Monsanto – tội đồ của môi trường toàn cầu (Kỳ 4): Những luận điều lừa dối về thuốc diệt muỗi DDT

DDT được sử dụng rộng rãi trên khắp nước Mỹ trong gần 3 thập kỷ
DDT được sử dụng rộng rãi trên khắp nước Mỹ trong gần 3 thập kỷ
(PLO) - Khi thế giới chìm trong chiến tranh, loạn lạc, Monsanto không chỉ trục lợi bằng cách tham gia chế tạo các loại vũ khí phục vụ cho cuộc chinh phạt của nước Mỹ như bom hạt nhân, chất độc màu da cam, mà còn phục vụ cuộc chạy đua về kinh tế nông nghiệp của Mỹ với hàng loạt sản phẩm như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt muỗi… – tất nhiên với mức độ độc hại rất cao. 

Một trong số đó là thuốc diệt muỗi DDT – được liệt vào danh sách những chất độc hại nhất mà Monsanto từng sản xuất trong hơn 100 năm phát triển của mình. 

Cái bắt tay quân sự - nông nghiệp

Nếu cuộc chinh phạt về lãnh thổ của nước Mỹ là cơ hội cho sự liên kết giữa giới chính trị và giới công nghiệp, với hàng loạt nhà sản xuất chuyển sang chế tạo các dòng sản phẩm phục vụ chiến tranh, thì cuộc chạy đua về kinh tế nông nghiệp của Mỹ đã tạo nên “cái bắt tay” giữa giới chính trị và giới nông nghiệp và công nghiệp phục vụ nông nghiệp. 

Suốt một thời gian dài, các tập đoàn nông nghiệp lớn đã mượn chiến lược về chiến tranh hóa học của Lầu Năm Góc áp dụng cho ngành nông nghiệp Mỹ. Hơn nữa, các “nhà truyền giáo” về công nghiệp hóa nông nghiệp đã đưa ra một cách tiếp cận đề cao lợi nhuận trước các mối nguy hiểm hóa học.

Giống như một con bạch tuộc khổng lồ, ngành công nghiệp hoá chất đã “vươn vòi” tới mọi nơi, từ Quốc hội, Nhà Trắng tới các Viện nghiên cứu về nông nghiệp trong các trường đại học để có sự thông qua đối với việc phát triển các dòng sản phẩm hóa chất mới. 

Giai đoạn cuối thế chiến II và cả Chiến tranh Lạnh sau này, không có gì ngạc nhiên khi các hóa chất độc hại nhất được đưa vào thị trường mà không cần thông qua công đoạn kiểm tra tác động tới sức khỏe con người và các tác động môi trường. Đạo luật về an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp, Đạo luật về kiểm soát chất độc, các quy định về mỹ phẩm của Đạo luật về Thực phẩm, Ma túy và Mỹ phẩm, cũng như tất cả các luật liên bang khác đều không yêu cầu phải kiểm tra hóa chất hoặc các sản phẩm khác trước khi xâm nhập thị trường.

Một tấm ảnh quảng cáo cho thấy luận điệu lừa dối của Monsanto rằng DDT tốt cho sức khỏe
Một tấm ảnh quảng cáo cho thấy luận điệu lừa dối của Monsanto rằng DDT tốt cho sức khỏe 

Chỉ có đạo luật Liên Bang về Thuốc trừ sâu, Thuốc diệt nấm và Rodenticide (FIFRA) và phần về thực phẩm và thuốc thuộc Đạo luật Thực phẩm, Ma túy và Mỹ phẩm (EPA) yêu cầu phải kiểm tra hóa chất. Điều này không ngăn cản những nhân vật “máu mặt” trong ngành công nghiệp nói rằng các sản phẩm của công ty họ "đáp ứng các tiêu chuẩn EPA." Tất nhiên, với “người khổng lồ” Monsanto, việc đó còn dễ dàng hơn rất nhiều. 

Rachel Carson, tác giả của cuốn “Mùa xuân im lặng” sau này cũng lên án tham vọng bá chủ của Mỹ trong lĩnh vực sản phẩm hóa học phục vụ nông nghiệp. Bà cho rằng những nỗ lực để thay đổi tập quán canh tác của Mỹ xung đột với quy trình tự nhiên. 

DDT xuất hiện trong môi trường “văn hoá hóa học” bất cẩn đó – cộng với chiến tranh. DDT đã thành công trong việc chống lại bệnh sốt rét trong Thế chiến II. Bộ Nông nghiệp đã chính thức “cộp dấu” cho DDT vào năm 1945.

Đến năm 1948, nhà khoa học đã phát minh ra DDT là Paul Miller, người Thụy Sĩ đã nhận được giải Nobel Y học. Kể từ đó, DDT được sử dụng rộng rãi ở Mỹ. 

Thuốc diệt muỗi “tốt cho sức khỏe con người”

Năm 1944, Monsanto đã trở thành một trong những nhà sản xuất đầu tiên của thuốc trừ sâu DDT để chống muỗi truyền bệnh sốt rét. Trong suốt 3 thập kỷ, các chiến dịch marketing của Monsanto không ngừng ra rả rằng DDT an toàn và mang lại rất nhiều lợi ích, bất chấp các điều tra và nghiên cứu khoa học chứng minh điều ngược lại.

Monsanto quảng cáo là DDT không những không nguy hại mà còn “tốt cho sức khỏe con người”. Bởi vậy, DDT được sử dụng rộng rãi để diệt muỗi gây bệnh mà không có bất cứ cảnh báo an toàn nào kèm theo 

Nhưng nhiều nhà khoa học khi đó đã nhận thấy sự phổ biến của DDT không có liên quan gì đến sự an toàn của nó. DDT không chỉ giết chết các loại muỗi đúng như mục đích sử dụng của nó, mà còn khiến trứng của nhiều loài chim không thể nở ra con.

Những con chim ăn phải thức ăn có dính DDT sẽ đẻ ra các quả trứng có vỏ giòn, không thể chịu được sức nặng của chim non bên trong. DDT khiến những loài chim ăn thịt như chim ưng, chim bồ nông nâu, chim đại bồ đào đứng trên bờ vực tuyệt chủng. DDT cũng giết chết nhiều loài động vật do ăn phải cá và các sinh vật khác đã bị đầu độc bởi DDT. 

Mortoan Biskind, một nhà vật lý của trường Đại học Westport, bang Connecticut là một người đàn ông dũng cảm khi là người đầu tiên lên tiếng về tác hại của DDT khi mà cả nước Mỹ vẫn tôn sùng loại hóa chất này. Năm 1953 – giai đoạn đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh, ông đã cảnh báo về việc DDT gây ra những bệnh tâm thần cho cả gia súc và con người.

Ông kết luận điều hoàn toàn trái ngược với những luận điệu lừa dối của Monsanto, rằng DDT "nguy hiểm cho tất cả các động vật sống từ côn trùng đến động vật có vú." Nhưng những cảnh báo của Mortoan Biskind không được đón nhận, và ông rất ngạc nhiên khi không có một nỗ lực nào được thực hiện để hạn chế hoặc cấm DDT.

Ngược lại, các quan chức năng và các nhà khoa học còn bảo vệ nó. Mãi đến năm 1970, Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA) được thành lập và mới bắt đầu xem xét về tính độc lại của DDT. Lúc đó, 17 năm đã trôi qua kể từ lời cảnh báo đầu tiên của Mortoan Biskind! 

Tàn dư lâu dài

Sau khi thành lập, EPA đã nghiên cứu tính độc hại của EPA và đưa ra báo cáo DDT “gây ô nhiễm lương thực chủ yếu của con người, đặc biệt là thịt và sữa". Cùng với những kết quả nghiên cứu khoa học ngày một dồn dập và trước sức ép của dư luận, chính phủ Mỹ cuối cùng đã phải ban hành lệnh cấm sử dụng DDT trên toàn nước Mỹ vào năm 1972.

DDT được liệt vào danh sách những chất độc hại nhất gây hại tới môi trường mà DDT từng sản xuất
DDT được liệt vào danh sách những chất độc hại nhất gây hại tới môi trường mà DDT từng sản xuất 

Nhưng cũng giống như nhiều “di sản chết người” khác mà Monsanto từng để lại, hậu quả mà DDT gây ra còn kéo dài mãi tới sau này. Nguyên nhân là do tính chất hóa học của DDT: DDT thuộc các chất organochlorines – là nhóm các chất chứa clo nặng và sẽ tồn tại hàng thập kỷ, tích tụ trong cơ thể của động vật đã nuốt phải DDT.

Năm 1979, hai nhà khoa học thuộc Hiệp hội Động vật hoang dã là Steven G. Herman và John B. Bulger nhận định DDT là "chất gây ô nhiễm toàn cầu phổ biến và nguy hiểm nhất." 

Mặc dù DDT bị cấm trên toàn nước Mỹ, song EPA vẫn còn do dự khi nói đến mối liên quan của DDT với bệnh ung thư. EPA xác nhận DDT có thể gây tổn thương gan và tổn hại tạm thời cho hệ thần kinh, nhưng vẫn không đề cập đến căn bệnh nguy hiểm này.

Một nghiên cứu công bố gần đây cho thấy mối tương quan giữa các bà mẹ tiếp xúc với DDT cách đây vài thập niên và tỷ lệ mắc ung thư vú khi tuổi của họ ngày càng cao. Khi phân tích máu của các bà mẹ, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những bà mẹ có tỷ lệ phơi nhiễm DDT có nguy cơ bị ung thư vú gấp 3,7 lần so với những phụ nữ bình thường khác. Hơn nữa, những bà mẹ có nồng độ phơi nhiễm khi sinh con gái thì con của họ cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn.

Nghiên cứu kéo dài hàng thập niên đã đánh giá 9.300 con gái sinh ra từ những phụ nữ đã tiếp xúc với DDT. Kết quả xét nghiệm máu đã hỗ trợ giả thuyết của họ, theo đó, DDT có tác động như một chất phá hoại nội tiết dẫn đến nguy cơ cao đối với bệnh ung thư vú.

Nhưng không giống như những nạn nhân của chất độc màu da cam, chưa một trường hợp nào bị ảnh hưởng bởi DDT nhận được bồi thường từ Monsanto. Không những vậy, luận điệu “an toàn, không có hại cho sức khỏe” mà Monsanto sử dụng trong các chiến dịch truyền thông cho DDT lại tiếp tục lặp lại sau này, với những hóa chất còn độc hại hơn DDT gấp nhiều lần…/.

Đọc thêm

Những lý do đằng sau việc Mỹ muốn đòi lại Kênh đào Panama?

Những lý do đằng sau việc Mỹ muốn đòi lại Kênh đào Panama?
(PLVN) - Tổng thống đắc cử Donald Trump mới đây đã tuyên bố sẽ mở rộng lãnh thổ và sự kiểm soát của quốc gia này, trong đó bao gồm việc sẽ giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama. Tầm ảnh hưởng của Kênh đào Panama lớn tới đâu và lý do của Mỹ khi bày tỏ mong muốn “đòi lại” con kênh đào này là gì?

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.