Bầu Kiên lần đầu được gặp vợ sau 21 tháng bị bắt

"Bầu" Kiên bị cách ly với 3 bị cáo khác trong phiên tòa chiều 22/5
"Bầu" Kiên bị cách ly với 3 bị cáo khác trong phiên tòa chiều 22/5
(PLO) - Chiều nay, trong thời gian cách ly "bầu" Kiên với các bị cáo khác, lần đầu tiên, tòa án cho phép bà Đặng Thị Ngọc Lan được gặp chồng mình là ông Nguyễn Đức Kiên.
Trước đó, trong ngày đầu của phiên sơ thẩm, “bầu” Kiên liên tục yêu cầu được gặp người nhà. “Tôi bị bắt 21 tháng rồi nhưng chưa được gặp gia đình mặc dù Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao đã có ý kiến đồng ý tiếp xúc với người thân. Trước khi bị dẫn giải ra Tòa, tôi yêu cầu cơ quan điều tra cho tôi được mặc thường phục. Khi tôi không mặc đồng phục trại giam đã bị công an cùm chân tôi. Tôi đề nghị làm rõ việc này và muốn được chuyển lời tới Bộ trưởng Bộ Công an”, Nguyễn Đức Kiên nói.
14h15 phút chiều nay (22/5) phiên tòa xét xử vụ án Nguyễn Đức Kiên cùng đồng phạm được tiếp tục với phần xét hỏi các bị cáo về hành vi Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Chủ tọa phiên tòa xét xử Nguyễn Đức Chính yêu cầu cách ly Bầu Kiên với 3 bị cáo khác. Khi được thẩm vấn, các bị cáo đều quanh co về chủ trương chỉ đạo nhân viên đi gửi tiền với lãi suất cao hơn lãi suất trần.
Là người trả lời HĐXX đầu tiên, bị cáo Lý Xuân Hải cho biết chủ trương đem ủy thác tiền gửi của ngân hàng ACB diễn ra vào khoảng tháng 22/3/2010. Vào thời điểm trên đã diễn ra một cuộc họp, nội dung cuộc họp bàn về cách ứng xử của ACB trong việc thị trường đang có nhiều rối loạn tinh thần chung mọi người đều đồng thuận.
Cuộc họp cũng bàn cách để ACB vượt qua thời điểm khó khăn của tình hình tài chính thời điểm đó. Hội Đồng quản trị của ngân hàng ACB lúc này gồm 11 người, thường trực HĐQT gồm 4 người là ông Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Phạm Trung Cang và bản thân bị cáo Lý Xuân Hải.
Lý Xuân Hải phủ nhận việc mình là người đề xuất chỉ đạo nhân viên đi gửi tiền với lãi suất cao hơn lãi suất trần
 Lý Xuân Hải phủ nhận việc mình là người đề xuất chỉ đạo nhân viên
đi gửi tiền với lãi suất cao hơn lãi suất trần
Bị cáo Hải phủ nhận việc chỉ đạo nhân viên đi gửi tiền với lãi suất cao hơn lãi suất trần và nói rằng đó là do ông Nguyễn Văn Hòa – Kế toán trưởng ngân hàng ACB. Bị cáo Hải cũng cho biết, chủ trương ủy thác cho nhân viên ACB gửi tiền được diễn ra vào khoảng tháng 3/2010.
Trả lời câu hỏi của hội đồng xét xử về việc để nhân viên đi ủy thác gửi tiền là trái quy định với luật tín dụng hay không, bị cáo Hải nói khi luật tổ chức tín dụng có hiệu lực nhưng chưa có hướng dẫn thì theo quy định của ngân hàng nhà nước vẫn áp dụng văn bản cũ.
Tiếp đó, ông Lê Vũ Kỳ được tòa triệu lên thẩm vấn để hỏi xem ai là người đề xuất việc đi gửi tiền với lãi suất cao nhưng ông này nói không nhớ. Theo ông Kỳ, ông Nguyễn Đức Kiên có vai trò quyết định mặc dù không tham gia hội đồng quản trị, nếu ông Kiên và những người trong hội đồng quản trị không thông qua thì không thể đề xuất việc chỉ đạo nhân viên đi gửi tiền với lãi suất cao.
Theo cáo trạng, từ tháng 6 – 9/2011, Lý Xuân Hải đã chỉ đạo và ủy quyền cho kế toán trưởng ủy thác số tiền hơn 718 tỉ đồng cho 19 nhân viên Ngân hàng ACB gửi tiết kiệm vào Vietinbank Chi nhánh Nhà Bè và Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh. với lãi suất trong hợp đồng là 14%/năm và lãi suất chênh lệch ngoài hợp đồng là 3,7 đến 13%/năm.
Số tiền này đã bị Huỳnh Thị Huyền Như – nguyên Trưởng phòng Giao dịch Điện Biên Phủ Ngân hàng Viettinbank chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, chiếm đoạt. Đây là hành vi “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” của Nguyễn Đức Kiên, theo Cơ quan Điều tra xác định.

Tin cùng chuyên mục

Đối tượng Nguyễn Trần Hồng Phúc.

Bắt giữ đối tượng vi phạm giao thông còn tấn công cảnh sát

(PLVN) - Trạm Cảnh sát giao thông (CSGT) Đồng Phú thuộc Phòng CSGT tỉnh Bình Phước mới bàn giao đối tượng Nguyễn Trần Hồng Phúc (sinh năm 2003, ngụ thôn Bàu Đỉa, xã Phước Tân, huyện Phú Riềng) cho Công an huyện Đồng Phú để điều tra làm rõ hành vi tàng trữ ma túy, chống người thi hành công vụ.

Đọc thêm

Cảnh báo dạng tội phạm mới chiếm quyền kiểm soát điện thoại

Công an tống đạt quyết định tạm giam với Khuất Duy Hoàng. (Ảnh: Phương Liên)

(PLVN) - Từ nguồn tin báo do người dân cung cấp về việc bị kẻ gian xâm nhập trái phép vào tài khoản iCloud và chiếm quyền điều khiển điện thoại di động trong quá trình mua bán điện thoại; Phòng Cảnh sát hình sự - Công an tỉnh Tiền Giang đã tiến hành xác minh, điều tra và xác định hành vi có dấu hiệu "Xâm nhập trái phép vào phương tiện điện tử của người khác", vi phạm Điều 289 Bộ luật Hình sự nên tiến hành lập án đấu tranh.

Gây thất thoát trên 146 tỷ đồng, 3 bị cáo ở Vĩnh Long bị tuyên 29 năm tù

Gây thất thoát trên 146 tỷ đồng, 3 bị cáo ở Vĩnh Long bị tuyên 29 năm tù
(PLVN) - TAND tỉnh Vĩnh Long mới tuyên phạt nhóm bị cáo Huỳnh Văn Thức (SN 1974); Võ Thị Thu Hà (SN 1957, cùng ngụ TP HCM) và Trần Thị Diễm Thúy (SN 1973, ngụ tỉnh Vĩnh Long) tổng cộng 29 năm tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” và “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Bắt quả tang 1 thẩm phán nhận hối lộ

Bắt quả tang 1 thẩm phán nhận hối lộ

(PLVN) - Một Thẩm phán TAND huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang, mới bị Cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao bắt quả tang về hành vi nhận hối lộ của một nguyên đơn trong vụ án dân sự.

Đề nghị truy tố cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng

Bị can Hoàng Quốc Vượng tại CQĐT. (Ảnh: Bộ Công an)
(PLVN) - Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an mới ra kết luận điều tra bổ sung, đề nghị truy tố bị can Hoàng Quốc Vượng, 61 tuổi, cựu Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), cựu Thứ trưởng Công Thương; đã cùng bị can Phương Hoàng Kim, cựu Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo; về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; gây thiệt hại hơn 937 tỷ đồng cho EVN, tính đến 28/6/2023.