Monsanto – tội đồ của môi trường toàn cầu (Kỳ 3): 'Ác quỷ' phía sau thảm họa Chất độc da cam

Các thùng chất độc da cam được tập kết trước khi vận chuyển sang Việt Nam
Các thùng chất độc da cam được tập kết trước khi vận chuyển sang Việt Nam
(PLO) -Tham gia chế tạo hai quả bom nguyên tử được thả xuống Nhật chỉ là bước đầu tiên trong chặng đường dài trục lợi từ chiến tranh của Monsanto.

 “Thành tích lẫy lừng” hơn của Monsanto là tham gia phát triển chất độc da cam, được quân đội Mỹ rải xuống Việt Nam khiến hàng trăm nghìn người chết, hàng triệu người bị ảnh hưởng và để lại những hậu quả lâu dài với môi trường. Trong lịch sử phát triển hơn 100 năm, đây là một trong những vụ việc điển hình nhất góp phần tạo nên bộ mặt “Ác quỷ” luôn gắn liền với hình ảnh của Monsanto. 

Hơn 50 năm trước (tháng 12/1965), dưới sự chỉ đạo của Bộ Tư lệnh hỗn hợp và được Tổng thống Lyndon Johnson, Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara chấp thuận, không quân Mỹ bí mật rải xuống các cánh rừng ở Việt Nam một loại thuốc diệt cỏ chết người được gọi là “Chất độc màu da cam” trong một chiến dịch có tên “Bàn tay Nông trại”.

Với châm ngôn “Chỉ chúng ta mới bảo vệ được những cánh rừng”, “Bàn tay Nông trại” là một nỗ lực đầy tuyệt vọng, tốn kém nhằm gây khó khăn cho bộ đội miền Bắc Việt Nam trong việc chi viện quân và các nguồn lực khác cho chiến trường phía Nam. 

Tiền che mờ nhân tính

Chiến dịch “Bàn tay Nông trại” thực ra được triển khai vào năm 1961, chủ yếu rải xuống các khu rừng và cánh đồng ở Việt Nam nhằm hủy hoại các loại cây, bụi cây vốn là nơi ẩn nấp cũng như nguồn lương thực cho lực lượng kháng chiến.

Chiến dịch rải một lượng lớn các loại hóa chất diệt cỏ có chứa chất độc hóa học, ngoài việc giết chết các sinh thực vật, còn gây hại cho con người và độc vật, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, hormone, gây ung thư…, được sản xuất bởi những công ty hóa chất khổng lồ, đứng đầu bảng tất nhiên là Monsanto (ngoài ra còn có DuPont, Dow Chemical, Diamond Shamrock…).

Những công ty như Monsanto bị toàn thế giới đánh giá là phi nhân tính, khi họ không bao giờ quan tâm cuộc chiến là hợp pháp hay phi pháp, có phải là tội các chiến tranh hay không. Miễn là có tiền, họ sẽ xuất hiện không do dự. Họ là chuyên gia trong việc lôi kéo Lầu Năm góc vào việc trả giá đắt cho các vật liệu chiến tranh tốn kém, cho dù không cần thiết và vô cùng nguy hiểm.

Chất độc da cam là một hỗn hợp với tỷ lệ 50/50 của hai loại chất diệt cỏ: 2,4-D (a-xít 2,4-dichlorophenoxyacetic) 2,4,5-T (a-xít 2,4,5 trichlorophenoxyacetic). Monsanto và Dow Chemical là hai nhà xuất chính đối với các sản phẩm dioxin, là sản phẩm phụ của chất diệt cỏ 2,4,5-T. Kể từ những năm 1940, hơn 150.000 tấn chất độc màu da cam loại 2,4,5-T đã được phun trên hơn 400 triệu hecta đất nông nghiệp ở Mỹ.

Sau đó, các loại chất diệt cỏ chứa 2,4,5-T được trộn với 2,4-D để tạo ra loại hóa chất sử dụng trong chiến tranh là chất độc da cam để rải xuống Việt Nam. Cả Monsanto và Dow Chemical là những sản xuất chất độc màu da cam đầu tiên, mặc dù công thức của Monsanto chứa nồng độ dioxin cao hơn của Dow Chemical.

Theo một bản ghi nhớ nội bộ của Dow Chemical được công khai vào năm 1965, Dow đã cảnh báo Monsanto rằng họ "phải giải quyết vấn đề dioxin trước khi chính phủ phát hiện ra." Song Monsanto đã phớt lờ lời cảnh báo này và tiếp tục làm chất độc Da cam với mức dioxin cao. Dow đã thay đổi quy trình sản xuất khiến sản phẩm có hàm lượng chất ô nhiễm thấp hơn nhiều. 

Mỹ rải hơn 70 triệu lít chất độc da cam trên khoảng 2,6 triệu ha rừng ở Việt Nam
Mỹ rải hơn 70 triệu lít chất độc da cam trên khoảng 2,6 triệu ha rừng ở Việt Nam

Gậy ông đập lưng ông

Việc rải chất độc da cam được tiến hành cho tới tận năm 1971, nghĩa là suốt gần 10 năm trời. Thực tế, trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, Mỹ đã rải xuống Việt Nam hơn 70 triệu lít chất độc da cam trên khoảng 2,6 triệu ha rừng và cánh đồng. Chất độc da cam đã giết chết hơn 400.000 người Việt Nam, trong khi khoảng nửa triệu trẻ em sinh ra bị khuyết tật bẩm sinh và hàng triệu người bị tàn tật hoặc mắc các bệnh có liên quan đến di chứng chất độc màu da cam. 

Sự hiện hữu của chất độc da cam vẫn còn hiện hữu tại Việt Nam nhiều chục năm sau khi chiến tranh kết thúc. Đất đá tại các căn cứ của quân đội Mỹ và quân đội Việt Nam Cộng hòa cũng như những khu vực xung quanh đến giờ vẫn bị nhiễm dioxin ở mức cao. Những căn cứ quân sự Mỹ, nơi các thùng chất độc da cam được dỡ xuống, cất trữ, sau đó bơm vào những chiếc máy bay rải độc đã bị ô nhiễm nặng, và những người lính làm việc vận chuyển cũng bị phơi nhiễm. Căn cứ không quân Đà Nẵng ngày nay có mức độ ô nhiễm dioxin cao gấp 300 lần so với tiêu chuẩn quốc tế là một minh chứng rõ nét. 

Không chỉ để lại hậu quả khủng khiếp cho hàng triệu người Việt Nam trong nhiều thế hệ, chính những binh sĩ Mỹ cũng trở thành nạn nhân của chất độc da cam. Trong suốt những năm 1970, những cựu chiến binh trở về từ Việt nam bắt đầu báo cáo những căn bệnh về da, ung thư, các triệu chứng tâm lý, dị tật sơ sinh với con cái của họ và nhiều vấn đề về sức khỏe khác.

Một số cựu chiến binh lo ngại rằng phơi nhiễm với chất độc da cam có thể là nguyên nhân của những căn bệnh này. Những lo ngại này đã dẫn tới hàng loạt các nghiên cứu khoa học, các chương trình chăm sóc y tế và chương trình bồi thường cho các cựu binh.

Tiến sĩ James Clary, một nhà khoa học – người thiết kế các bình phun thuốc diệt cỏ trong một báo cáo năm 1979 có viết: “Khi chúng tôi bắt đầu chương trình thuốc diệt cỏ vào những năm 1960, chúng tôi đều nhận thức rõ nguy cơ độc hại tiềm ẩn do có dioxin trong thuốc diệt cỏ. Chúng tôi thậm chí còn biết rằng công thức sử dụng trong quân sự có nồng độ dioxin cao hơn các công thức sử dụng trong mục đích dân sự do có chi phí thấp hơn và thời gian sản xuất nhanh hơn.

Tuy nhiên, vì các chất này đều được sử dụng để “đối phó với kẻ thù”, các công ty không hề quan tâm đến mức độ độc hại của nó. Chúng tôi không bao giờ tính đến kịch bản rằng ngay chính người của mình cũng bị ảnh hưởng”. Cuối cùng thì “kẻ thù” mà Monsanto, Dow Chemical nhắm vào lại chính là binh sĩ của Mỹ. 

Sức tàn phá khủng khiếp của chất độc màu da cam
Sức tàn phá khủng khiếp của chất độc màu da cam

Hành trình tìm kiếm công lý

Trong một vụ kiện do các cựu binh tiến hành năm 1984, các công ty hóa chất liên quan đến sản xuất chất độc da cam, trong đó có Monsanto đã bác bỏ mối liên hệ giữa chất độc mà họ sản xuất với những vấn đề về sức khỏe.

Tuy nhiên, 7 công ty hóa chất đã tìm cách o bế phiên tòa xét xử bằng cách bồi thường 180 triệu USD cho các cựu chiến binh như một cách “bịt miệng” những chỉ trích nhằm vào họ. 45% trong tổng số chi phí này do Monsanto gánh chịu. Và phiên tòa xét xử đã không diễn ra. Rất nhiều cựu chiến binh rất tức giận, cảm thấy họ bị chính những luật sư phản bội. 

Nhưng đây chỉ là một số ít nạn nhân đã được bồi thường – dù là ít ỏi từ phía các công ty hóa chất. Trong khi đó, hàng triệu nạn nhân của chất độc da cam ở Việt Nam vẫn đang trên con đường dài tìm kiếm công lý. Vào năm 2004, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đã đệ đơn kiện Monsanto cùng các công ty hóa chất khác của Mỹ, nhưng đơn kiện này đã bị 3 cấp tòa án Mỹ bác bỏ.

Luận điểm chính mà họ đưa ra là chất độc da cam, mặc dù có chất dioxin, nhưng là chất khai quang, không phải chất độc. Năm 2004, người phát ngôn của Monsanto là Jill Montgomery cũng nói rằng Monsanto sẽ không chịu trách nhiệm với những tổn thương về sức khỏe cũng như những cái chết gây ra bởi chất độc da cam, dù Monsanto “rất thông cảm với những người tin rằng họ bị ảnh hưởng bởi chất độc màu da cam”.

Sự chối bỏ của Monsanto là điều dễ hiểu, bởi nếu họ thừa nhận sự liên quan giữa chất độc da cam mà họ sản xuất với những tác động về sức khỏe, họ sẽ chính thức trở thành tội phạm chiến tranh. Thế nhưng, tội ác chiến tranh được định nghĩa một cách khá rộng theo Nguyên tắc Nuremberg, đó là việc vi phạm luật lệ hoặc các thông lệ chiến tranh, bao gồm “giết người hàng loạt, đánh bom vào mục tiêu dân sự, khủng bố, tàn phá thi thể, sử dụng cực hình và giết hại tù nhân chiến tranh.”

Và như vậy, đa số các ý kiến đều đồng ý rằng hành tàn phá sức khỏe và cuộc sống của những người nông dân vô tội, phụ nữ, trẻ em, trẻ sơ sinh, người già bằng việc đầu độc những cánh rừng của họ, nông trại, các nguồn cung cấp thực phẩm, nước uống của Monsanto chính là tội ác chiến tranh. Đó là lý do Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam quyết đấu tranh đến cùng để đòi lại công bằng cho nạn nhân chất độc da cam Việt Nam...

Đọc thêm

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp
(PLVN) - Người dân Tây Ban Nha đã phản ứng giận dữ với sự xuất hiện của Vua Felipe và Hoàng hậu Letizia tại vùng Valencia, nơi lũ lụt khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng hơn 200 người. Tuy nhiên, vua Felipe bình tĩnh, hạ ô để nghe một người dân trao đổi và ôm chặt hai phụ nữ đang khóc nức nở....

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.