Thái Nguyên: Khai thác khoáng sản ồ ạt đẩy nhiều hộ dân vào đường cùng

Moong khai thác của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên là nguyên nhân gây mất nước sụt lún. Ảnh: Xuân  Hồng.
Moong khai thác của Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên là nguyên nhân gây mất nước sụt lún. Ảnh: Xuân Hồng.
(PLO) - Việc khai thác ồ ạt tài nguyên khoáng sản của 4 điểm mỏ tại huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) khiến 133 hộ dân bị sụt lún, nứt nhà, mất nước trên diện rộng... Người dân đang hàng ngày đối mặt với hiểm họa khai thác khoáng sản, tác động môi trường “ngàn cân treo sợi tóc”. 

Theo đơn thư của người dân gửi tới báo Pháp luật Việt Nam phản ánh tình hình sụt lún đất, mất nước, nứt nhà xảy ra tại thị trấn Trại Cau (huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên) diễn ra từ nhiều năm nay và ngày càng diễn biến phức tạp... Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do hoạt động khai thác ồ ạt tài nguyên khoáng sản của rất nhiều công ty, doanh nghiệp được cơ quan chức năng cấp phép.

Khai thác khoáng sản đẩy người dân vào bước đường cùng!

Ông Dương Văn Tuyên, xóm Hòa Bình, xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên) cho biết: “ Gia đình tôi nằm sát với moong mỏ khai thác của Cty Cổ phần luyện kim đen Thái Nguyên (moong khai thác nằm trong khu dân cư chúng tôi đang sinh sống). Những năm về trước công ty khai thác nông nên chúng tôi vẫn tạo điều kiện để khai thác, thế nhưng từ năm 2015 đến nay, Công ty đã khai thác với độ sâu 25m trở lên nên đã làm mất nước, nứt trầm trọng, gây nguy hiểm đến cuộc sống, sinh hoạt đảo lộn, không làm ăn được gì, các công trình bị hư hỏng, mọi sinh hoạt của gia đình tôi gặp rất nhiều khó khăn. Gia đình tôi cầu cứu các cấp có thẩm quyền vào cuộc giúp gia đình tôi ổn định cuộc sống”.

Tìm hiểu được biết, tình trạng sụt lún đất, nứt nhà tại xã Cây Thị và thị trấn Trại Cau ngày càng nghiêm trọng. Tính đến ngày 6/6/2017, tại khu vực xóm Hòa Bình thuộc xã Cây Thị có 3 hộ nằm trong khu vực thực hiện dự án khai thác quặng sắt Chỏm Vung Tây của Công ty Cổ phần luyện kim đen Thái Nguyên bị ảnh hưởng sụt lún với mức độ đặc biệt nguy hiểm, có nguy cơ đe dọa đến tính mạng và tài sản.

Theo phản ánh người dân địa phương sụt lún nứt nhà gây nguy hiểm.Ảnh: Xuân Hồng.
Theo phản ánh người dân địa phương sụt lún nứt nhà gây nguy hiểm.Ảnh: Xuân Hồng.

Thêm ghi nhận hiện trường tại cánh đồng trồng ngô, lạc của xóm Kim Cương, thửa ruộng có diện tích 1.500m2 của gia đình ông Nông Cao Khánh xuất hiện 4 hố sụt lún, hố lớn nhất rộng khoảng 40m2, hố nhỏ nhất rộng khoảng 8m2. Các hố sụt đã hút nước từ suối Ngàn Me gần đó chảy vào với lực hút mạnh, tạo thành xoáy nước. 

Tại thửa ruộng có diện tích gần 700m2 của bà Luân Thị Ngân xuất hiện 2 hố sụt rộng từ 8m2 - 20m2, các hố vẫn tiếp tục có dấu hiệu bị sạt lở và chỉ cách khu vực khai thác tầng sâu Núi Quặng thuộc Mỏ sắt Trại Cau khoảng 50m.

Ngôi nhà cấp 4 phải di dời vì sụt lún đất không ở được...
Ngôi nhà cấp 4 phải di dời vì sụt lún đất không ở được...
Sang nhà tạm nhà dựng tạm của cty cổ phần gang thép Thái Nguyên để đảm bảo an toàn. Ảnh: Xuân Hồng
Sang nhà tạm nhà dựng tạm của cty cổ phần gang thép Thái Nguyên để đảm bảo an toàn. Ảnh: Xuân Hồng

Theo điều tra của PV Báo Pháp luật Việt Nam, có khoảng 133 hộ dân bị rạn nứt nhà ở các mức độ khác nhau do ảnh hưởng của sụt lún đất. Trong đó, thị trấn Trại Cau có 44 hộ, xã Cây Thị có 89 hộ, tại các xóm Trại Cau, Hòa Bình và Kim Cương của xã Cây Thị có 117 thửa ruộng với diện tích gần 7,5ha của 44 hộ dân có hiện tượng sụt lún đất thành hố sâu hoặc nghiêng ruộng, mất nước.  

“Tại khu vực trên các giếng khoan, giếng đào của các hộ dân đều bị cạn nước khiến người dân không có nước sinh hoạt, cuộc sống người dân gặp vô cùng khó khăn “đi không được ở khốn khổ”. Hiện nay, người dân chúng tôi có nhà mà không được ở vì nứt và sụt lún ngoài đồng không thể cấy lúa được, phải tận dụng chuyển sang trồng lạc, thế nhưng đến lúc thu hoạch thì lại không có nước để thu hoạch. Khổ quá chúng tôi đến nước đường cùng rồi”. – ông Nông Văn Nàng, xã Cây Thị chán nản cho biết.

Ngày 12/6, PV Báo PLVN đăng ký lịch làm việc với lãnh đạo huyện Đồng Hỷ để tìm hiểu thông tin phán ánh của nhiều hộ dân đang ngày đêm đối mặt với hiểm họa khai thác khoáng sản ảnh hưởng môi trường sống “ngàn cân treo sợi tóc”... Thế nhưng, lãnh đạo huyện Đồng Hỷ đến nay vẫn chưa được hồi âm... Phải chăng có gì “khuất tất” né tránh dư luận?.

Các công ty khai thác đùn đẩy nhau, né tránh trách nhiệm? 

Ngày 29/6, trao đổi với PV Báo Pháp luật Việt Nam, ông Nguyễn Bá Chính - Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Thái Nguyên cho biết: Thông tin phản ánh của người dân về việc sụt lún đất, nứt nhà, mất nước... là có thật. Các cơ quan chức năng của tỉnh Thái Nguyên đang tích cực vào cuộc, tìm các giải pháp để hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống. Bước đầu, có thể xác định, nguyên nhân của tình trạng này là do hoạt động khai thác khoáng sản. Thực tế, tại khu vực này có 4 doanh nghiệp đang khai thác khoáng sản: Mỏ sắt Trại Cau thuộc Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên, Công ty cổ phần luyện kim đen Thái Nguyên, Doanh nghiệp Anh Thắng và Công ty cổ phần Kim Sơn. 

Vì 4 mỏ khai thác trên cùng địa bàn gần nhau ảnh hưởng cuộc sống của khoảng 133 hộ dân chưa được xác định rõ nguyên nhân Công ty nào làm ảnh hưởng. Để có đủ cơ sở khoa học kết luận chính xác, Sở TN&MT Thái Nguyên đang triển khai dự án 4 tỷ thuê đơn vị Viện Khoa học Địa chất Khoáng sản thực hiện Dự án nghiên cứu điều tra đánh giá xác định nguyên nhân công ty nào gây ra hiện tượng sụt lún đất, mất nước, rạn nứt công trình khu vực huyện Đồng Hỷ để làm căn cứ xác định rõ trách nhiệm của từng đơn vị khai thác khoáng sản gây ra.

Mùa mưa sụt lún đất vì lỗ hổng khai thác người dân kêu trời. Ảnh: Xuân Hồng.
Mùa mưa sụt lún đất vì lỗ hổng khai thác người dân kêu trời. Ảnh: Xuân Hồng.

“Trong thời gian chờ đơn vị tư vấn điều tra làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan, huyện Đồng Hỷ đã yêu cầu Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên tạm ứng 50% kinh phí và đề nghị UBND tỉnh hỗ trợ bố trí 50% kinh phí để bồi thường, hỗ trợ các hộ bị ảnh hưởng nghiêm trọng di dời ra khỏi vùng nguy hiểm”.- ông Chính cho biết thêm.

Đối với các hộ bị ảnh hưởng trong vùng dự án khai thác quặng sắt mỏ Chỏm Vung Tây, xã Cây Thị của Công ty cổ phần luyện kim đen Thái Nguyên, yêu cầu doanh nghiệp thực hiện chi trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng đối với các hộ đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án dự án bồi thường giải phóng mặt bằng của UBND huyện Đồng Hỷ.

Ngày 30/6, làm việc với PV, ông Mạc Đăng Niên, Giám đốc Mỏ sắt Trại Cau cho biết: Đơn vị đang nỗ lực cùng với chính quyền địa phương, nhân dân tích cực khắc phục hậu quả để đảm bảo an sinh cuộc sống cho người dân và ổn định sản xuất của doanh nghiệp.

“Công ty CP Gang thép Thái Nguyên đang khẩn trương hỗ trợ di dời 7 hộ dân, hỗ trợ kinh phí các hộ dân có đất nông nghiệp bị ảnh hưởng do sụt lún, mất nước. Hiện Cty đang phối hợp với Sở, ngành liên quan khẩn trương tiến hành di dời, bố trí tái định cư cho 7 hộ dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nơi ở không đảm bảo an toàn do sụt lún đất, nứt nhà xong trước ngày 10/7. Đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt, nước phục vụ sản xuất, chăn nuôi cho các hộ dân bị ảnh hưởng, tiến hành san lấp ngay các khu đất nông nghiệp bị sụt lún”.- ông Niên cho PV biết thêm thông tin.

Người dân huyện Đồng Hỷ đang ngày đêm mong đợi các cấp chính quyền của tỉnh Thái Nguyên vào cuộc tích cự hơn nữa để giúp người dân sớm ổn định cuộc sống. 

Báo Pháp luật Việt Nam tiếp tục thông tin tới bạn đọc. 

Đọc thêm

Kinh tế hợp tác xã nông nghiệp: Hơn 60% hoạt động có hiệu quả

Gian hàng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP của các HTXNN đạt tiêu chí đánh giá xanh, sạch, đẹp. (Ảnh: Hải Đăng)
(PLVN) - Năm 2024, cả nước có trên 14.300 Hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) hoạt động hiệu quả. Trong đó có 2.169 là chủ thể các sản phẩm OCOP được công nhận và 600.000 lao động nông thôn đào tạo nghề căn bản đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

Báo chí đóng vai trò quan trọng trong kết quả năm 2024 của ngành Hải quan

Phó Tổng cục trưởng Trần Đức Hùng đánh giá cao vai trò của báo chí trong hoạt động của ngành Hải quan. (Ảnh: H.Nụ)
(PLVN) - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đức Hùng nhấn mạnh, bên cạnh sự nỗ lực của tập thể cán bộ, công chức ngành Hải quan thì các phóng viên cơ quan thông tấn báo chí đóng vai trò hết sức quan trọng trong công tác tuyên truyền, góp phần động viên các cán bộ, công chức trong toàn ngành nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Diễn đàn "Kinh nghiệm phục hồi sau thiên tai"

Ông Cao Đức Phát, nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, Chủ tịch Quỹ Cộng đồng Phòng tránh thiên tai phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: Đỗ Hương)
(PLVN) - Hôm qua (23/12), Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (QLĐĐ&PCTT, Bộ NN&PTNT), Sở NN&PTNT Yên Bái cùng các đơn vị liên quan phối hợp tổ chức Diễn đàn "Kinh nghiệm phục hồi sau thiên tai".

Chủ tịch Quốc hội Lào thăm Công ty CP Phân bón Bình Điền

Chủ tịch Quốc hội Lào Xaysomphone Phomvihane trao quà lưu niệm cho Chủ tịch Vinachem Phùng Quang Hiệp.
(PLVN) - Ngày 21/12, Công ty CP Phân bón Bình Điền - một trong những đơn vị sản xuất phân bón tiêu biểu của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) đã vinh dự đón tiếp đồng chí Xaysomphone Phomvihane - Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có cuộc làm việc tại Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng. Trong đó, đáng chú ý, Bộ Công Thương đã đề nghị phía Nhật Bản xem xét rà soát các cam kết theo thỏa thuận đã ký kết năm 2011, tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và tài chính cho Việt Nam để triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Trao giải thưởng hiệu quả, hiệu suất năng lượng cho các doanh nghiệp

12 doanh nghiệp được trao giải Hiệu suất năng lượng cao nhất
(PLVN) - Ngày 20/12/2024, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Khoa học và công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả Việt Nam (VECEA) tổ chức Lễ trao giải “Giải thưởng hiệu quả năng lượng trong công nghiệp - công trình xây dựng năm 2024, Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất năm 2024”.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.