Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn chỉ đạo làm rõ vụ “DN múc cả quả đồi đem bán”

Một góc đồi Rọ Phải bị “xẻ thịt”
Một góc đồi Rọ Phải bị “xẻ thịt”
(PLO) - Mặc dù không có giấy phép, nhưng một thời gian dài hàng trăm nghìn mét khối đất đá bị doanh nghiệp công nhiên khai thác. Bởi vậy lãnh đạo Tỉnh ủy và UBND tỉnh Lạng Sơn đã yêu cầu làm rõ, xử lý… 

Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo làm rõ

Trước đây, Báo PLVN đã có bài viết phản ánh việc Cty THHH Hà Sơn (số 74B, đường Hùng Vương, TP Lạng Sơn) một thời gian dài đào múc, khai thác đất đá tại đồi Rọ Phải, xã Mai Pha, TP Lạng Sơn. Sau khi báo đăng, Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn Trần Sỹ Thanh đã trực tiếp chỉ đạo các cơ quan chức năng tỉnh Lạng Sơn kiểm tra.

Ngày 31/8/2016, Sở TN&MT Lạng Sơn chủ trì, phối hợp với UBND TP Lạng Sơn, UBND xã Mai Pha, Chi cục Thuế TP Lạng Sơn kiểm tra việc khai thác, san lấp đất đá tại thôn Rọ Phải. Ngày 16/9, Sở TN&MT Lạng Sơn có Báo cáo số 286/BC-STNMT gửi Thường trực Tỉnh ủy và UBND tỉnh Lạng Sơn về sự việc trên.

Trên cơ sở báo cáo của Sở TN&MT, ngày 26/9, ông Lý Vinh Quang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo Sở TN&MT, Sở Xây dựng Lạng Sơn, UBND TP Lạng Sơn xem xét các hành vi vi phạm của Cty Hà Sơn trong lĩnh vực quản lý đất đai, khai thác khoáng sản, bảo vệ môi trường, trật tự xây dựng đô thị và đầu tư xây dựng để xử lý theo pháp luật hiện hành.

Phó Chủ tịch tỉnh Lạng Sơn cũng yêu cầu, sau khi có kết quả xử lí thì báo cáo UBND tỉnh; trường hợp Cty Hà Sơn vi phạm nghiêm trọng, vượt thẩm quyền xử lí thì phải đề xuất phương án để lãnh đạo tỉnh tham mưu, chỉ đạo xử lí.

Trong báo cáo gửi Thường trực Tỉnh ủy và UBND tỉnh, Giám đốc Sở TN&MT Lạng Sơn Nguyễn Hữu Chiến nhận định, Cty Hà Sơn không có các giấy tờ, thủ tục của cơ quan có thẩm quyền cho phép khai thác đất tại khu vực đồi Rọ Phải.

Theo đó, Cty Hà Sơn nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâm nghiệp từ ông Lương Văn Phê từ ngày 2/3/2004. Khoảng 10 ngày sau, UBND tỉnh ban hành quyết định phê duyệt dự án xây dựng trụ sở và nhà xưởng của Cty Hà Sơn do Phó Chủ tịch tỉnh lúc bấy giờ là Đoàn Bá Nhiên ký. 10 ngày sau quyết định này, diện tích đất trên được UBND tỉnh ký cho chuyển mục đích đất lâm nghiệp sang đất xây dựng, diện tích hơn 19.000m2.

Nhiều nội dung vẫn chưa được làm rõ

Từ năm 2007, Cty Hà Sơn bắt đầu san lấp, khai thác đất tại đồi Rọ Phải để bán san lấp mặt bằng cho một số dự án ở TP Lạng Sơn, một phần đổ thải ra ngoài. Ngày 17/11/2014, Cty Hà Sơn ký Hợp đồng số 49/2014/HĐXD với Ban quản lý Đầu tư xây dựng Công trình dân dụng Lạng Sơn về việc thi công gói thầu số 15: Xây lắp hạ tầng phía Đông, thuộc Dự án Khu tái định cư và dân cư TP Lạng Sơn. Theo đó, riêng hợp đồng này, từ năm 2014 đến nay, Cty Hà Sơn đã khai thác  110.000m3 đất đá.

Năm 2015, Cty Hà Sơn tiếp tục khai thác đất đá tại đồi Rọ Phải để bán cho một số dự án san lấp tại khu vực xã Mai Pha. Tại thời điểm đoàn kiểm tra ngày 31/8/2016, Cty Hà Sơn vẫn khai thác, san lấp đất đá tại đồi Rọ Phải. 

Cty Hà Sơn khai thác đất đá tại đồi Rọ Phải rồi đổ hàng trăm nghìn mét khối xuống khu vực sân bay Mai Pha. Đây là khu vực sân bay cũ, theo quy hoạch, trong tương lai không xa sẽ xây dựng khu tái định cư và nhà ở. Việc Cty Hà Sơn đổ đất xuống vị trí này cũng là để san lấp mặt bằng.

Thế nhưng trong báo cáo gửi Thường trực Tỉnh ủy và UBND tỉnh, Sở TN&MT Lạng Sơn cho rằng đây là số đất đá đổ thải, chỉ phạt hành chính, không yêu cầu khôi phục hiện trạng. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, việc Cty Hà Sơn đổ đất đá xuống khu vực sân bay Mai Pha là có lợi ích kinh tế để san lấp mặt bằng cho dự án bất động sản chứ không chỉ đơn giản là “đổ thải”. 

Báo cáo của Sở TN&MT Lạng Sơn cũng cho rằng từ năm 2014 đến nay, Cty Hà Sơn khai thác đất đá tại đồi Rọ Phải đã kê khai nộp thuế tài nguyên 44 triệu đồng, nộp phí bảo vệ môi trường 165 triệu đồng. Báo cáo không nói đến việc trước năm 2014, Cty Hà Sơn đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính khi khai thác đất tại đồi Rọ Phải hay chưa, trong khi Cty này san lấp từ năm 2007. Người dân thì phản ánh, trước đó chính công ty này vận chuyện đất đá đến san lấp mặt bằng dự án xây dựng ở khu vực Hoàng Đồng (TP Lạng Sơn).

Theo Luật sư Hà Huy Từ (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), nếu Cty Hà Sơn đem số đất đá này bán cho doanh nghiệp khác để san lấp mặt bằng cho các khu đô thị thì Cty có phát sinh doanh thu. Vì vậy, Cty này phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp; nếu xuất hóa đơn VAT thì phải kê khai với cơ quan quản lý thuế. Ngoài ra, Cty còn phải nộp thuế tài nguyên.

Cụ thể, đối với thuế tài nguyên thì Cty Hà Sơn với tư cách là người nộp thuế phải thực hiện khai thuế đối với toàn bộ sản lượng tài nguyên khai thác trong các tháng (không phân biệt tồn kho hay đang trong quá trình chế biến). Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế môn bài; nộp phí cấp quyền khai thác khoáng sản, phí bảo vệ môi trường.

Dư luận đang quan tâm đến việc Sở TN&MT Lạng Sơn cùng các cơ quan liên quan sẽ xử lí Cty Hà Sơn như thế nào khi sai phạm của doanh nghiệp này đã rõ và có sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Tỉnh ủy và UBND tỉnh Lạng Sơn. Đặc biệt, trách nhiệm của các cơ quan chức năng Lạng Sơn như thế nào khi để vi phạm xảy ra trong một hời gian dài mà không xử lý? 

Tin cùng chuyên mục

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

Đề nghị Nhật Bản tái xem xét các cam kết về phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa có cuộc làm việc tại Nhật Bản về hợp tác công nghiệp, thương mại và năng lượng. Trong đó, đáng chú ý, Bộ Công Thương đã đề nghị phía Nhật Bản xem xét rà soát các cam kết theo thỏa thuận đã ký kết năm 2011, tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và tài chính cho Việt Nam để triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Đọc thêm

Tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA thế hệ mới, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Việt Nam cần tập trung vào các mục tiêu cụ thể để giải quyết hiệu quả các thách thức trọng tâm trong việc thực thi các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng các cơ hội đang có và khắc phục một số hạn chế, qua đó hướng đến thúc đẩy nền kinh tế phục hồi và phát triển theo hướng bền vững.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu tiếp cận và thích ứng với xu hướng chuyển đổi xanh của EU

Bà Trịnh Thị Thu Hiền, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương phát biểu khai mạc.
(PLVN) -  Xuất khẩu sang thị trường EU có nhiều lợi thế từ việc tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu ( Hiệp định EVFTA ). Tuy nhiên, EU là thị trường khó tính trong việc áp dụng quy định về hàng rào phi thuế quan, đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật và phát triển bền vững.

Lưu ý quan trọng cho doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Trung Đông

Năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản sang Trung Đông dự kiến đạt hơn 360 triệu USD. (Ảnh minh hoạ)
(PLVN) - Trong 11 tháng năm 2024, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Trung Đông đạt 334 triệu USD, chiếm gần 4% tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản của cả nước. Dự kiến, năm 2024, xuất khẩu sang thị trường này ước đạt hơn 360 triệu USD, nằm trong top 2 thị trường nhập khẩu thuỷ sản có tăng trưởng mạnh nhất sau Trung Quốc.

Gia tăng hiệu quả ứng phó với điều tra phòng vệ thương mại

Thép là mặt hàng có tần suất bị điều tra phòng vệ thương mại lớn nhất. (Ảnh minh họa: MOIT)
(PLVN) - Số lượng các vụ kiện phòng vệ thương mại (PVTM) ở các thị trường lớn đang gia tăng, sẽ tác động rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu. Do đó, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp PVTM để ứng phó với các vụ việc do nước ngoài điều tra và áp dụng đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam.

7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội về phòng vệ thương mại trong Hiệp định EVFTA và các FTA thế hệ mới

Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới.
(PLVN) - Bộ Công Thương đang triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng tốt những ưu đãi từ EVFTA cũng như các FTA thế hệ mới. Đại diện Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương đã đưa ra 7 vấn đề khuyến nghị các doanh nghiệp, hiệp hội xử lý hiệu quả các biện pháp phòng vệ thương mại.

FTA Index: Công cụ giúp Bắc Giang khai phá thị trường tiềm năng và sản phẩm xuất khẩu

Lĩnh vực công nghiệp điện tử tại Bắc Giang rất phát triển.
(PLVN) - Đối với Bắc Giang (BG), FTA Index có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại và đầu tư. Việc áp dụng các chỉ số FTA Index giúp Bắc Giang hiểu rõ hơn về các cơ hội và thách thức trong việc tận dụng các FTA, từ đó có thể đưa ra các chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế, gia tăng xuất khẩu và thu hút đầu tư.

Dự báo lãi suất xu hướng tăng đến cuối năm

Dự báo ngân hàng sẽ “hút” mạnh tiền gửi dịp cuối năm. (Ảnh: TBNH)
(PLVN) -  Với việc các ngân hàng đang đồng loạt tăng lãi suất, lượng tiền gửi vào các ngân hàng cũng tăng đều theo từng tháng, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn này, xu hướng dòng tiền đã quay trở lại sản xuất.

Hiện thực hóa chủ trương phát triển công nghiệp bán dẫn

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Phát triển lĩnh vực bán dẫn là đột phá chiến lược và cũng là nhiệm vụ trọng tâm, là việc cần làm, phải làm và quyết tâm làm bằng được. Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khi giao nhiệm vụ chung và các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể với các Bộ, ngành, địa phương, tại Phiên họp lần thứ nhất vừa diễn ra của Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Ngành Hải quan phải hướng tới mục tiêu kép

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng phát biểu chỉ đạo Hội nghị. (Ảnh: H.P)
(PLVN) - Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng, trong thời gian tới, ngành Hải quan phải nỗ lực giải quyết thách thức, vừa đơn giản hóa thủ tục, vừa tăng cường phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để hướng tới mục tiêu kép: tạo thuận lợi thương mại tối đa vừa đảm bảo an ninh quốc gia vừa chống thất thu ngân sách cao nhất.

Anh gia nhập CPTPP sẽ tạo động lực mới trong quan hệ song phương Việt Nam - Anh

Ngành thủy sản sẽ có được những thuận lợi rất lớn khi cam kết chính thức có hiệu lực.
(PLVN) - Ngày 15/12, Vương quốc Anh đã trở thành quốc gia châu Âu đầu tiên gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Việc Vương quốc Anh tham gia Hiệp định CPTPP đánh dấu một chương mới trong quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước trong khu vực nói chung và giữa Việt Nam - Anh nói riêng, mở ra cơ hội tăng cường thương mại, thu hút đầu tư và đẩy mạnh hợp tác trên nhiều lĩnh vực.

Các hiệp định thương mại tự do là 'bàn đạp' thương mại đưa nước ta tiến vào kỷ nguyên mới

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Triển khai có hiệu quả các FTA, nhất là các FTA thế hệ mới tạo ra cơ hội mở rộng, đa dạng hóa thị trường với mức ưu đãi cao, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, mạng lưới sản xuất toàn cầu; góp phần tích cực vào quá trình đổi mới đồng bộ và toàn diện, khơi dậy tiềm năng của đất nước và sức sáng tạo của các tầng lớp nhân dân, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao trình độ phát triển...