Đoàn kiều bào thăm, động viên quân, dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I

Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
Đoàn công tác số 11 do Chuẩn Đô đốc Phạm Văn Luyện, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Hải quân, ra thăm Trường Sa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nhân dịp kỷ niệm 49 năm thống nhất Tổ quốc (30/4/1975 – 30/4/2024) và giải phóng quần đảo Trường Sa (29/4/1975), 69 năm thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam (7/5/1955), Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức Đoàn đại biểu kiều bào đi thăm, động viên cán bộ, chiến sĩ và người dân Huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I trong khuôn khổ Đoàn công tác số 11.

Chương trình diễn ra từ ngày 24 – 30/4 với sự tham gia của gần 70 đại biểu kiều bào về từ 22 quốc gia, thể hiện tấm lòng hướng về Tổ quốc, về phần lãnh thổ thiêng liêng của đất nước, chia sẻ những gian nan, vất vả của những chiến sĩ ngày đêm canh giữ chủ quyền biển đảo quê hương.

Trong hải trình năm nay, các đại biểu kiều bào đến thăm năm điểm đảo gồm Sinh Tồn Đông, Len Đao, Đá Đông, Đá Tây, thị trấn Trường Sa và Nhà giàn DK-I/14 Phúc Tần.

Tại các buổi thăm, động viên cán bộ, chiến sỹ và người dân tại các điểm đảo và Nhà giàn, bà con đã bày tỏ niềm vinh dự, tự hào được đến thăm phần lãnh thổ máu thịt của đất nước; cảm phục tinh thần dũng cảm vượt qua mọi khó khăn, vất vả, gian nan của quân và dân trên các điểm đảo và Nhà giàn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Kiều bào tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn DK-I.

Kiều bào tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn DK-I.

Trực tiếp được chứng kiến đời sống trên các đảo, Nhà giàn; giao lưu văn nghệ và thăm trường học, hộ dân và các chùa trên đảo, bà con bày tỏ vui mừng vì đảo và Nhà giàn ngày càng xanh, khang trang, đời sống ngày càng được cải thiện do sự chăm lo đầu tư của Đảng và Nhà nước, sự hỗ trợ của đồng bào cả nước trong đó có bà con kiều bào.

Đặc biệt, các đại biểu kiều bào đã tham dự Lễ tưởng niệm các chiến sĩ đã hy sinh anh dũng để bảo vệ biển đảo quê hương, tham dự Lễ mít-tinh và diễu hành kỷ niệm 49 năm giải phóng Quần đảo Trường Sa tại thị trấn Trường Sa; tham dự lễ chào cờ, lễ dâng hương, dâng hoa tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ và Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đảo.

Kiều bào tham dự Lễ mít-tinh và diễu hành kỷ niệm 49 năm giải phóng Quần đảo Trường Sa tại Thị trấn Trường Sa.

Kiều bào tham dự Lễ mít-tinh và diễu hành kỷ niệm 49 năm giải phóng Quần đảo Trường Sa tại Thị trấn Trường Sa.

Phát biểu trong buổi họp mặt tại thị trấn Trường Sa, chị Cao Hồng Vinh - Ủy viên Ban chấp hành Hội người Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ Việt Nam tại Ba Lan, thành viên Ban Liên lạc người Việt Nam tại châu Âu vì biển đảo Việt Nam xúc động cho biết, đây là lần thứ 2 chị may mắn được ra thăm Trường Sa và Nhà giàn DK-I.

Chị Vinh vui mừng chứng kiến sự phát triển về mọi mặt ở nơi đây. “Sự thay đổi này thể hiện quyết tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước, của toàn dân, toàn quân trong việc khẳng định chủ quyền trên vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc”, chị Vinh nói.

Chị chia sẻ, sau những chuyến đi thăm Trường Sa từ năm 2012 đến nay, kiều bào trên khắp thế giới đã có những hoạt động thiết thực như thành lập các Câu lạc bộ Hoàng Sa – Trường Sa, Câu lạc bộ yêu biển đảo Việt Nam, các Quỹ vì Trường Sa, tổ chức nhiều hội thảo khoa học và triển lãm biển đảo Việt Nam nhằm ủng hộ, lan tỏa tình yêu biển đảo đến cộng đồng người Việt trên toàn cầu và bạn bè quốc tế.

Chị Nguyễn Thị Dung, kiều bào tại Séc, trò chuyện với các em bé Trường Sa.

Chị Nguyễn Thị Dung, kiều bào tại Séc, trò chuyện với các em bé Trường Sa.

Chị Vinh khẳng định, mỗi kiều bào sau khi trở về sẽ tiếp tục phát huy vai trò của mình trong những hoạt động hướng về Trường Sa thân yêu.

Anh Trần Thắng, kiều bào tại Mỹ chia sẻ, được truyền cảm hứng từ biển đảo quê hương, năm 2013-2014, anh đã sưu tập được 150 bản đồ cổ Hoàng Sa – Trường Sa và Trung Quốc và trưng bày tại triển lãm đầu tiên tại Đà Nẵng vào tháng 1/2014.

Sau sự kiện này, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổng hợp tài liệu của anh và Viện Hán Nôm để xây dựng chương trình Biển Đảo Việt Nam và tổ chức 100 cuộc triển lãm trong phạm vi cả nước trong hai năm 2014-2015 nhằm lan toả hào khí biển đảo quê hương trong Nhân dân.

Được tham gia hải trình thăm Trường Sa năm nay, anh Thắng rất vui mừng và xúc động, vì có thể “đi để cảm nhận giá trị thiêng liêng của đất nước, đi để xem biển đảo của Việt Nam đẹp như thế nào; và điều trên hết là chúng ta tận mắt thấy được ý chí và trải nghiệm cuộc sống của hải quân Việt Nam trong tuyến đầu bảo vệ biển đảo”.

Và ngày cuối cùng trên con tàu 561 trở về đất liền, các đại biểu kiều bào tại châu Á trong Đoàn đã họp bàn về việc thành lập Ban liên lạc người Việt Nam tại châu Á – Thái Bình Dương vì biển đảo Việt Nam.

Lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ hy sinh vì chủ quyền biển đảo trên tàu 561. Ảnh: Phan Hải

Lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ hy sinh vì chủ quyền biển đảo trên tàu 561. Ảnh: Phan Hải

Trước chuyến đi, hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Nhà nước về NVNONN, cộng đồng người Việt Nam tại các nước đã tích cực đóng góp kinh phí ủng hộ chương trình “Cả nước vì Trường Sa” và quà tặng là những hiện vật thiết yếu hỗ trợ đời sống, công tác của quân, dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I.

Theo đó, tổng số tiền, hàng ủng hộ trong đợt này trị giá gần 1,6 tỷ đồng, trong đó có gần 850 triệu đồng ủng hộ chương trình “Cả nước vì Trường Sa” và nhu yếu phẩm trị giá gần 750 triệu đồng được trao trực tiếp cho các điểm đảo và Nhà giàn DK-I/14.

Ông Nguyễn Mạnh Đông – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN, Trưởng Đoàn đại biểu kiều bào – cho biết, những năm qua, việc tổ chức các đoàn công tác thăm Trường Sa và Nhà giàn DK-I đã góp phần quan trọng trong việc lan tỏa tình yêu quê hương đất nước, biển đảo trong cộng đồng NVNONN, là dịp để bà con được chứng kiến tận mắt quyết tâm và các thành tựu của Đảng và Nhà nước trong việc giữ gìn chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, qua đó tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Đồng thời, đây cũng là dịp để kiều bào từ nhiều nơi trên thế giới gặp gỡ, giao lưu, gắn kết bà con kiều bào với nhau và với nhân dân, cán bộ, chiến sĩ trong nước, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, khẳng định tấm lòng hướng về quê hương, chung tay cùng nhân dân trong nước trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển quê mẹ Việt Nam.

Việc tổ chức Đoàn kiều bào thăm Trường Sa và Nhà giàn DKI khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước coi cộng đồng NVNONN là bộ phận không tách rời của dân tộc Việt Nam, góp phần tăng cường đại đoàn kết và hòa hợp dân tộc, giúp nâng cao ý thức trách nhiệm của nhân dân trong nước và NVNONN cùng chung tay đóng góp vào công tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo quê hương.

Trước đó, ngày 20/4, nhiều người trong Đoàn đại biểu kiều bào cũng đã tham gia Đoàn kiều bào dâng hương đền Hùng nhân Ngày giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch), đưa sự kiện trở thành chuỗi hoạt động về nguồn hết sức ý nghĩa, khẳng định tấm lòng hướng về quê hương, gắn bó máu thịt với cội nguồn dân tộc, góp phần nâng cao niềm tự hào, tự tôn dân tộc của đồng bào ta ở xa Tổ quốc.

Trong 11 chuyến tàu đưa kiều bào về với Trường Sa tổ chức từ năm 2012 đến nay, có khoảng gần 600 đại biểu kiều bào từ hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tới thăm Trường Sa và Nhà giàn DKI. Trong các chuyến đi, bà con đã có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực, đóng góp về cả vật chất và tinh thần, hướng về biển đảo quê hương.

Về vật chất, từ năm 2012-2024, cộng đồng NVNONN đã quyên góp ủng hộ đóng xuồng chủ quyền, góp phần xây dựng một số công trình trên các điểm đảo, đóng góp mua quà là hiện vật và nhu yếu phẩm gửi tặng các điểm đảo và Nhà giàn DK-I, tổng số tiền ủng hộ lên tới gần 30 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, kiều bào cũng thành lập các diễn đàn, Câu lạc bộ Trường Sa - Hoàng Sa, Quỹ vì biển đảo Việt Nam… ở nhiều quốc gia như Ba Lan, Pháp, Hàn Quốc, Singapore…; tăng cường nghiên cứu các biện pháp, sáng chế mới, góp phần cải thiện đời sống của cán bộ, chiến sỹ trên đảo; thường xuyên tổ chức nhiều hội thảo, triển lãm, sáng tác văn, thơ… khẳng định tình yêu đất nước của kiều bào, góp phần tuyên truyền mạnh mẽ đến cộng đồng NVNONN và cộng đồng quốc tế về chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.