Phiên tòa kết tội Monsanto chỉ là giả ?

“Tòa án Monsanto” không chính danh bởi không phải là cơ quan thẩm quyền của Liên hiệp quốc hay Tòa án hình sự quốc tế
“Tòa án Monsanto” không chính danh bởi không phải là cơ quan thẩm quyền của Liên hiệp quốc hay Tòa án hình sự quốc tế
(PLO) - Bài viết hé lộ một phần nguyên nhân và hậu trường phía sau của phiên tòa giả định kết tội Monsanto gây xôn xao dư luận thời gian vừa qua

Khi môi trường kinh doanh càng khó khăn thì vấn đề cạnh tranh của các doanh nghiệp càng trở nên khốc liệt hơn. Điều này diễn ra không chỉ ở Việt Nam mà ở khắp các nền kinh tế trên thế giới.

Trên thương trường, cạnh tranh kinh tế là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế bao gồm nhà sản xuất, nhà phân phối, bán lẻ người tiêu dùng, thương nhân,… với mục đích nhằm giành lấy những vị thế, thị phần tạo nên lợi thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ hay các lợi ích về kinh tế, thương mại khác để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.

11-51-22_dsc_7446
Nông dân trồng ngô GMO ở Việt Nam

Theo PGS.TS Ngô Hướng, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM thì cạnh tranh là tiền đề của nhiều doanh nghiệp, càng nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau thì sản phẩm hay dịch vụ cung cấp cho khách hàng sẽ càng có chất lượng tốt hơn, giá trị tối ưu nhất.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó, cạnh tranh cũng đem lại những hệ quả không mong muốn về mặt xã hội, có những tác động tiêu cực khi cạnh tranh không lành mạnh. Vì lý do trên cạnh tranh kinh tế bao giờ cũng phải được điều chỉnh bởi các định chế xã hội, sự can thiệp của nhà nước.

Trong một môi trường kinh doanh, doanh nghiệp cũng rất hay sử dụng tin đồn để gây ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp đối thủ, tập trung vào các vấn đề nhạy cảm như phương thức kinh doanh, tổ chức nhân sự, chất lượng sản phẩm. Cạnh tranh không lành mạnh đang diễn ra ở khắp các nền tinh tế trên thế giới, giữa các doanh nghiệp, tập đoàn lớn với nhau.

Ngay tại Mỹ, một đất nước tưởng chừng như là thiên đường của tự do và công bằng thì tình trạng cạnh trang không lành mạnh cũng diễn ra khốc liệt và đầy thủ đoạn, trên nhiều lĩnh vực. Mỹ được xem là một trong những điểm xuất phát của nông nghiệp công nghệ cao và cũng chính tại đây lại tồn tại những tập đoàn nông nghiệp hữu cơ lớn trên thế giới.

Và cuộc chiến chiếm lĩnh thị trường, thị phần không chỉ trong nước mà còn ở thị trường quốc tế diễn ra âm thầm nhiều năm nay giữa một bên là nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ.

Mới đây, các tổ chức trên thế giới đã quyên góp khoảng 500.000 EURO để lobby (vận động hành lang) cho phiên tòa “Tòa án Monsanto”, một tập đoàn về công nghệ sinh học, cây trồng biến đổi gen ở Mỹ. 

Nhiều ý kiến cho rằng sự kiện của “Tòa án Monsanto” diễn ra vào ngày 18/4 vừa qua tại thành phố Hague, Hà Lan không nằm ngoài sự chỉ đạo, cổ súy và hỗ trợ của các tổ chức nông nghiệp hữu cơ, các công ty tập đoàn hữu cơ tầm cỡ nhằm phản đối nông nghiệp công nghệ cao để sản phẩm của mình có thêm lợi thế cạnh tranh.

Dựa trên phiên tòa giả tưởng này, truyền thông đã được mời một cách “ngẫu nhiên” vào cuộc, và cuộc chiến chống Monsanto nói riêng, chống lại nông nghiệp công nghệ cao trên toàn thế giới đã được châm ngòi.

“Tòa án Monsanto” không chính danh bởi không phải là cơ quan thẩm quyền của Liên hiệp quốc hay Tòa án hình sự quốc tế, một tòa án dựa trên công ước quốc tế không phụ thuộc/liên kết với Liên hiệp quốc. Thay vào đó, các nhóm vận động sử dụng hướng dẫn của cả 2 tổ chức trên cho phiên tòa giả định để phản đối khoa học công nghệ sinh học.

David Zaruk, một nhà phân tích chính sách về nguy cơ môi trường - sức khoẻ tại Brussels (Bỉ) cho rằng, hầu hết những người đứng đầu trong phiên tòa đều có một điểm chung: Họ có chung lợi ích nhóm của phong trào vận động hữu cơ và đều biến các nhà phát minh ra GMO (cây trồng biến đổi gen) giống như 1 con quỷ.

Những cây trồng này đều được tạo ra bằng kỹ thuật di truyền phân tử hiện đại được biết đến như “GMOs” – một thuật ngữ biến đổi trong khoa học bởi hầu hết thực phẩm mà chúng ta tiêu thụ, thậm chí cả thực phẩm hữu cơ đã bị biến đổi gen khi được trồng ngoài ruộng hay trong phòng thí nghiệm với những kỹ thuật khác nhau từ các phương pháp phổ biến như chọn tạo giống cho đến những phương pháp ít biết đến như hiệu ứng lai chéo (các sinh vật khác loài được lai tạo một cách không tự nhiên để tạo ra thế hệ con).

Và mặc dù Monsanto thực sự là một tập đoàn khổng lồ trong nhóm các tập đoàn hàng đầu chiếm lĩnh toàn bộ thị trường kỹ thuật di truyền nông nghiệp, thị trường đó cần có sự tham gia nhiều hơn của cả những ông bé.

11-51-22_dsc_7473
Kiểm tra hạt giống ngô

Một phiên tòa “giả định” tự biên tự diễn nhưng lại được thổi bùng lên, tiếp sức rất “vô tình” của truyền thông khiến người khổng lồ trong ngành nông nghiệp công nghệ cao Monsanto là nạn nhân. Có lẽ, nếu Monsanto hiện không là tập đoàn lớn, chiếm lĩnh thị phần lớn trong ngành nông nghiệp công nghệ cao trên toàn thế giới thì mục tiêu của phiên tòa giả định này sẽ là 1 tập đoàn khác.

Nông dân sẽ được gì và người tiêu dùng sẽ được gì? Có thể sẽ chẳng được gì cả bởi đây chỉ là một chiêu bài cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các tập đoàn lớn, vốn là đối thủ của nhau, chiếm lĩnh thị trường. Cạnh tranh thiếu lành mạnh bằng những chiêu trò không làm cho nền nông nghiệp tiến bộ hơn mà thậm chí sẽ đi theo hướng ngược lại. Trong khi các tập đoàn nông nghiệp hữu cơ còn mải mê lao vào cuộc chiến với các tập đoàn nông nghiệp công nghệ cao với khẩu hiệu “Thế giới tiêu dùng thực phẩm hữu cơ” thì ngoài kia, thế giới vẫn còn gần 1 tỷ người thiếu đói, thiếu lương thực. Nông dân khắp các nơi ở châu Á, châu Phi… đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu đất, thiếu nước canh tác vì biến đổi khí hậu và dịch bệnh trên cây trồng hoành hành.

“Phiên tòa Kangaroo”

Cái tên “tòa án kangaroo” (kangaroo court) là một cách gọi về những phiên tòa không theo chuẩn được công nhận về luật pháp.

Thuật ngữ này cũng có thể được dùng để gọi một tòa án được tổ chức bởi một cơ quan tư pháp có thẩm quyền nhưng lại không tuân thủ theo những trách nhiệm về luật pháp và đạo đức. Sự thiên lệch của người ra quyết định hoặc do tác động của các sắc lệnh chính trị là một trong những nguyên nhân được chỉ ra nhiều nhất đối với các tòa án kangaroo.

Các quy trình xử án kiểu này thường có phán quyết đã được quyết định trước khi phiên tòa bắt đầu. Một ví dụ phổ biến cho lập luận này là khi các bên tranh chấp là công ty hoặc tổ chức, (thường xuyên ra tòa), có lợi thế quá lớn và không công bằng so với những người tranh chấp cá nhân (chỉ ra tòa một lần). Tóm lại, nó giống như một chú kangaroo nhảy qua các bằng chứng, có thể có lợi hay nghiêng về phía bị đơn.

Đọc thêm

Những lý do đằng sau việc Mỹ muốn đòi lại Kênh đào Panama?

Những lý do đằng sau việc Mỹ muốn đòi lại Kênh đào Panama?
(PLVN) - Tổng thống đắc cử Donald Trump mới đây đã tuyên bố sẽ mở rộng lãnh thổ và sự kiểm soát của quốc gia này, trong đó bao gồm việc sẽ giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama. Tầm ảnh hưởng của Kênh đào Panama lớn tới đâu và lý do của Mỹ khi bày tỏ mong muốn “đòi lại” con kênh đào này là gì?

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.