Monsanto – tội đồ của môi trường toàn cầu (Kỳ 2): Gia nhập cỗ máy chiến tranh

Một cơ sở thí nghiệm của Monsanto được huy động để nghiên cứu bom hạt nhân.
Một cơ sở thí nghiệm của Monsanto được huy động để nghiên cứu bom hạt nhân.
(PLO) -Trong lịch sử phát triển đầy đen tối của mình, Monsanto không chỉ bị cáo buộc bởi những hoạt động sản xuất gây tác hại đến sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe của nông dân và lao động nông nghiệp, đất đai, cây trồng và sinh vật, ảnh hưởng tới tính đa dạng sinh học, hạt giống…, mà còn bị cáo buộc là “đồng phạm tội ác chiến tranh”, mở đầu bằng việc tham gia chế tạo bom nguyên tử với hai minh chứng không thể chối cãi là Little Boy và Fat Man thả xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản. 

Khi Thế chiến II nổ ra, rất nhiều nhà sản xuất công nghiệp ở bang Ohio, Mỹ chuyển đổi sang các dòng sản phẩm phục vụ chiến tranh. Ví dụ ở Cincinnati, Công ty Công nghiệp Aluminum chuyển từ làm ô tô đồ chơi sang sản xuất đạn dược cho súng chống tăng.

Ở Akron, công ty Goodyear bắt đầu sản xuất các loại tàu tấn công cho hải quân Mỹ. Cuộc chạy đua sản xuất vũ khí nhanh chóng chuyển sang chế tạo bom nguyên tử, sau khi Dự án Manhattan được khởi động vào năm 1942. Và Monsanto đã không hề chần chừ khi “nhảy” vào lĩnh vực chế tạo “vũ khí giết người” này. 

Sẵn lòng “bán mình cho quỷ”

Tháng 12/1942, khi Thế chiến II đang diễn ra hết sức ác liệt, Charles Allen Thomas, một nhà hóa học và cũng là Giám đốc Nghiên cứu của Monsanto ở St. Louis đã gia nhập Ủy ban Nghiên cứu Quốc phòng và được bổ nhiệm làm Phó chỉ huy Đơn vị số 8, chịu trách nhiệm phát triển các loại tác nhân tạo lực đẩy (trong đạn, tên lửa), chất nổ và các vật liệu tương tự. 

Đầu năm 1943, Allen Thomas tới miền đông cùng với Richard Tolman, một thành viên khác của Ủy ban và James Conant, Hiệu trưởng Đại học Harvard và Chủ nhiệm Ủy ban Nghiên cứu Quốc phòng để chứng kiến buổi thử nghiệm một loại chất nổ dưới nước. Sau đó ông được mời đến Washington cùng với Leslie Groves, Giám đốc dự án Manhattan chịu trách nhiệm sản xuất bom hạt nhân.

Khi tới đó, Thomas nhận thấy Conant cũng đã có mặt. Groves và Conant đề nghị Thomas làm cấp phó cho Robert Oppenheimer, Giám đốc Phòng thí nghiệm Los Alamos ở New Mexico. Nhưng Thomas không muốn chuyển cả gia đình tới đó và cũng không muốn từ bỏ vị trí của mình ở Monsanto.

Thay vào đó, Thomas chấp nhận vai trò điều phối các hoạt động tinh lọc plutoni và các hoạt động khác được tiến hành tại Los Alamos, Phòng thí nghiệm Mettallurgical ở Chicago, Phòng thí nghiệm Phóng xạ ở Berkeley và Phòng thí nghiệm Ames ở Iowa. 

Dự án Manhattan được chia làm nhiều dự án nhỏ, và Monsanto tham gia tích cực trong một dự án nhánh là Dự án Dayton. Dự án Dayton nhằm mục đích cuối cùng là tạo ra các chất điều biến nơ-tron dựa trên chất phóng xạ poloni, được sỬ dụng để kích hoạt phản ứng dây chuyền trong các quả bom nguyên tử. Dự án Dayton được triển khai trong thời gian từ 1943-1949 – thời điểm Trung tâm Nghiên cứu Mound hoàn thành và việc nghiên cứu được chuyển về đó. 

Dự án Dayton bắt đầu vào năm 1943, sau khi Charles Allen Thomas chính thức được tuyển dụng vào Dự án Manhattan. Các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm Los Alamos tính toán rằng một quả bom plutoni sẽ cần một chất điều biến nơ-tron.

Nguồn neutron được biết đến nhiều nhất là sử dụng các chất phóng xạ poloni và berylli, vì vậy Thomas tiến hành việc chế tạo poloni tại các phòng thí nghiệm của Monsanto tại Dayton, Ohio. Dưới sự điều hành của của Allen Thomas, Monsanto nghiên cứu và phát triển các công nghệ nhằm chiết xuất chất poloni-210 từ quặng đi-ô-xít chì trong tự nhiên. 

Charles Allen Thomas – người dẫn dắt Monsanto gia nhập cỗ máy chiến tranh.
Charles Allen Thomas – người dẫn dắt Monsanto gia nhập cỗ máy chiến tranh.

Sử dụng cả nhà … mẹ vợ để nghiên cứu hạt nhân

Các phòng thí nghiệm hóa chất của Monsanto khi đó được huy động tối đa để tiến hành chế tạo poloni dùng cho bom nguyên tử. Địa điểm nghiên cứu đầu tiên được đặt ở văn phòng của Monsanto ở số 1515 đường Nicholas, sau này có tên là Cơ sở I. 

Cơ sở II của Monsanto là trung tâm nghiên cứu tác nhân đẩy cho tên lửa gần đường số 741 ở bang Ohio. Địa điểm này có nghiên cứu các chất nổ, bao gồm cả ni-trát a-mô-ni-um và pi-crat am-mô-ni-um, nhưng không nghiên cứu và phát triển các hợp chất phóng xạ. Công việc ở Cơ sở II tạm dừng vào cuối năm 1945. Sau đó có ý kiến đề xuất sử dụng lại cơ sở này vào tháng 12/1946, song bị bác bỏ vì lý do phát triển Cơ sở III. 

Cơ sở III sau đó tiếp tục được đặt ở một phòng thí nghiệm của Monsanto tại số 1601 Phố W.First – vốn được Monsanto thuê từ cuối năm 1943. Với tư cách là Giám đốc Nghiên cứu của Công ty Hóa chất Monsanto, Thomas không chỉ thuyết phục Monsanto tiến hành nghiên cứu về chất poloni tại các phòng thí nghiệm của mình, mà còn thuyết phục cả mẹ vợ của mình là Harold Talbott để sử dụng ngôi nhà lớn của họ có tên Runnymede Playhouse cùng gian sảnh lớn, sân tennis trong nhà cùng nhiều đồ dùng khác cho các công đoạn khác nhau của quá trình nghiên cứu. 

Kể từ khi tham gia đến suốt thời gian Thế chiến II diễn ra, Monsanto hết sức tích cực trong việc nghiên cứu về uranium cho Dự án Manhattan. Sau này, Monsanto vẫn tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu hạt nhân cho chính phủ Mỹ đến cuối những năm 1980. Những thành quả nghiên cứu của Monsanto sau này hiện hữu trong hai quả bom nguyên tử có tên Little Boy và Fat Man, được quân đội Mỹ sử dụng để thả xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản. 

Sau chiến tranh Thế giới II, Ohio tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong các chương trình năng lượng nguyên tử quốc gia. Dù vậy, nhiều chương trình nghiên cứu được ký với các doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân sau đó được chuyển về quyền sở hữu của chính phủ. Phòng thí nghiệm Mound tiếp quản việc sản xuất polonium mà Monsanto từng tiến hành tại Dayton. 

Little Boy – thành quả với sự đóng góp của Monsanto, quả bom nguyên tử đã được thả xuống thành phố Hiroshima.
Little Boy – thành quả với sự đóng góp của Monsanto, quả bom nguyên tử đã được thả xuống thành phố Hiroshima. 

Tội ác không thể chối cãi

Ngày 6/8/1945, quả bom nguyên tử thứ nhất Little Boy đã được thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Sau đó 3 hôm, ngày 9/8/1945, quả bom thứ hai Fat Man đã phát nổ trên bầu trời thành phố Nagasaki. 2 vụ nổ liên tiếp đã khiến Nhật Bản chết lặng.

Ngay khi rơi xuống, chúng đã giết chết hơn 90.000 người ở Hiroshima và khoảng 70.000 người ở Nagasaki, hàng trăm nghìn người bị thương và phơi nhiễm, và hầu hết nhà cửa, công trình xây dựng bị phá hủy. Không chỉ khiến hơn 100.000 người thiệt mạng ngay tại chỗ, tàn dư của hai quả bom nguyên tử với sự đóng góp rất lớn của Monsanto vẫn còn hiện hữu tới tận ngày nay.

Từ năm 2000 đến 2003, Tổ chức Nghiên cứu Tác động Phóng xạ Nhật Bản đã tiến hành nghiên cứu tuyến giáp của 3.185 nạn nhân có mặt ở thành phố khi bị ném bom. Kết quả cho thấy, khoảng 45% số nạn nhân này mắc u ác tính, u tuyến giáp và u nang. Theo Tiến sĩ Misa Imaizumi, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, sau khi bị nhiễm phóng xạ, nạn nhân vẫn phải chịu ảnh hưởng từ 50 đến 60 năm.

Không chỉ tiếp tay cho tội ác gây ra với hàng trăm nghìn người dân Nhật bản, Monsanto còn đẩy chính những nhân viên của mình đến bên bờ vực của cái chết. Khi nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử trong những năm 1940, các nhân viên trong Công ty Hóa chất Monsanto tham gia dự án Dayton không hề biết rằng họ đang bị phơi nhiễm phóng xạ - chẳng khác nào một quả bom hẹn giờ gây ung thư cho một số người.

Mãi tới sau này, nhờ một quyết định liên bang, hàng chục công nhân làm việc cho Monsanto trong thời gian này bị mắc bệnh ung thư hoặc những bà vợ góa của họ đã nhận được tiền bồi thường do bị phơi nhiễm trong quá trình làm việc.

Bộ Y thế và Con người đã thông qua một phán quyết rằng những người này không cần chứng minh mối liên kết giữa việc họ làm việc trong nhà máy của Monsanto với bệnh của mình, miễn là họ bị mắc một trong 22 loại ung thư mà các nhà khoa học cho là gây ra do nhiễm phóng xạ.

Dù vậy, đây là một số rất ít người có thể tìm được công lý sau những tội ác của Monsanto, trong khi hàng trăm nghìn người khác không có được may mắn đó.

Và mỗi năm, khi người dân Nhật Bản làm lễ tưởng niệm thảm họa kinh hoàng gây ra bởi Little Boy và Fat Man, chắc chắn cái tên Monsanto lại xuất hiện trong hình ảnh mà nhiều người vẫn gọi là Ác quỷ với những tội ác vẫn chưa dừng lại…/. (Còn nữa)

Đọc thêm

Những lý do đằng sau việc Mỹ muốn đòi lại Kênh đào Panama?

Những lý do đằng sau việc Mỹ muốn đòi lại Kênh đào Panama?
(PLVN) - Tổng thống đắc cử Donald Trump mới đây đã tuyên bố sẽ mở rộng lãnh thổ và sự kiểm soát của quốc gia này, trong đó bao gồm việc sẽ giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama. Tầm ảnh hưởng của Kênh đào Panama lớn tới đâu và lý do của Mỹ khi bày tỏ mong muốn “đòi lại” con kênh đào này là gì?

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.