Đức- Thổ Nhĩ Kỳ: Căng thẳng bang giao vì nhà báo

Nhà báo Deniz Yucel
Nhà báo Deniz Yucel
(PLO) - Danh tính của nhà báo Deniz Yucel (làm việc cho tờ Die Welt) lại được nhắc tới khi Thứ trưởng Ngoại giao Đức Michael Roth tái yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ trả tự do cho người mang 2 quốc tịch Đức và Thổ Nhĩ Kỳ. 

Trước đó, ông Michael Roth đã gặp vợ ông Deniz Yucel, đồng thời là một trong những luật sư bào chữa cho nhà báo này tại Istanbul. Điều đáng nói là cho đến nay, Đức vẫn chưa biết chính xác nhà báo Deniz Yucel (bị bắt từ tháng 2/2017 với cáo buộc tuyên truyền khủng bố và kích động hận thù) đã bị buộc tội như thế nào. 

Trong khi đó, Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, sẽ xét xử nhà báo Deniz Yucel nhưng hiện vẫn chưa ấn định thời điểm tiến hành. Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel từng mong muốn Ankara cải thiện điều kiện giam giữ nhà báo Deniz Yucel. Trước đó (14/4), Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan từng thẳng thừng từ chối yêu cầu phóng thích nhà báo Deniz Yucel.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức Martin Schaefer từng cho biết, các quan chức lãnh sự Đức đã được phép tiếp cận lãnh sự đối với nhà báo Deniz Yucel. Theo ông Martin Schaefer, Chính phủ Đức "rất vui về điều này" và tạo cơ hội để đánh giá tình hình sức khỏe của ông Deniz Yucel.

Ông Martin Schafer cũng từng thông báo, Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý để quan chức phụ trách lãnh sự Đức tiến hành thủ tục thăm lãnh sự đối với nữ nhà báo kiêm dịch giả Mesale Tolu, bị Ankara giam giữ với cáo buộc tuyên truyền khủng bố. Nhà báo Mesale Tolu là công dân Đức gốc Thổ Nhĩ Kỳ, bị cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ bắt tại Istanbul hồi cuối tháng 4 với cáo buộc tuyên truyền khủng bố.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng vừa tái kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ phóng thích nhà báo Mathias Depardon, bị bắt hôm 8/5. Văn phòng Phủ Tổng thống Pháp cho biết, trong cuộc điện đàm với Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, ông Emmanuel Macron đã nhắc lại lời kêu gọi muốn chứng kiến nhà báo Mathias Depardon được đưa về quê nhà càng sớm càng tốt. Ông Recep Tayyip Erdogan cam kết sẽ sớm xem xét vấn đề này.

Nhà báo Mathias Depardon
Nhà báo Mathias Depardon

Theo giới truyền thông, nhà báo Mathias Depardon bị bắt với cáo buộc tuyên truyền cho một nhóm khủng bố, khi đang làm việc cho tạp chí National Geographic tại Hasankeyf thuộc tỉnh Batman, miền Đông Nam Thổ Nhĩ Kỳ. Hai tuần sau khi bị bắt, nhà báo Mathias Depardon đã tuyệt thực, và chỉ chấm dứt việc này sau khi biết Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cho phép thực hiện một chuyến thăm lãnh sự. 

Gần 2 tháng trước (24/4), Bộ Ngoại giao Italia thông báo, nhà báo Gabriele Del Grande bị bắt tại Thổ Nhĩ Kỳ khi đang phỏng vấn những người tị nạn gần khu vực biên giới Syria đã được phóng thích sau 2 tuần bị giam giữ. Ông Gabriele Del Grande tới sân bay Bologna trong sự đón chờ của người thân và Ngoại trưởng Angelino Alfano.

Nhà báo Del Grande bị cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ bắt hôm 9/4 khi đang phỏng vấn những người tị nạn trốn chạy khỏi nội chiến tại Syria nhằm thu thập thông tin cho cuốn sách mà ông đang viết về đề tài xung đột, cũng như sự ra đời của IS. Ông Gabriele Del Grande là đồng tác giả, đồng đạo diễn bộ phim tài liệu về người tị nạn Syria và Palestine mang tên “Io sto con la sposa" từng được công chiếu tại Liên hoan phim Venice ở Italia năm 2014.

Gần 1 năm trước (8/8/2016), hãng thông tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ từng dẫn lời Tỉnh trưởng Hatay Ercan Topaca cho biết, nữ nhà báo người Mỹ Snell Lindsteyler bị bắt tại khu vực gần biên giới với Syria. Tỉnh trưởng Ercan Topaca còn nói, trực thăng của Mỹ được nhìn thấy ở khu vực biên giới để đón nữ phóng viên này trước khi Snell Lindsteyler bị cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ bắt.../.

Theo báo cáo của trang mạng Career Cast, phóng viên và biên tập viên nằm trong top 10 nghề vất vả và nhiều áp lực nhất trong năm 2016. Nhưng những khó khăn này không thể ngăn cản nhiều phụ nữ dấn thân vào sự nghiệp báo chí. Và tòa soạn báo Jinha ở Thổ Nhĩ Kỳ (thành lập năm 2012) chỉ toàn phụ nữ (từ 18 đến 35 tuổi) với nỗ lực củng cố tiếng nói của phái yếu trong lĩnh vực truyền thông.
Mặc dù mới ra đời được 5 năm, nhưng Jinha đã gặt hái được một số thành công nhất định, khi các bài viết được xuất bản trực tuyến miễn phí với 3 thứ tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Kurd và tiếng Anh. Tòa soạn đang muốn có thể đưa tin bằng tiếng Arab và mở rộng địa bàn sang các nước Trung Đông khác như Iraq và Iran.

Đọc thêm

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp
(PLVN) - Người dân Tây Ban Nha đã phản ứng giận dữ với sự xuất hiện của Vua Felipe và Hoàng hậu Letizia tại vùng Valencia, nơi lũ lụt khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng hơn 200 người. Tuy nhiên, vua Felipe bình tĩnh, hạ ô để nghe một người dân trao đổi và ôm chặt hai phụ nữ đang khóc nức nở....

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.