của công chức các đơn vị. Vì thế, năm 2024 đã đánh dấu một bước phát triển vượt bậc của các cơ quan THADS TP Đà Nẵng cụ thể: thi hành xong đạt gần 86%, về tiền thi hành xong đạt tỷ lệ trên 47%, đều vượt so với chỉ tiêu được giao. Số án có điều kiện thi hành kéo dài trên 01 năm được kéo giảm một nửa, từ 1.700 việc xuống còn hơn 700 việc.

Đề nghị tăng cường kiểm sát quá trình tổ chức thi hành án

Tuy nhiên, theo Bộ Tư pháp, khó khăn là số việc và tiền thụ lý mới tăng cao so với năm 2023 (tăng 71.511 việc, tương ứng với 11,23% và trên 80.188 tỷ đồng, tương ứng với 48,51% về tiền); số việc, tiền phải thi hành án ngày càng tăng cao, đặc biệt là số tiền phải thi hành trong các vụ án tham nhũng, kinh tế, dẫn đến quá tải cho các chấp hành viên, cơ quan THADS trong thực thi nhiệm vụ (tính đến thời điểm hiện tại, mỗi chấp hành viên sẽ phải tổ chức thi hành 233 việc với số tiền trên 127 tỷ đồng).

Một số quy định pháp luật còn chưa phù hợp với thực tiễn, nhất là các quy định về trình tự, thủ tục kê biên, xử lý tài sản bảo đảm là dự án, tài sản hình thành trong tương lai, tài sản là quyền khai thác khoáng sản…, tài sản là cổ phần, cổ phiếu bán đấu giá, giảm giá nhiều lần không có người mua…; chưa có những quy định đặc thù trong xử lý tài sản để thu hồi cho Nhà nước; pháp luật tố tụng hình sự chưa xác định rõ trách nhiệm của từng chủ thể trong việc truy nguyên, truy tìm, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản ngay từ giai đoạn giải quyết tin báo tố giác tội phạm đến điều tra, truy tố, xét xử…

Cưỡng chế THADS tại TP Hồ Chí Minh. (Ảnh MH: Cẩm Tú)

Cưỡng chế THADS tại TP Hồ Chí Minh. (Ảnh MH: Cẩm Tú)

Công tác phối hợp của một số cơ quan hữu quan trong một số trường hợp vẫn còn chưa kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả; ý thức, trách nhiệm, năng lực, trình độ của đội ngũ công chức, chấp hành viên một số cơ quan THADS chưa đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; kỷ cương, kỷ luật hành chính trong một số cơ quan THADS còn chưa nghiêm, việc quản lý, chỉ đạo, điều hành của một số lãnh đạo chưa chặt chẽ.

Để thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu, nhiệm vụ THADS, hành chính trong năm 2025, Bộ Tư pháp đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục quan tâm, chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành triển khai đầy đủ, toàn diện các văn bản, nghị quyết, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong lĩnh vực THADS, thi hành án hành chính (THAHC); chỉ đạo việc hoàn thiện pháp luật về THADS, THAHC và các quy định có liên quan nhằm tháo gỡ vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật của các cơ quan THADS, nhất là việc xây dựng ban hành Luật THADS (sửa đổi) đảm bảo chất lượng, tiến độ đã đề ra.

Đề nghị TANDTC chỉ đạo TAND các cấp tiếp tục phối hợp có hiệu quả với cơ quan THADS; kịp thời giải quyết các yêu cầu đính chính, giải thích bản án và các kiến nghị của cơ quan THADS theo quy định, cung cấp hồ sơ tài liệu vụ việc; thụ lý yêu cầu phân chia tài sản chung của đương sự trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế...; chỉ đạo việc gửi bản án, quyết định thi hành án đúng thời hạn để đảm bảo việc tổ chức thi hành án theo quy định.

Đề nghị VKSNDTC chỉ đạo VKSND các cấp tăng cường kiểm sát quá trình tổ chức thi hành án nhất là các vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo, trong đó tất cả các tài sản trước khi đưa ra bán đấu giá phải được VKSND kiểm sát trực tiếp và có kết luận kiểm sát, nhằm kiểm soát chặt chẽ, không để xảy ra các vi phạm, tham nhũng, tiêu cực trong quá trình tổ chức thi hành đối với các vụ việc này.

Đề nghị các tỉnh, thành ủy tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Tư pháp, Tổng cục THADS trong việc kiện toàn về tổ chức, cán bộ của các cơ quan THADS. Đề nghị Hội đồng nhân dân các cấp tăng cường giám sát theo thẩm quyền đối với công tác THADS, THAHC. Đề nghị Ban Chỉ đạo THADS các địa phương tập trung chỉ đạo việc phối hợp tổ chức cưỡng chế thi hành án, đặc biệt là cưỡng chế giao tài sản đã bán đấu giá thành; chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn về THADS, THAHC.

Năm 2025, nhiều vụ án lớn phải thi hành

Năm 2024 là năm kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng kinh tế đạt cao nhất từ trước đến nay. Toàn hệ thống đã tổ chức thi hành xong 9.211 việc, đạt tỷ lệ trên 84% (tăng hơn 17%) so với cùng kỳ năm 2023; đã tổ chức thi hành được trên 22 ngàn tỷ đồng, đạt tỷ lệ hơn 57% tăng hơn 16% so với cùng kỳ năm 2023. Năm 2024 cũng là năm kết quả thu hồi tài sản trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế đạt cao nhất từ trước đến nay.

Bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ Tư pháp cho biết, thời gian tới đây đã và đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, vướng mắc, thách thức, do phát sinh các vụ án tham nhũng, kinh tế với giá trị phải xử lý lớn, khối lượng đương sự đông. Vụ Tân Hoàng Minh: giá trị phải thi hành hơn 8.600 tỷ đồng, số lượng người bị hại là 6.800 người; vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 1 có giá trị phải thi hành trên 700.000 tỷ đồng, giai đoạn 2 có giá trị phải thi hành trên 30.000 tỷ đồng, số lượng người bị hại trên 43.000 người...

Đọc thêm

Chi bộ Cục THADS tỉnh Tuyên Quang tổ chức sinh hoạt chuyên đề

Toàn cảnh Hội nghị ( Ảnh: Lê Hanh)
(PLVN) - Ngày 23/12, Cục THADS tỉnh Tuyên Quang tổ chức sinh hoạt chuyên đề về “Giải pháp tiếp tục thực hiện Quy định số 132-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án”.

Hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM

Hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM
(PLVN) -  Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa tại TP.HCM cập nhật kiến thức pháp luật, nâng cao năng lực cạnh tranh, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) phối hợp với Báo pháp luật Việt Nam, Video pháp luật tổ chức hội thảo về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp tại Đồng Nai và TPHCM, sẽ diễn ra vào ngày 24 và 25/12/2024.

Hội thảo Pháp luật: “Hành lang pháp lý về an toàn vệ sinh thực phẩm”

Hội thảo Pháp luật: “Hành lang pháp lý về an toàn vệ sinh thực phẩm”
(PLVN) -  Để hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa nắm vững quy định pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) phối hợp với Báo pháp luật Việt Nam, Video Pháp Luật tổ chức Hội thảo về “Hành lang pháp lý về an toàn vệ sinh thực phẩm” sẽ diễn ra vào ngày chiều 25/12/2024 tại TP. HCM.

Bình Định vượt chỉ tiêu thi hành án dân sự

Quang cảnh hội nghị.
(PLVN) - Năm 2024, các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Bình Định đã thi hành xong 8.529 việc và về tiền thi hành hơn 717 tỷ đồng; vượt chỉ tiêu cả về việc và tiền so với chỉ tiêu của Tổng cục THADS giao.

Gia Lai tổng kết công tác Tư pháp năm 2024

Gia Lai tổng kết công tác Tư pháp năm 2024
(PLVN) - Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác Tư pháp năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác Tư pháp năm 2025. Tham dự hội nghị có bà Lê Thị Ngọc Lam, Giám đốc Sở Tư pháp cùng các lãnh đạo Sở Tư pháp, Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Gia Lai.

Thảo luận, đánh giá việc xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL thực hiện từ năm 2020 đến nay

Thảo luận, đánh giá việc xử lý kết quả rà soát văn bản QPPL thực hiện từ năm 2020 đến nay

(PLVN) - Ngày 20/12, tại Quảng Nam, thực hiện Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) và nhiệm vụ được Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao, Cục Kiểm tra văn bản QPPL tổ chức “Hội thảo lấy ý kiến góp ý, đánh giá đối với việc xử lý kết quả rà soát văn bản do Tổ công tác và các bộ, ngành thực hiện từ năm 2020 đến nay”.

Báo Pháp luật Việt Nam trao tặng 'Mái ấm Tư pháp' ở Hậu Giang

Báo Pháp luật Việt Nam trao tặng 'Mái ấm Tư pháp' ở Hậu Giang
(PLVN) -  Chiều 18/12, Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) và Trường Cao đẳng Luật Miền Nam trao tặng “Mái ấm Tư pháp” cho chị Nguyễn Thị Nhung (nhân viên Trường Cao đẳng Luật miền Nam) tại khu vực 6, phường IV, TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự

Đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác thi hành án dân sự
(PLVN) - Sáng 17/12, Đoàn giám sát của đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Đồng Nai do ông Quản Minh Cường – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Cục Thi hành án dân sự (THADS) tỉnh về việc thực hiện chính sách pháp luật trong công tác THADS từ ngày 1/10/2020 đến ngày 30/9/2024.