Doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cũng “kêu trời” vì… trạm cân

Quy định xe kéo container 3 cầu chỉ được kéo tối đa 21 tấn hàng có thể làm cho ngành thủy sản “tê liệt”
Quy định xe kéo container 3 cầu chỉ được kéo tối đa 21 tấn hàng có thể làm cho ngành thủy sản “tê liệt”
(PLO) - Doanh nghiệp (DN) xuất khẩu thủy sản đang bị ách tắc trong vận chuyển các container hàng thủy sản đông lạnh vì quy định tải trọng tối đa mà Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho phép thấp hơn quy định giao thương quốc tế.  Hệ lụy cuối cùng lại đổ lên đầu người nông dân nuôi cá.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), sản phẩm xuất nhập khẩu (XNK) thủy sản chủ yếu là hàng đông lạnh hoặc đóng hộp, đóng chai được chứa trong các container lạnh có dung tích 40’ hoặc 20’, phải chạy giữ đông liên tục 24/24h, nên khi Bộ GTVT triển khai nghiêm về việc kiểm tra trọng tải container, các DN hoạt động trong lĩnh vực này gặp rắc rối lớn. 
“Điêu đứng” vì quy định quốc gia lệch pha quốc tế
Quy định trong Thông tư số 03 của Bộ GTVT bắt buộc tất cả các xe kéo container có 3 cầu chỉ được kéo tối đa 21 tấn hàng (26 tấn cả vỏ container). Trong khi hàng thủy sản hầu hết là giao thương XNK với quốc tế (hàng nhập về từ nước ngoài và hàng xuất đi nước ngoài). 
Theo các quy định và thông lệ giao thương quốc tế, việc đóng hàng phải theo container 40’ với trọng lượng 28 tấn, phải giữ đông lạnh dưới 18oC. Nếu thực hiện theo quy định mới của Bộ GTVT thì phải giảm tải xuống còn 75% với trọng lượng 21 tấn. Hậu quả, các công ty vận chuyển không dám nhận vận chuyển cho các sản phẩm thủy sản, khách hàng nước ngoài cũng không chấp nhận việc đóng container 40’ chỉ có 21 tấn hàng. 
“Chưa kể chi phí vận chuyển (trên bộ, biển) đang có xu hướng tăng lên, việc giảm 25% trọng lượng xuất khẩu thủy sản khiến gia tăng sức nặng chi phí vận chuyển lên đáng kể. Nếu tính cước tàu, chi phí nâng hạ, kéo cont cho mỗi cont là 3.500 USD (khoảng 74 triệu đồng) thì với việc thực hiện theo quy định mới, mỗi tấn hàng thủy sản xuất khẩu các DN phải trả thêm riêng phí vận chuyển là gần 1 triệu đồng. Mỗi năm, các DN thủy sản Việt Nam xuất khẩu khoảng 1,3 triệu tấn thủy sản, tương đương mỗi năm ngành thủy sản phải gồng mình trả thêm 54,5 triệu USD (khoảng hơn 1.000 tỷ đồng) cho chi phí vận chuyển” - một DN chế biến thủy sản tính toán.    
Kể cả trong trường hợp các DN bớt hàng đóng đúng 21 tấn, lên tới cảng đóng thêm cho đủ 28 tấn thì ngoài việc tăng chi phí vận chuyển lên 2-3 lần, việc san đi, bớt lại tại cảng sẽ làm hư hỏng hàng hóa, số hàng không đóng hết sẽ không biết phải xử lý ra sao. 
“Quy định mới của Bộ GTVT khiến các DN thủy sản bị mắc kẹt và ách tắc trong vấn đề giao nhận hàng, thiệt hại và ảnh hưởng lớn đến hoạt động của DN với bạn hàng quốc tế dẫn đến nguy cơ mất khách hàng, mất khả năng cạnh tranh” - lãnh đạo VASEP ngán ngẩm.   
Gỡ khó bằng biện pháp “đặc thù”
Theo VASEP, tình trạng xe quá tải gấp 2-3 lần trọng tải cho phép hiện nay ảnh hưởng đến chất lượng đường sá là phổ biến, hoàn toàn không nằm ở ngành thủy sản bởi việc đóng container hàng thủy sản đông lạnh luôn theo chuẩn mực của thông lệ quốc tế là 28 tấn hàng. 
Ngoài ra, trong điều kiện năng lực vận chuyển bằng xe rơ-moóc, container ở Việt Nam có hạn, quy định kiểm tải trọng xe theo Thông tư số 03 của Bộ GTVT áp dụng cho tất cả các ngành đang làm cho DN thủy sản khó khăn trong cả việc lựa chọn nhà cung cấp xe phù hợp với lô hàng, dễ dẫn đến hiện tượng “làm giá” trong vận chuyển hoặc tiêu cực trong quá trình kiểm soát của các cơ quan chức năng và sẽ làm ùn ứ hàng do lượng xe cung cấp không đủ.   
Để giải quyết bức xúc của DN, VASEP đã có nhiều văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và  Bộ GTVT kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho DN. “VASEP và các DN thủy sản luôn ủng hộ chủ trương của Chính phủ về việc tăng cường kiểm tra và xử phạt đối với những trường hợp vận chuyển quá tải, không thực hiện theo đúng quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ. Tuy nhiên, với thực tế khó khăn mà ngành thủy sản đang gặp, Hiệp hội và các DN đề nghị Bộ GTVT có biện pháp đặc thù để không đưa hàng XNK thủy sản bằng container vào kiểm soát tải trọng xe nhằm đảm bảo lưu thông bình thường cho hàng hóa XNK, nhất là hàng đông lạnh, hàng đóng hộp” - ông Trần Thiện Hải, Chủ tịch VASEP đề xuất./.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp: Vẫn còn nhiều thách thức!

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp: Vẫn còn nhiều thách thức!
(PLVN) - Chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, giúp tăng hiệu quả, giảm kinh phí, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm và có thể đưa ra mô hình kinh doanh mới. Tuy nhiên, chuyển đổi số trong các doanh nghiệp hiện nay vẫn còn nhiều thách thức.

Bất cập trong thực hiện cấp giấy S/C, VASEP 'cầu cứu' Bộ Nông nghiệp

Ảnh minh họa
(PLVN) - Doanh nghiệp hải sản đang gặp phải nhiều khó khăn, bất cập nhất là liên quan đến giấy xác nhận nguyên liệu (S/C) tại các tỉnh, dẫn tới không thể có được hồ sơ cần thiết cho việc xuất khẩu các lô hàng hải sản sang Châu Âu. Đây cũng là thực trạng khiến hạn chế đáng kể việc tiêu thụ nguyên liệu cho ngư dân, cũng như giảm đáng kể các dòng hàng sang EU.

CEO Exchange tháng 8/2024: 'Chiến lược tái cấu trúc doanh nghiệp'

CEO Exchange tháng 8/2024: 'Chiến lược tái cấu trúc doanh nghiệp'
(PLVN) - Trong bối cảnh kinh tế và chính trị toàn cầu đang trải qua nhiều biến động khó lường, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Tái cấu trúc doanh nghiệp không chỉ là một chiến lược cần thiết để đối phó với các rủi ro hiện tại mà còn là cách tiếp cận dài hạn để nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa nguồn lực và duy trì sự phát triển bền vững.

Nữ startup dân tộc Tày, Nùng gọi vốn giúp loại quả chỉ Lạng Sơn có nâng giá trị gấp 20 lần được cả 5 Shark cùng hợp lực

Nữ startup dân tộc Tày, Nùng gọi vốn giúp loại quả chỉ Lạng Sơn có nâng giá trị gấp 20 lần được cả 5 Shark cùng hợp lực

(PLVN) -  Nữ startup với ước mơ tạo việc làm và kế sinh nhai bền vững cho người phụ nữ dân tộc Tày, Nùng tại vùng biên xứ Lạng 'chốt deal' với 2 Shark nhưng nhận được sự hỗ trợ của cả 5 Shark để phát triển đặc sản bản địa và chinh phục thị trường thế giới.

Phân bón Miền Nam kiên trì mục tiêu 'Nâng tầm nông sản Việt'

CEO Phân bón Miền Nam Đặng Tấn Thành
(PLVN) - Trao đổi với PLVN, ông Đặng Tấn Thành - Tổng Giám đốc Công ty CP Phân bón Miền Nam cho hay, doanh nghiệp này đã trải qua hơn 48 năm hình thành phát triển và gần như song hành cùng với lịch sử ngành Hóa chất Việt Nam. Với mục tiêu “Nâng tầm nông sản Việt”, hoạt động sản xuất kinh doanh của Phân bón Miền Nam đã, đang hướng tới một nền sản xuất xanh và ích lợi của những chủ thể tham gia kinh tế nông nghiệp.

Hàng loạt khó khăn bủa vây các dự án điện khí LNG

Hàng loạt khó khăn bủa vây các dự án điện khí LNG
(PLVN) - Điện khí LNG là loại hình năng lượng đóng vai trò nền tảng và thiết yếu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Tuy nhiên, việc phát triển các dự án năng lượng này đang phải đối mặt với hàng loạt khó khăn, vướng mắc.

Kim Ngân Design: Khẳng định khí chất nữ doanh nhân

Kim Ngân Design: Khẳng định khí chất nữ doanh nhân
(PLVN) - Cùng với sự phát triển của thị trường thời trang, thương hiệu thời trang Kim Ngân Design do Founder Trần Thị Kim Ngân sáng lập đang nỗ lực không ngừng để trở thành đối tác uy tín, là điểm đến tin cậy của khách hàng Việt Nam. Những bộ vest cao cấp gắn liền với sự sang trọng giúp cho các nữ doanh nhân tỏa sáng, thành công trong sự nghiệp và cuộc sống.

Tài chính TKV tiếp tục được duy trì ổn định

Tài chính TKV tiếp tục được duy trì ổn định
(PLVN) - Các chỉ số tài chính cơ bản của Tập đoàn trong 06 tháng đầu năm 2024 tiếp tục được duy trì ở mức an toàn trong phạm vi cho phép, thể hiện khả năng tự chủ về tài chính và đảm bảo tính thanh khoản trong toàn Tập đoàn.

Diễn đàn doanh nghiệp Quảng Ninh - Hải Phòng - Hải Dương - Hưng Yên

Quang cảnh diễn đàn Quảng Ninh – Hải Phòng – Hải Dương – Hưng Yên.
(PLVN) - Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Quảng Ninh vừa phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức diễn đàn doanh nghiệp Quảng Ninh - Hải Phòng - Hải Dương - Hưng Yên tại Khu du lịch Quảng Ninh Gate (TX Đông Triều). Đây là những doanh nghiệp thuộc Hội đồng doanh nghiệp tiểu vùng kinh tế trục cao tốc phía đông.

Con đường 'chuyên biệt' dẫn lối thành công của Phân bón Bình Điền

Ông Ngô Văn Đông - Tổng Giám đốc Công ty CP Phân bón Bình Điền.
(PLVN) - Thương hiệu phân bón Đầu Trâu của doanh nghiệp Phân bón Bình Điền là tên gọi quen thuộc đối với bà con nông dân, với các đồng đất, ruộng cây, nông trại trong và ngoài nước… Sự thành công của thương hiệu này được ví như những “viên gạch” làm dày thêm bề dày truyền thống của ngành Hóa chất Việt Nam.