Nghi vấn mua cả quả đồi để múc đất bán: Phá hoại môi trường, trốn thuế tài nguyên?

Đồi Rọ Phải bị đào bới nhìn từ bên kia sông Kỳ Cùng
Đồi Rọ Phải bị đào bới nhìn từ bên kia sông Kỳ Cùng
(PLO) - Quả đồi xanh mượt nằm ven TP Lạng Sơn (tỉnh Lạng Sơn) được che phủ bởi cây cối um tùm đang bị doanh nghiệp “xẻ thịt”. Hàng trăm nghìn mét khối đất đá được đào đi, san lấp nền cho một dự án bất động sản gần đó. 

Siêu lợi nhuận

Đồi Rọ Phải thuộc thôn Rọ Phải, xã Mai Pha (TP Lạng Sơn) vốn là đất rừng lâm nghiệp. Vài năm trở lại đây, đồi này được Cty TNHH Hà Sơn (Cty Hà Sơn) đem máy ủi, máy xúc đến đào bới. Theo người dân, mỗi ngày có hàng chục xe tải chở đất từ đồi Rọ Phải đến khu đô thị Mai Pha để lấp mặt bằng. Khu đô thị này cách đồi Rọ Phải khoảng 800m, gần sông Kỳ Cùng; mặt bằng thấp nên cần nâng lên cao.

Theo quan sát, hàng trăm nghìn mét khối đất đá được chuyển từ Rọ Phải về khu đô thị Mai Pha. Còn tại đồi Rọ Phải, nửa quả đồi đã được đào lấy đất. Phía chân đồi, hàng chục xe tải chở đất đá đang xếp hàng. Nửa quả đồi bị múc lấy đất lộ lên màu đỏ của đất, xung quanh vẫn xanh bạt ngàn bởi cây cối.

Theo ông Vũ Đình Hồng, Giám đốc Cty Hà Sơn, để phục vụ dự án, sẽ tiếp tục đào sâu vào đồi khoảng 60 đến 100 mét. Như vậy, nhiều cây rừng và đất đồi sẽ tiếp tục bị lấy đi.

Người dân địa phương cho biết, đất đồi thiên nhiên là tài sản quốc gia, nhưng lại bị doanh nghiệp “xẻ thịt”, mang đất đi “bán” cho doanh nghiệp khác san lấp mặt bằng phục vụ dự án bất động sản. “Đất bị lấy đi, quả đồi bị “khai tử” để phục vụ cho mục đích riêng của doanh nghiệp. Trong khi đất đai là tài sản chung của toàn dân; đến khi trả lại cho Nhà nước thì quả đồi đã không còn nguyên trạng tài nguyên”, người dân phản ánh.

Theo tài liệu mà ông Vũ Đình Hồng, Giám đốc Công ty Hà Sơn cung cấp, ngày 13/3/2004, UBND tỉnh Lạng Sơn quyết định phê duyệt Dự án Xây dựng trụ sở làm việc và xưởng sản xuất của Công ty TNHH Hà Sơn. Địa điểm xây dựng ở đồi Rọ Phải, xã Mai Pha; tổng diện tích mặt bằng là 19.393m2.

Chỉ 10 ngày sau, tức ngày 23/3/2004, diện tích đất trên được UBND tỉnh Lạng Sơn cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Cty Hà Sơn. Lúc này, đất lâm nghiệp đã được chuyển thành đất xây dựng. Kinh phí chuyển 19.393m2 đất lâm nghiệp sang đất xây dựng là hơn 312 triệu đồng.

Theo lý lẽ thường tình, không doanh nghiệp nào đi mua quả đồi rồi lại tốn công sức và tiền bạc đi múc hàng triệu mét khối đất để có mặt bằng rồi mới xây dựng trụ sở và nhà xưởng. Trong khi đó, Cty Hà Sơn đang có trụ sở rộng thênh thang ở số 74B đường Hùng Vương, TP Lạng Sơn.

Vậy mục đích thực sự Cty Hà Sơn khi mua quả đồi này là gì? Theo dư luận địa phương, mục đích chính của công ty này khi mua đồi Rọ Phải không phải để xây dựng trụ sở mà để đào đất “bán” cho các dự án bất động sản cần nâng nền ở Lạng Sơn? 

Lí lẽ này là có cơ sở khi một trong những ngành nghề kinh doanh của Cty Hà Sơn được giới thiệu là “khai thác đá, cát, sỏi, đất sét”. Hơn nữa, thực tế Cty này đang đào đất ở đồi Rọ Phải rồi sử dụng hàng chục ô tô chở đất đến lấp mặt bằng cho khu đô thị Mai Pha. “Số tiền thu về từ việc bán đất cho các dự án san nền bất động sản không nhỏ chút nào”, dư luận nghi vấn. 

Rõ ràng bỏ ra hơn 312 triệu đồng để chuyển đất lâm nghiệp rồi đem “bán” hàng triệu mét khối đất cho các dự án lấp nền bất động sản thì hiệu quả kinh tế mang lại cho Cty Hà Sơn là nhiều hơn gấp bội lần?

Còn có dấu hiệu trốn thuế?

Theo Luật sư Hà Huy Từ, pháp luật không cấm việc chuyển đổi đất lâm nghiệp sang đất xây dựng. Tuy nhiên, việc chuyển đổi phải thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Việc xem xét đủ điều kiện chuyển đổi hay không phải thực hiện đồng thời trên hồ sơ, tài liệu do doanh nghiệp cung cấp và thực tế địa bàn. Có như vậy thì công tác kiểm tra, giám sát mới thực sự hiệu quả và có chất lượng.

Việc chuyển đổi phải đúng mục đích, đúng đối tượng, tránh việc một số trường hợp “rình rập” đào khoét đất đồi, núi để bán cho các chủ đầu tư san lấp mặt bằng. Điều này đã đặt ra thách thức lớn đối với công tác quản lý hoạt động khai thác đất san lấp mặt bằng, đòi hỏi sự đồng bộ trong các biện pháp kiểm soát, quyết liệt trong xử lý để bảo đảm đúng quy hoạch, tránh các hệ lụy lâu dài về dân sinh, môi trường.

Cũng theo Luật sư Hà Huy Từ, nếu Cty Hà Sơn đem số đất đá này bán cho doanh nghiệp khác để san lấp mặt bằng cho khu đô thị Mai Pha thì Cty có phát sinh doanh thu. Vì vậy, Cty này phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp; nếu xuất hóa đơn VAT thì phải kê khai với cơ quan quản lý thuế. Ngoài ra, Cty còn phải nộp thuế tài nguyên.

Cụ thể, đối với thuế tài nguyên thì Cty Hà Sơn với tư cách là người nộp thuế phải thực hiện khai thuế đối với toàn bộ sản lượng tài nguyên khai thác trong tháng (không phân biệt tồn kho hay đang trong quá trình chế biến). Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế môn bài; nộp phí cấp quyền khai thác khoáng sản, phí bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, theo tài liệu lãnh đạo Cty Hà Sơn cung cấp, trong tháng 6 và tháng 7/2016, Cty này chỉ nộp phí bảo vệ môi trường và khoáng sản phi kim loại.

Mục đích phía sau quả đồi là gì?

“Theo lý lẽ thường tình, không doanh nghiệp nào đi mua cả quả đồi rồi lại tốn công sức và tiền bạc đi múc hàng triệu mét khối đất để có mặt bằng rồi mới xây dựng trụ sở và nhà xưởng. Trong khi đó, Cty Hà Sơn đang có trụ sở rộng thênh thang ở số 74B đường Hùng Vương, TP Lạng Sơn. Vậy, mục đích thực sự của Cty Hà Sơn là gì?”. 

Tin cùng chuyên mục

Thị trường bất động sản đang có sự chuyển biến khi các “điểm nghẽn” pháp lý đang được tháo gỡ. (Ảnh minh họa: VGP)

Vì sao tăng trưởng GDP tăng vượt mục tiêu?

(PLVN) - Năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng 7,09%, vượt mục tiêu 6 - 6,5% đề ra. Đây là mức tăng trưởng rất tích cực trong bối cảnh thế giới biến động khó lường. Vậy đâu là động lực dẫn đến mức tăng trưởng này?

Đọc thêm

Xuất khẩu cá tra giá trị gia tăng sang Mỹ đạt đỉnh trong 10 năm

Ảnh minh họa
(PLVN) - Năm 2024 ghi nhận sự bứt phá của ngành cá tra Việt Nam khi xuất khẩu các sản phẩm giá trị gia tăng (GTGT) sang Mỹ đạt mức cao nhất trong một thập kỷ. Với kim ngạch hơn 12 triệu USD trong 11 tháng đầu năm, tăng gấp 21 lần so với cùng kỳ năm trước, cá tra GTGT đang dần khẳng định vị thế trên trường quốc tế.

Công an vào cuộc khi 1 giao dịch có 5 tờ tiền giả

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -   Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư quy định chi tiết về việc xử lý tiền giả và tiền nghi giả trong ngành ngân hàng. Theo quy định, khi phát hiện từ 5 tờ tiền giả hoặc 5 miếng tiền kim loại giả trở lên trong một giao dịch, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, Sở Giao dịch, tổ chức tín dụng, hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ngay lập tức thông báo cho cơ quan công an gần nhất.

30/4, hoàn thành đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty HUD

Ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HUD.
(PLVN) - “Đảng ủy tổng công ty đã thống nhất lựa chọn một đảng bộ cơ sở để đại hội điểm trong tháng 1/2025. Theo kế hoạch, trong tháng 4/2025, sẽ hoàn thành việc đại hội đảng các cấp thuộc Đảng bộ Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị - HUD”, ông Đậu Minh Thanh - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV HUD trao đổi với PLVN.

Thông tin thu thuế 10% giao dịch thương mại điện tử là giả mạo

Thông báo về việc thu thuế 10% các giao dịch "MUA-BÁN" đang lan truyền trên các mạng xã hội.
(PLVN) -  Mạng xã hội đang lan truyền thông tin cho rằng từ ngày 1/1/2025, cơ quan thuế sẽ truy cập vào tài khoản cá nhân để thu thuế 10% từ các giao dịch thương mại điện tử, gây hoang mang trong cộng đồng kinh doanh online. Tuy nhiên, đại diện Cục Thuế TP HCM, khẳng định đây là thông tin giả mạo.

Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2024: Bức tranh tổng thể để các địa phương phát triển đột phá

Bộ Khoa học và Công nghệ công bố chỉ số PII năm 2024.
(PLVN) - Theo kết quả PII 2024, trong 10 địa phương dẫn đầu chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (Provincial Innovation Index - PII) 2024, có 5 thành phố trực thuộc Trung ương và 5 địa phương có công nghiệp, dịch vụ phát triển. Cụ thể, 3 địa phương không thay đổi vị trí dẫn đầu là: Hà Nội xếp hạng 1, TP HCM xếp hạng 2 và Hải Phòng xếp hạng 3…

Quyết liệt thực hiện các dự án nguồn điện

Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng được yêu cầu hoàn thành sớm hơn dự kiến 6 tháng. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Theo báo cáo mới nhất, hiện hầu như tất cả các dự án trong Quy hoạch điện VIII đều đang bị chậm tiến độ, do đó, Bộ Công Thương đã có những động thái dứt khoát với những dự án này.

Loạt đơn từ nhiệm của các lãnh đạo ngân hàng ngay đầu năm mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là một trong những ngân hàng có biến động về nhân sự cấp cao (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Những ngày đầu năm 2025, thị trường tài chính chứng kiến loạt biến động khi nhiều lãnh đạo cấp cao tại các ngân hàng lớn đồng loạt từ nhiệm. Từ Phó tổng giám đốc đến Kế toán trưởng, các lý do đưa ra là "theo nguyện vọng cá nhân" hoặc để chuyển sang đảm nhận vị trí mới.

Tổng cục Hải quan: Đồng lòng, chung sức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

20 căn nhà trị giá 1,8 tỷ đồng đã được trao cho các hộ nghèo, cận nghèo huyện Tân Biên. (Ảnh: T.D)
(PLVN) - Vừa qua, Tổng cục Hải quan phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh tổ chức Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho 20 hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn Trung ương và hộ nghèo theo chuẩn nghèo tỉnh trên địa bàn huyện Tân Biên năm 2024, góp phần cùng địa phương xóa nhà tạm, nhà dột nát.

GDP năm 2024 ước tăng 7,09%

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thông tin về số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2024
(PLVN) - Theo công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2024 ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. GDP cả năm duy trì xu hướng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,98%, quý II tăng 7,25%, quý III tăng 7,43%).

Nỗ lực vượt khó, NHCSXH đạt nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2024

Nguồn vốn chính sách đã và đang hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế bền vững.
(PLVN) -  Năm 2024, thiên tai, bão lũ và biến đổi khí hậu gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội của nhiều tỉnh, thành; các hộ nghèo và nhóm yếu thế chịu thiệt hại nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, cùng sự hỗ trợ tích cực từ các bộ, ngành và chính quyền địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, khẳng định vai trò nòng cốt trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.

Làm gì để hỗ trợ lao động trước “làn sóng” AI?

AI đã giúp tự động hóa nhiều quy trình, giảm thiểu sai sót và tăng hiệu suất lao động nhưng cũng khiến nhiều công việc truyền thống biến mất. (Ảnh: CP)
(PLVN) - Trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang thay đổi cách con người làm việc. Bên cạnh cơ hội, AI đặt ra những thách thức không nhỏ đối với người lao động, đặc biệt là nhóm lao động thủ công và những người ít có khả năng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ. Để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau, điều cần làm là triển khai các phương án hỗ trợ người lao động ngay từ bây giờ.