Tiếp bài Sông Hồng đang bị Cảng Hà Nội “bức tử”: Một “ông lớn” âm mưu thâu tóm đất vàng?

Bãi xe sử dụng trái phép trong khu đất của cảng Hà Nội.
Bãi xe sử dụng trái phép trong khu đất của cảng Hà Nội.
(PLO) - Cuối năm 2014, Tổng Cty xây dựng liên hợp Vạn Cường (Vạn Cường) gây ồn ào với thương vụ mua lại VIVASO và làm chủ Cảng Hà Nội, đơn vị đang quản lý diện tích đất lớn gần phố cổ. Tuy nhiên, do đây là lĩnh vực mà công ty này đang hoạt động nên dù dư luận có nghi ngờ về âm mưu thâu tóm đất vàng của Vạn Cường cũng khó có thể phản đối. Song, thương vụ mua lại hãng phim truyện Việt Nam hôm nay của công ty này một lần nữa khiến dư luận không thể lặng im.

Cảng Hà Nội sau cổ phần hóa đang hoạt động ra sao?

 Sau 2 năm cổ phần hóa, Cảng Hà Nội dưới sự quản lý của Công ty xây dựng liên hợp Vạn Cường giờ ra sao? Chiếm dụng hành lang ATGT để làm kho bãi, công ty; đổ vật liệu xây dựng lấp sông Hồng, xe quá tải ra vào cảng, xây dựng nhiều công trình sai phép trên bề mặt đê… đang là thực tế diễn ra tại khu vực cảng Hà Nội (phường Thanh Lương, Hai Bà Trưng, Hà Nội).

Theo phản ánh của người dân, khu vực gầm cầu Vĩnh Tuy, hiện tồn tại nhiều kho bãi hàng hóa, các công ty sản xuất và kinh doanh bê tông, các công ty kinh doanh thiết bị máy móc… gây mất mỹ quan và trật tự ATGT. Không chỉ vậy, những hoạt động này đã vi phạm nghiêm trọng đến hành lang bảo vệ chân cầu Vĩnh Tuy.

Qua tìm hiểu thực tế, tại khu vực gầm cầu Vĩnh Tuy, có rất nhiều kho bãi, công ty mà hầu hết là thuộc các công ty tư nhân dùng để sản xuất và tập kết hàng hóa như: Công ty cổ phần đầu tư sông Đà - Việt Đức, Trạm bê tông Phú Ký, Công ty cổ phần đầu tư thương mại dầu khí Việt Nam, bãi máy Hưng Thành, Công ty cổ phần thương mại và vận tải Việt-Xô, kho bãi Tuấn, kho chứa xăng dầu Mobil…

Ngoài ra theo quan sát của PV, còn có hàng loạt các kho xưởng trống treo biển cho thuê lại. Các doanh nghiệp này ngang nhiên chiến dụng hành lang phía gầm cầu làm địa điểm kinh doanh của mình hoặc trên hành lang đê sông Hồng.

Một người dân ở phố Vĩnh Tuy cho biết: Thời gian gần đây xuất hiện các kho bãi chứa hàng hóa, các công ty về thiết bị máy, công ty bê tông mọc lên ngay dưới gầm cầu đã gây mất mỹ quan đô thị, vi phạm hành lang ATGT và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường do hoạt động xả thải trực tiếp xuống lòng sông khiến người dân sinh sống tại đây vô cùng bức xúc.

Nghị định số 11/2010/NĐ-CP của Chính phủ có quy định rất rõ về Giới hạn hành lang an toàn đối với cầu, cống. Theo đó, giới hạn hành lang an toàn tại chân cầu Vĩnh Tuy là 150m (áp dụng với cầu có chiều dài lớn hơn 300m). Tuy nhiên, trên thực tế thì một số doanh nghiệp tận dụng cả không gian phía gầm cầu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình.

Việc hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh bê-tông nơi đây còn không được kiểm soát, khi nước thải được cho chảy trực tiếp xuống sông Hồng. “Những ngày qua dư luận bức xúc vì các doanh nghiệp xả thải ra sông gây chết cá ở miền Trung thì bị xử phạt rất nặng. Nhưng ngay giữa lòng Thủ đô, họ cũng xả thải gây ô nhiễm môi trường không kém mà chả thấy cơ quan chức năng nào sờ tới cả”, một người dân bức xúc.

Ngoài ra, một số công ty như Công ty Cổ phần Việt Đức sản xuất bê tông còn có nguy cơ đe dọa đến sự an toàn của cầu Vĩnh Tuy. Doanh nghiệp này không chỉ vi phạm lang bảo vệ chân cầu, mà mỗi ngày còn sử dụng xe quá tải làm phương tiện chuyên chở xi măng, bê tông… gây sụt lún nghiêm trọng hành lang đê điều.

Những chiếc xe này chạy không kể ngày đêm kéo theo tiếng ồn, khói bụi, khiến người dân vô cùng hoang mang, lo sợ đến tính mạng của mình khi di chuyển qua khu vực cảng.

Dãy nhà xây dựng trong chỉ giới thoát lũ.

Dãy nhà xây dựng trong chỉ giới thoát lũ.

Dạo quanh một vòng khu vực Cảng Hà Nội, điều mà chúng tôi cảm thấy rùng mình là “kho bom” nằm ngay giữa bên bờ sông Hồng. Đó là hàng trăm thùng xăng, dầu của một cửa hàng giới thiệu sản phẩm dầu Mobil đóng tại khu vực cảng Hà Nội tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ rất cao và đe dọa đến sự an toàn tính mạng của người dân xung quanh.

Theo khảo sát của PV, hầu hết các công trình thuộc kết cấu hạ tầng của Cảng Hà Nội đến nay gần như xuống cấp hoàn toàn. Hiện tại khu vực cảng Hà Nội chỉ khai thác được một phần rất nhỏ bằng việc vận chuyển xi măng, còn lại là hoạt động bốc dỡ cát sỏi chủ yếu diễn ra vào ban đêm.

Trong khi, hàng loạt các máy móc cẩu, băng chuyền… hiện đại lâu ngày không sử dụng trở nên hoen gỉ, nằm chỏng chơ bên bờ sông. Các công trình phụ trợ tại cảng cũng bị bỏ hoang trông rất phản cảm.

Theo thiết kế trước đó, các kho bãi tại cảng Hà Nội được dựng lên với mục đích để chứa hàng hóa nội địa vào khu vực cảng thì đến nay hầu hết đã được thế chỗ cho các công ty tư nhân làm kho hàng trung gian để phân phối hàng hóa của mình tại Hà Nội và các tỉnh lân cận. Các kho bãi này thường tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ rất cao do vấn đề PCCC không được chú trọng đẩy mạnh.

Trên hàng lang bảo vệ đê điều, Cảng Hà Nội còn xây dựng rất nhiều công trình trái phép. Việc mua lại Cảng Hà Nội của Vạn Cường không nhằm mục đích hoạt động cảng mà là để thâu tóm “đất vàng”? Đó là câu hỏi lớn đang được dư luận đặt ra chưa có lời giải đáp.

Hãng phim sẽ đi về đâu?

Thành công trong thương vụ mua lại VIVASO, làm chủ Cảng Hà Nội, Vạn Cường tiếp tục tiến xa hơn với chiến lược mua bán cổ phần với hãng phim truyện Việt Nam.

Dù phiên đấu giá cổ phần Hãng Phim Việt Nam không được nhà đầu tư nhỏ lẻ quan tâm, nhưng sự xuất hiện của nhà đầu tư chiến lược là một đơn vị ngoài ngành lại khiến giới tài chính và dư luận không ngừng lo lắng.

Điều đáng chú ý nằm ở mức giá mà nhà đầu tư chiến lược bỏ ra chỉ vài chục tỷ nhưng đã nắm quyền chi phối cả hãng phim, cũng như kế thừa quyền và trách nhiệm liên quan đến nhiều khu đất, đặc biệt là 5.450m2 đất vàng tại số 4 Thụy Khuê, quận Tây Hồ (Hà Nội) mà hãng phim này đang quản lý.

Giá trị thị trường được cho là lên tới cả ngàn tỷ đồng nhưng không được xác định vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa, vì đó là đất hãng phim này thuê của nhà nước.

Lúc này, nhiều người đặt nghi vấn phải chăng nhà đầu tư chiến lược này muốn thâu tóm khu đất vàng bên cạnh Hồ Tây này nên “nhảy vào” thâu tóm hãng phim truyện Việt Nam. Dư luận lo lắng, hãng phim sẽ phát triển như nào khi cổ đông chiến lược là một đơn vị hoạt động kinh doanh vận tải, cảng, cơ khí… trong khi cảng Hà Nội họ quản lý sau 2 năm vẫn chưa có gì đột phá?

Câu chuyện chọn nhà đầu tư chiến lược đã trở thành vấn đề “nóng” khi hầu hết đơn vị có diện tích đất lớn ở Hà Nội và TP.HCM đều chọn “nhà đầu tư chiến lược” là các tập đoàn có lượng vốn lớn, kinh doanh bất động sản hoặc tài chính chứ không mấy liên quan đến lĩnh vực kinh doanh chính của mình.

Nhìn lại cách chọn cổ đông chiến lược cho các tổng công ty nhà nước, giới đầu tư chợt giật mình khi thấy nhưng tiêu chí quan trọng nhất để được làm cổ đông chiến lược đã bị xếp xó, thay vào đó thì vấn đề "tiền" lại được xếp lên hàng đầu.

Theo quy định của Nghị định 59/2011/NĐ-CP ngày 18/7/2011 về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần: “Nhà đầu tư chiến lược là các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài có năng lực tài chính và có cam kết bằng văn bản của người có thẩm quyền trong việc gắn bó lợi ích lâu dài với doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp sau cổ phần hóa về: chuyển giao công nghệ mới; đào tạo nguồn nhân lực; nâng cao năng lực tài chính; quản trị doanh nghiệp; cung ứng nguyên vật liệu; phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm".

So với tiêu chí này, việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước hàng đầu đang có dấu hiệu lệch hướng.

Việc chuyển đổi chủ sở hữu của doanh nghiệp là tiền đề để tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển chứ không phải là cơ hội để thay đổi ngành nghề của các doanh nghiệp cổ phần hóa.

Nhưng, với những gì đã diễn ra, đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành phải trơ mắt đứng nhìn các doanh nghiệp ngoài ngành thâu tóm các đơn vị đầu đàn chỉ vì “đất vàng” cho thấy những điều không bình thường đang xảy ra trong việc thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Điều lạ kỳ là những chuyện không bình thường, trái pháp luật này vẫn chưa bị ngăn chặn.

Đọc thêm

Nhiều dự án ở Khu kinh tế Dung Quất chậm tiến độ

Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi Trần Phước Hiền kiểm tra các dự án ở KKT Dung Quất.
(PLVN) - Loạt dự án giao thông quan trọng hay hạ tầng tái định cư để ổn định dân sinh, tạo điều kiện để thu hút nhà đầu tư ở Khu kinh tế (KKT) Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đang bị chậm tiến độ vì vướng mặt bằng.

Doanh thu quản lý thuế thương mại điện tử đạt 6,6 triệu tỷ đồng trong 2 năm

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Sơn chia sẻ thông tin với báo chí chiều 25/4.
(PLVN) - Thông tin từ Tổng cục Thuế vừa cho biết, trong 2 năm gần đây (2022-2023) đã ghi nhận doanh thu quản lý thuế từ các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là 6,6 triệu tỷ đồng. Con số này có xu hướng gia tăng khi năm 2023 đã đạt 3,5 triệu tỷ đồng, vượt 0,4 triệu tỷ đồng so với năm 2022.

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Toàn cảnh buổi họp báo. (Ảnh: NHNN)
(PLVN) - Hội thảo chuyên đề lần đầu tiên được tổ chức với Chủ đề “Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số” với sự tham gia thuyết trình của các chuyên gia tài chính, công nghệ hàng đầu trong nước và thế giới đến từ Google, IBM, Fidelity, SAP… sẽ là điểm nhấn quan trọng của sự kiện chuyển đổi số (CĐS) ngành ngân hàng năm nay…

Tôn vinh Top 500 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam

Top 50 DN tăng trưởng xuất sắc Việt Nam năm 2024
(PLVN) - Ngày 24/4, Công ty cổ phần (CTCP) Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp cùng Báo VietNamNet chính thức tổ chức Lễ công bố Top 500 DN tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500), Top 10 & Top 5 Công ty Bất động sản - Xây dựng - Vật liệu xây dựng năm 2024.

200 doanh nghiệp trưng bày sản phẩm trong lĩnh vực công nghiệp khai khoáng

Khách mời tham quan các công nghệ xuất hiện tại triển lãm
(PLVN) - 200 doanh nghiệp đến từ 17 quốc gia và vùng lãnh thổ đã mang những công nghệ tiên tiến nhất của mình đến trưng bày tại Triển lãm Quốc tế lần thứ 6 về công nghiệp khai thác, khôi phục tài nguyên khoáng sản và xây dựng Việt Nam. Đây là cơ hội để doanh nghiệp Việt Nam cập nhật những công nghệ thân thiện với môi trường. 

Vinachem nỗ lực đưa hàng tới ‘xứ Samba’

Phương thức vận chuyển là một trong những nội dung mà Vinachem và các đối tác phía Brazil đã bàn bạc.
(PLVN) - Trong vòng 6 tháng, lãnh đạo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã 3 lần gặp các đối tác phía Brazil tại Santos, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… để xúc tiến thương mại cho hàng Việt Nam cập bến thị trường châu Mỹ ngày một nhiều thêm.

Anh hùng Lao động, doanh nhân Hoàng Đức Thảo nhận Giải thưởng 'Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu'

Anh hùng Lao động, Doanh nhân - Nhà khoa học Hoàng Đức Thảo (bìa trái) nhận Giải thưởng cao quý.
(PLVN) - Ngày 23/04/2024, tại Diễn đàn Khoa học và Kinh tế toàn cầu do Hội đồng thương mại và công nghệ toàn cầu Ấn Độ (GTTCI) tổ chức tại Dubai (UEA), Ban tổ chức đã trao Giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và Sắc phong học hàm Viện sĩ danh dự cho Anh hùng Lao động, Giáo sư- Tiến sĩ Hoàng Đức Thảo – Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc BUSADCO.

Ngành Dầu khí duy trì đà tăng trưởng ấn tượng

Nhà máy lọc dầu Dung Quất - nơi cung cấp hơn 30% nhu cầu xăng dầu hàng năm cho thị trường trong nước. (Ảnh: PVN)
(PLVN) - Trong bối cảnh giá dầu thế giới chịu ảnh hưởng bởi các vấn đề phức tạp của chính trị toàn cầu nhưng Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) cùng các đơn vị thành viên vẫn tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định.

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!

Đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế!
(PLVN) - Phiên đấu thầu vàng miếng đầu tiên sau 11 năm dự kiến tổ chức vào sáng hôm qua (22/4) đã bị hủy. Dự kiến 9h sáng nay (23/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ mở lại phiên đấu thầu.Theo các chuyên gia, đấu thầu vàng chỉ là giải pháp tình thế.

Vướng mắc tại dự án thủy điện Cam Ly (Lâm Đồng): UBND tỉnh đề nghị doanh nghiệp và Sở Kế hoạch và Đầu tư bàn cách giải quyết

Dự án Nhà máy thủy điện Cam Ly đang được thi công. (Ảnh: Mai Long)
(PLVN) - Chiều ngày (22/4), tại buổi gặp gỡ giữa UBND tỉnh Lâm Đồng và một số DN trên địa bàn tỉnh, ông Phạm Dũng (đại diện Cty Việt Hưng, chủ đầu tư (CĐT) dự án nhà máy thủy điện Cam Ly) nêu một số khó khăn, chậm trễ trong thủ tục chuyển nhượng dự án Cam Ly.