Cựu Chủ tịch NXB Giáo dục Việt Nam kể công

Các bị cáo tại tòa.
Các bị cáo tại tòa.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cựu Chủ tịch NXB Giáo dục Việt Nam khai, khi nhận thức được hành vi sai phạm, ông đã làm đơn tự thú khi cơ quan công an chưa phát hiện hành vi phạm tội. Ngoài ra, ông Thái còn nói, nhờ đơn tố giác của ông mà phát hiện đường dây SGK giả lớn nhất từ trước tới nay.

Chiều 14/1, TAND TP Hà Nội tiếp tục xét xử 8 bị cáo trong vụ án đưa, nhận hối lộ, vi phạm quy định về đấu thầu xảy ra tại NXB Giáo dục Việt Nam. Trong phần này, đại diện VKS, các luật sư tham gia xét hỏi.

Theo cáo trạng, từ năm 2017, ông Nguyễn Đức Thái được bổ nhiệm là Chủ tịch HĐTV, đại diện pháp luật NXB Giáo dục Việt Nam. Bị cáo chỉ đạo chủ trương tổ chức mua sắm vật tư giấy in áp dụng Luật Đấu thầu, Nghị định 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu trong việc tổ chức mua sắm vật tư giấy in Sách giáo khoa (SGK), sách bổ trợ năm học 2018-2019.

Ngày 15/8/2017, ông Nguyễn Đức Thái ký quyết định thành lập Ban chỉ đạo và Tổ tư vấn triển khai lựa chọn đơn vị cung ứng vật tư năm 2018 để thống nhất tổ chức triển khai thực hiện các gói thầu giấy in theo phương thức chào hàng cạnh tranh rút gọn. Cơ quan chức năng xác định việc này trái quy định của Luật Đấu thầu.

Trả lời thẩm vấn, ông Nguyễn Đức Thái trình bày, bản thân ông về nhận chức tại NXB trong bối cảnh đặc biệt khi người tiền nhiệm xin nghỉ hưu trước tuổi, NXB đối diện với nhiều sóng gió khi nội bộ mất đoàn kết, bị Cơ quan Công an kiểm tra, báo chí lên tiếng. Trong bối cảnh phức tạp như vậy, bị cáo không hề có nguyện vọng về làm việc tại NXB, nhưng vì bị điều động nên phải chấp hành.

Theo trình bày của ông Thái, thời điểm đó, bị cáo phải nhận trách nhiệm về việc triển khai bộ SGK lớp 1 đầu tiên theo chương trình mới. Nhận trọng trách này, ông đã thực hiện đảm bảo đủ SGK cho học sinh cho năm 2018-2019.

Ông Thái khai, thời điểm đó, bị cáo Tô Mỹ Ngọc (cựu Chủ tịch HĐQT Cty Phùng Vĩnh Hưng), Nguyễn Trí Minh (Giám đốc Cty TNHH Giấy Minh Cường Phát (Cty Minh Cường Phát) đến gặp trao đổi, xin được tham gia cung cấp giấy cho NXB. Quá trình gặp gỡ, ông Thái đồng ý về mặt chủ trương, không đòi hỏi, yêu cầu doanh nghiệp phải chi tiền.

Lý giải về việc lựa chọn phương thức đấu thầu rút gọn, ông Thái phân trần, năm 2017, giá bột giấy cao đến 3%, tăng cao nhất trong 7 năm, phí vận chuyển cũng cao nên bị cáo mong muốn sớm mua được giấy sớm để in sách, vì vậy bị cáo đã lựa chọn phương thức rút gọn để không bị mua giấy giá cao.

Thời điểm đó, NXB Giáo dục Việt Nam bán sách với giá 179.000 đồng/bộ SGK, đối thủ cạnh tranh sản xuất SGK theo phương thức xã hội hóa bán với giá 199.000 đồng/bộ SGK, chênh lệch 11%. “Việc mua giấy của Cty Vĩnh Hưng và Minh Cường Phát đã tạo hiệu quả in được SGK với giá thấp hơn so với công ty đối thủ”, ông Thái trình bày.

Quá trình khai báo, ông Thái còn khai về việc bản thân có đơn tố giác tội phạm, từ đó giúp phát hiện đường dây sách lậu, sách giả lớn nhất từ trước liên quan Cao Thị Minh Thuận. Ngoài ra, ông Thái còn có đơn trình báo về trường hợp mạo danh người có chức vụ để lừa đảo và cơ quan chức năng đã khởi tố vụ án.

Tiếp lời, cựu chủ tịch HĐTV NXB Giáo dục Việt Nam trình bày bản thân sức khỏe yếu, bị tiểu đường, mỡ máu, huyết áp cao, gần đây bị cấp cứu vì giảm tiểu cầu, bản thân đã khắc phục 25 tỷ đồng, gia đình có công với cách mạng…

Tại tòa, đại diện Cty Phùng Vĩnh Hưng khai giấy cung cấp cho NXB Giáo dục Việt Nam có hơn 80% nhập khẩu từ Nhật Bản, chất lượng vượt trội, nổi bật về độ nhẵn, độ bóng. Doanh nghiệp còn giao hàng đến nhà máy in thay vì giao hàng tại kho, giúp NXB tiết kiệm chi phí hàng tỷ đồng.

Ngoài NXB, doanh nghiệp còn cung cấp giấy cho nhiều đối tác lớn khác. Theo họ, NXB Giáo dục Việt Nam chỉ chiếm 10-18% số lượng hàng công ty xuất ra thị trường. Việc trúng thầu là dựa trên uy tín chất lượng sản phẩm và giá thành thấp.

Liên quan số tiền 19 tỷ đồng bà Tô Mỹ Châu nộp khắc phục cho bị cáo Tô Mỹ Ngọc (xin xét xử vắng mặt), đại diện bà Châu cho biết, bà Ngọc và bà Châu có nguyện vọng dùng 9 tỷ đồng khắc phục hậu quả vụ án. Trong đó, 6,5 tỉ đồng nộp khắc phục hậu quả vụ án, số tiền còn lại 3 tỷ đồng, tự nguyện nộp sung công quỹ. Số tiền ần 10 tỷ đồng còn lại, họ xin nhận lại để sinh sống và chữa bệnh. Bởi hiện tại, sức khỏe của bà Ngọc yếu, phải nuôi 2 con và bố mẹ già.

Liên quan tới vụ án sách giả, theo hồ sơ vụ án, Cao Thị Minh Thuận (Giám đốc Cty Phú Hưng Phát) tổ chức sản xuất nhập kho hơn 9,4 triệu quyển SGK giả các loại của NXB Giáo dục Việt Nam và các NXB khác, với tổng trị giá sách theo bìa (hàng thật) là hơn 260 tỷ đồng. Thuận đã tiêu thụ tổng số hơn 6,3 triệu quyển sách giả, tổng giá trị sách theo giá bìa là hơn 164 tỷ đồng, với tổng giá trị theo hoá đơn bán lẻ sau khi trừ chiết khấu là hơn 73 tỷ đồng. Với hành vi nêu trên, Cao Minh Thuận bị tuyên 8 năm tù về tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả”.

Đọc thêm

Bắt đối tượng vận chuyển gần 12.000 viên ma túy tổng hợp

Tang vật vụ án.

(PLVN) - Ngày 13/1, thông tin từ Công an huyện Cam Lộ (tỉnh Quảng Trị) cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) thuộc đơn vị đang tiếp tục mở rộng điều tra về hành vi “Mua bán trái phép chất ma túy” đối với Lê Văn Q (SN 1980, trú tại xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ).

Vụ án tại Trung tâm R&D thuộc BQL Khu CNC TP HCM: Cựu lãnh đạo Sở KH&ĐT nhận tiền tỷ khi duyệt dự án

Bị cáo Minh tại một phiên tòa hồi tháng 7/2024. (Ảnh: Hải Duyên)
(PLVN) - Dự kiến từ ngày 15/1, TAND TP HCM sẽ đưa bị cáo Trần Thị Bình Minh (cựu PGĐ Sở KH&ĐT), Phan Tất Thắng (cựu Phó phòng Kinh tế) ra xét xử về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ trong vụ án xảy ra tại Trung tâm nghiên cứu triển khai Khu công nghệ cao (Trung tâm R&D) thuộc Ban Quản lý Khu công nghệ cao (BQLKCNC) TP HCM và các đơn vị liên quan.