Cần có một cơ quan chuyên trách bảo vệ người tố cáo

Cần có một cơ quan chuyên trách bảo vệ người tố cáo
(PLO) - Mặc dù Luật Tố cáo hiện hành đã ghi nhận một số nguyên tắc về bảo vệ người tố cáo, song thực tế thời gian qua cho thấy, việc bảo vệ người tố cáo còn khó khăn do thiếu quy định cụ thể, chưa tạo thiết chế pháp lý cần thiết để bảo vệ người tố cáo một cách hiệu quả và thực chất…

Vì vậy, đã có đề xuất mạnh dạn là phải thành lập cơ quan chuyên trách bảo vệ người tố cáo, tránh sự chồng chéo hiện nay do có quá nhiều cơ quan, tổ chức cùng có trách nhiệm trong việc bảo vệ người tố cáo.

Càng dũng cảm, càng thua thiệt

Thực tế cho thấy nhiều trường hợp người tố cáo có tâm lý lo sợ đi tố cáo, có tình trạng “mũ ni che tai”, không tố cáo những vi phạm pháp luật nếu nó không ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của mình vì sợ liên lụy đến bản thân.

Thậm chí nhiều người không dám tố cáo bởi đối tượng sử dụng các thủ đoạn che giấu hành vi vi phạm bằng cách mua chuộc, đe dọa và thực hiện các hành vi bạo lực. Đặc biệt, đối với các hiện tượng tham nhũng, tâm lý này có phần còn nặng nề hơn do đối tượng tham nhũng là những người có chức vụ, quyền hạn, địa vị và ảnh hưởng trong xã hội, còn người tố cáo thì ngược lại. 

Tuy nhiên, không ít người dám dũng cảm đứng lên tố cáo lại phải gánh chịu những hậu quả đau xót. Trớ trêu là khi người dân càng tích cực, chủ động thực hiện quyền tố cáo thì bản thân họ và người thân càng khó tránh khỏi sự trả thù, hầu hết họ đều bị thua thiệt, đôi lúc phải trả giá rất đắt. Nhiều trường hợp người tố cáo bị trả thù, trù dập, bị xâm hại sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, mất việc làm song không được bảo vệ hiệu quả.

Chẳng hạn như trường hợp ông T.V.K ở TP HCM bị đe dọa sau khi tố cáo nên lo sợ, chẳng biết đưa gia đình trốn đi đâu. Có trường hợp đi kêu gọi người dân tố cáo những việc làm sai trái để làm trong sạch chính quyền, xã hội nhưng không ít người vừa tố cáo xong liền bị đòn hoặc bị thôi việc vì dám tố cáo lãnh đạo. Ngay trong môi trường sư phạm, 3 cô giáo mầm non ở Gia Lai tố cáo ông hiệu trưởng sai phạm về thu - chi, tư cách không đúng chuẩn mực nên đã bị điều công tác đến vùng sâu, vùng xa hay một thầy giáo ở Kiên Giang phải đi kêu cứu vì bị trù dập do chống tiêu cực… 

Tại Hội thảo tham vấn Dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi) do Hội Luật gia Việt Nam phối hợp với USAID tổ chức mới đây, nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Thanh tra Chính phủ) Đỗ Gia Thư đã phân tích: Sở dĩ có những thực tế trên là vì người tố cáo thường ở thế yếu, bị phụ thuộc nhiều vào người bị tố cáo, nên có tâm lý lo sợ bị trù dập, trả thù, mất việc làm, bị đe dọa đến tính mạng, tài sản của mình và người thân. Còn các cơ quan có thẩm quyền thường vào cuộc chậm; nhiều trường hợp lại lúng túng trong việc bảo vệ sức khỏe, danh dự, việc làm, chỗ ở và tài sản của người tố cáo.

Trong khi ấy, tình trạng áp đặt của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và vai trò mờ nhạt của đoàn thể trong các cơ quan, đơn vị đó cũng là một trong những nguyên nhân, điều kiện dẫn đến tình trạng kẻ mạnh thì bưng bít thông tin, người tố cáo bị trù dập, trù úm kéo dài, không ai bảo vệ họ. “Những hạn chế nói trên làm mất lòng tin của nhân dân đối với cơ quan nhà nước, làm hạn chế khả năng phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan nhà nước” - ông Thư đúc rút.

Giao lực lượng cảnh sát đảm nhiệm

Để góp phần giải quyết những hạn chế trên, Điều 40 Dự thảo Luật đã bổ sung trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong việc bảo vệ người tố cáo. Tuy nhiên theo ông Thư, quy trình như vậy còn quá chung chung và chưa đầy đủ, chưa thấy quy định trách nhiệm bảo vệ người tố cáo của các cơ quan, đơn vị, tổ chức khi tiếp nhận, xử lý ban đầu đơn tố cáo.

Mặt khác, theo ông Thư, pháp luật quy định có quá nhiều cơ quan, tổ chức có trách nhiệm trong việc bảo vệ người tố cáo, trong khi thẩm quyền của các cơ quan, tổ chức này còn hạn chế và chồng chéo. Điều này gây khó khăn trong việc xác định trách nhiệm cụ thể cũng như việc phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền bảo vệ người tố cáo.

“Cần có một cơ quan chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ người tố cáo” - ông Thư khuyến nghị. Căn cứ trên tình hình thực tế Việt Nam, pháp luật có thể giao chức năng chủ trì, điều phối và chuyên trách bảo vệ người tố cáo cho cơ quan công an, cụ thể là cho lực lượng cảnh sát.

Pháp luật cũng cần quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và điều kiện đảm bảo cho hoạt động của cơ quan chủ trì và các cơ quan tham gia phối hợp. Theo đó, cơ quan cảnh sát thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người tố cáo; các cơ quan nội vụ, lao động, tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Công đoàn Lao động Việt Nam… có trách nhiệm hỗ trợ bảo vệ vị trí công tác, việc làm cho người tố cáo.

Một số chuyên gia nhận định, Dự thảo Luật cũng chưa cụ thể hóa quy trình thời gian phối hợp, xác minh yêu cầu được bảo vệ của người tố cáo. Điều này có thể dẫn đến đùn đẩy trách nhiệm, làm chậm trễ thời gian xác minh, đe dọa tính mạng, sức khỏe của người tố cáo và người thân của họ. Để đảm bảo sự thống nhất, phối hợp nhịp nhàng trong quá trình tổ chức thực hiện, cần phải xây dựng một quy trình bảo vệ người tố cáo.

Đọc thêm

Long An: Bốn năm chờ bồi thường 2 tài sản bị bỏ sót khi kiểm đếm

Trạm trộn bê tông và trạm điện (nằm sát nhau, bên trái) của Cty Lực Tấn đến nay vẫn chưa được bồi thường. (Ảnh: Bùi Yên)
(PLVN) - Nhận được quyết định bồi thường, Cty TNHH Đầu tư - Xây dựng - Thương mại Lực Tấn (địa chỉ lô LG12, đường số 2, khu công nghiệp (KCN) Xuyên Á, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) khiếu nại, kiến nghị vì bị bỏ sót 2 tài sản. Bốn năm qua, Cty vẫn chờ kết quả từ cơ quan chức năng.

Nộp phạt muộn có bị thu hồi giấy phép lái xe không?

Ảnh minh họa (Nguồn: laodong.vn).
(PLVN) - Tôi bị vi phạm giao thông lỗi quá tốc độ, bị áp dụng hình thức là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 2 tháng. Sắp tới tôi bận việc ở xa không trực tiếp để nộp phạt theo đúng thời hạn quy định được. Vậy tôi đến nộp phạt muộn có thể nhận lại bằng lái xe không?

Sau bài viết một số khu tái định cư tại TP Huế chưa có nước sạch: Lãnh đạo Thừa Thiên Huế yêu cầu cấp nước trước ngày 10/5

Các bên đã thống nhất sẽ bảo đảm cung ứng nước cho dân trước ngày 10/5/2024. (Ảnh trong bài: Tám Bảy)
(PLVN) - Báo Pháp luật Việt Nam - PLVN đã có bài phản ánh việc người dân tại khu tái định cư (TĐC) Hương Sơ 9 và 10 (TP Huế) tới đây sinh sống từ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng phải sống trong cảnh chưa có nước sạch. Sau khi báo đăng, chiều 23/4, ông Phan Ngọc Thọ (Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế) đã tới địa phương kiểm tra thực tế, gặp người dân và cơ quan liên quan.

Hiệu quả từ những cơ chế đúng đắn

Cao tốc Bắc Nam (Ảnh: Báo Chính phủ)
(PLVN) - Sau một thời gian các đoạn cao tốc đi vào vận hành và nhận được những phàn nàn từ những người đi trên cao tốc về vấn đề không có trạm dừng nghỉ, cơ quan chức năng đã quyết liệt vào cuộc. Đại diện Cục Đường cao tốc cho biết, bảo đảm trong năm 2024, các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đều có trạm dừng nghỉ.

Doanh nghiệp đề xuất tặng công trình vi phạm cho địa phương: UBND tỉnh Hải Dương đưa ra hướng xử lý

Công trình vi phạm trên đất của BV Y học cổ truyền tỉnh Hải Dương. (Ảnh: Hoàng Giang)
(PLVN) - Tỉnh sẽ tiếp nhận công trình xây dựng vi phạm trên diện tích đất của Bệnh viện (BV) Y học cổ truyền để tránh gây lãng phí, thất thoát tiền. Ý kiến được ông Lưu Văn Bản, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đưa ra, tại cuộc họp Hội đồng thẩm định các dự án đầu tư công do cấp tỉnh quản lý.

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4
(PLVN) - Từ ngày mai - 22/4, UBND TP Hà Nội sẽ triển khai thí điểm thủ tục cấp Phiếu lý lịch Tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) cho các trường hợp công dân Việt Nam trên địa bàn TP Hà Nội có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có nhu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo
(PLVN) - Từ 4 năm nay, một số cơ quan chức năng và tổ chức tại TP HCM như TAND quận 8, Sở KH&ĐT, Công an huyện Bình Chánh, Bệnh viện Chợ Rẫy… đã giải quyết và có ý kiến tham gia về một vụ kiện tranh chấp thừa kế tài sản có nhiều tình tiết pháp lý thú vị; nhưng đến nay sự việc vẫn chưa đi tới hồi kết.

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?
(PLVN) - Bạn Văn Ngọc (Hà Nội) hỏi: Tôi thường xuyên phải đi công tác, vợ tôi cứ hay nghi ngờ tôi có người tình ở ngoài. Do vậy, vợ tôi bảo là sẽ gắn chíp định vị trên ô tô để tiện theo dõi và giám sát chồng khi đi công tác xa. Xin hỏi, vợ tôi mà làm như vậy thì có được không? Nếu không được thì có thể sẽ đối diện với chế tài xử lý nào theo quy định của pháp luật?

Động thái tích cực sau bài viết về một số khu tái định cư tại Huế 'khát nước'

Người dân khu Hương Sơ 9 dự kiến sẽ được cung cấp nước sạch trong tháng 4/2024. (Ảnh trong bài: Tám Bảy)
(PLVN) - Mới đây, báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã có bài phản ánh việc người dân tại khu tái định cư (TĐC) Hương Sơ 9 và 10 (tổ dân phố 6 và 5, phường Hương Sơ, TP Huế), tới đây ở từ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng phải sống trong cảnh chưa có nước sạch. Sau khi Báo đăng, chủ đầu tư, đơn vị thi công và Cty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế đã có những động thái tích cực.

Đừng xem nhẹ khâu lấy ý kiến

Ảnh minh họa - Ảnh TTXVN.
(PLVN) - Mới đây, UBND một TP phía Nam ban hành Quy chế tổ chức họp báo, quy định tổ chức họp báo định kỳ mỗi quý một lần và đột xuất khi có chuyên đề, sự việc quan trọng. Bản quy chế này đặc biệt được các cơ quan báo chí truyền thông quan tâm, khi có một số yêu cầu như phóng viên phải gửi câu hỏi trước họp báo 3 ngày, đặt câu hỏi bổ sung tại cuộc họp phải phù hợp “tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí đang công tác”.