Canada: Nước ngoài đổ tiền can thiệp bầu cử?

Người dân Canada đang yêu cầu điều tra về mức độ can thiệp của các tổ chức và nguồn tiền nước ngoài rót vào cuộc tổng tuyển cử
Người dân Canada đang yêu cầu điều tra về mức độ can thiệp của các tổ chức và nguồn tiền nước ngoài rót vào cuộc tổng tuyển cử
(PLO) - Theo một tài liệu vừa được trình lên Cơ quan Bầu cử Canada, nước ngoài đã tài trợ cho các tổ chức đấu tranh chính trị ở Canada để gây ảnh hưởng tới kết quả bầu cử liên bang năm 2015. 

Tài liệu trên khẳng định “kết quả kỳ bầu cử năm 2015 đã bị thiên lệch do tiền của những người ngoại quốc giàu có”. 

Lách  “hạn mức chi tiêu”

Trong báo cáo dài 36 trang có tựa đề “Khiếu nại lên Cơ quan Bầu cử Canada về ảnh hưởng của ngoại quốc trong kỳ bầu cử Canada 2015”, nêu rõ các bên thứ ba đã phối hợp với nhau nhằm lách hạn mức chi tiêu trong bầu cử vốn được quy định trong Đạo luật Bầu cử Canada.

Đạo luật này quy định bên thứ ba không được lách hạn mức chi tiêu bằng bất cứ cách nào, bao gồm việc tách thành nhiều bên hoặc cấu kết với các bên khác để có được hạn mức chi tiêu quảng cáo cao hơn hạn định. Đạo luật cũng quy định chỉ có công dân Canada mới được quyền khuyến khích cử tri đi bầu/không đi bầu, hoặc bỏ phiếu/không bỏ phiếu cho một ứng cử viên cụ thể. 

Tuy nhiên, theo báo cáo, số lượng bên thứ ba đăng ký hoạt động trong kỳ tổng tuyển cử năm 2015 đã tăng hơn gấp đôi so với kỳ bầu cử năm 2011, từ 55 lên tới 114, với tổng chi phí hoạt động khoảng 6 triệu đôla Canada (CAD).

Nhiều bên thứ ba đã được nhận tài trợ của Tides Foundation, một tổ chức có trụ sở tại California và New York (Mỹ). Trong năm bầu cử 2015, Tides Foundation đã tặng 1,5 triệu USD cho các bên thứ ba ở Canada. 

Trước đó, tổ chức Canada Decides cũng đã gửi đơn khiếu kiện về sự can dự của nước ngoài thông qua hoạt động của các bên thứ ba. Canada Decides cho biết ghế dân biểu tại khu vực bầu cử Calgary Centre là một trong 29 ghế bị tổ chức Leadnow nhắm tới thông qua chiến dịch “Vote Together” (Cùng nhau đi bầu).

Thông qua sự hỗ trợ từ nguồn nước ngoài, Leadnow đã đánh bại ứng cử viên Joan Crockatt của đảng Bảo thủ, mang lại chiến thắng cho Kent Hehr, ứng cử viên của đảng Tự do. Trong một tài liệu có tên “Defeating Harper” (Đánh bại Harper) công bố tháng 12/2015, chỉ một tháng sau khi diễn ra cuộc tổng tuyển cử, tổ chức Leadnow tổng kết: “Đảng Bảo thủ đã bị đánh bại trong 25 trên 29 khu vực bầu cử, và . . . trong những ghế mà đảng Bảo thủ bị mất, ứng cử viên được chúng tôi giới thiệu đã thắng cử trong 96% trường hợp”.  

Theo các thông tin và hình ảnh thu thập được, các nhân viên của Leadnow đã bay khắp Canada trong nhiều dịp để phân phát tờ rơi và dựng biển ủng hộ. Ngoài ra, Leadnow cũng đã được thuê tiến hành 57 cuộc thăm dò ở 37 khu vực bầu cử để kêu gọi cử tri bỏ phiếu có chiến lược hòng đánh bại ứng cử viên đảng Bảo thủ. 

Nguy cơ lớn

Tổ chức Canada Decides cho rằng, đây không phải là vấn đề mang tính đảng phái hay đảng Bảo thủ ghen tức vì bị thua cuộc, mà là vấn đề của tất cả người dân Canada, cho dù thuộc bất kỳ chính đảng nào. “Bạn nên đặc biệt quan ngại về tiền nước ngoài chi tiêu ở Canada trong chiến dịch tranh cử”, một thành viên của Canada Decides nói.

Bà Crockatt cũng khẳng định “nguồn tiền từ nước ngoài đã gây ảnh hưởng lớn tới kỳ bầu cử của Canada”, “làm thay đổi kết quả bầu cử và cần được nhìn nhận một cách nghiêm túc”. Canada Decides yêu cầu Cơ quan Công tố Canada điều tra về mức độ can thiệp của các tổ chức và nguồn tiền nước ngoài rót vào cuộc tổng tuyển cử ở Canada năm 2015 để ngăn chặn những nguy cơ tương tự trong tương lai. 

Điều trần trước Ủy ban các vấn đề pháp lý và Hiến pháp của Thượng viện, Giám đốc Cơ quan Bầu cử Canada Yves Cote thừa nhận, cần có một cuộc điều tra sau khi các Thượng nghị sĩ đảng Bảo thủ Linda Frum và Bob Runciman đặt câu hỏi.

Ông khẳng định Tòa án Tối cao Canada coi việc duy trì sân chơi công bằng là một mục tiêu quan trọng. Hiện tại, Thượng nghị sĩ Linda Frum dự định đề xuất một dự luật do cá nhân bảo trợ yêu cầu sửa đổi Đạo luật Bầu cử Canada nhằm cấm các bên thứ ba nhận tài trợ của nước ngoài cho các hoạt động chính trị trong nước.  

Theo luật định, mỗi người dân Canada chỉ có thể tặng tối đa 1.550 CAD cho các đảng chính trị và ứng cử viên. Các doanh nghiệp và nghiệp đoàn bị cấm tặng tiền và hiện vật cho các chính đảng và ứng cử viên. Tuy nhiên, sẽ không có giới hạn số tiền hiến tặng của các bên thứ ba nếu như họ nhận được tiền tài trợ từ nước ngoài ít nhất 6 tháng trước khi có công bố chính thức về quyết định bầu cử…/

Tin cùng chuyên mục

Đoàn đại biểu Việt Nam tại Phiên Đối thoại.

Cộng đồng quốc tế đánh giá cao thành tựu của Việt Nam về bảo vệ, thúc đẩy quyền con người

(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) tại Geneva, Thụy Sỹ, Đoàn đại biểu Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt dẫn đầu đã tham gia Phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Đọc thêm

Việt Nam chuẩn bị đối thoại về Báo cáo UPR tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại.
(PLVN) - Ngày 7/5, tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở Geneva (Thụy Sỹ), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam tham gia phiên đối thoại về Báo cáo quốc gia của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người theo cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền LHQ.

Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Tiết lộ khẩu pháo phòng không nguy hiểm nhất của Nga

Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga.
(PLVN) - Pháo phòng không bắn nhanh ZU-23-2 của Nga không chỉ là phương tiện phòng không chống lại trực thăng, máy bay không người lái cỡ lớn và máy bay chiến đấu bay thấp mà còn là vũ khí đất đối đất “sát thủ” cả trên bộ và trên biển.