Dự án nâng cấp quốc lộ 1A: Nhà đầu tư “tay không bắt giặc”?

Thi công tại Gói thầu số 4, Dự án BOT QL1A đoạn Bắc Bình Định
Thi công tại Gói thầu số 4, Dự án BOT QL1A đoạn Bắc Bình Định
(PLO) - Thật khó tin khi thời điểm “cán đích” Dự án BOT quốc lộ 1A đoạn Bắc Bình Định đã được ấn định trước ngày 30/6, nhưng qua kiểm tra cơ quan chức năng phát hiện có nhà đầu tư vẫn còn thiếu phần vốn chủ sở hữu theo quy định lên tới hàng chục tỷ đồng.
Cuối năm “cán đích” 
Theo Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (Cục QLXD & CLCTGT - Bộ Giao thông - Vận tải - GTVT), đến đầu tháng 6/2015, giá trị sản lượng của Dự án nâng cấp quốc lộ (QL) 1A (đoạn Thanh Hóa - Cần Thơ) đạt 61.213 tỷ đồng (đạt 67% toàn dự án). 
Cụ thể, các dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đạt 26.433 tỷ đồng (đạt 81% toàn dự án); đối với các Dự án BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) trên tuyến này, theo thống kê đến thời điểm đầu tháng 6/2015, giá trị sản lượng mới chỉ đạt 34.780 tỷ đồng, xấp xỉ 57%.
Theo Cục trưởng Trần Xuân Sanh, đến 31/5 trên tuyến QL1A đã hoàn thành và đưa vào khai thác 14/40 dự án (bao gồm 8 dự án trái phiếu, 6 dự án BOT) tương ứng 508/1.394km. Đến 30/6 này, sẽ hoàn thành thêm 5 dự án (trái phiếu Chính phủ và BOT) đoạn qua Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bình Thuận. 
Cục này cũng dự kiến đến cuối năm 2015 sẽ đưa vào khai thác 39/40 dự án, tương ứng với 1.381/1.394km (đạt 99%). Riêng Dự án hầm đường bộ Đèo Cả trên tuyến - do quy mô lớn, mức độ phức tạp cao nên dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 7 năm sau.
Thiếu hàng chục tỷ vốn chủ sở hữu
Thực tế thi công trên công trường này cho thấy, thời gian qua, một số dự án đã có chuyển biến mạnh mẽ, đặc biệt đối với dự án mở rộng QL1A đoạn qua các tỉnh Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định... do Cục QLXD & CLCTGT áp dụng nhiều biện pháp mạnh như cắt giảm khối lượng, “thay máu” các nhà thầu yếu kém. Vì vậy, đến đầu tháng 6, một số dự án cơ bản đã hoàn thành và đang chuẩn bị thông xe.
Tuy nhiên, cạnh đó vẫn còn một số dự án chậm tiến độ, trở thành “điểm nóng” trên công trường. Cụ thể, tại Dự án BOT QL1A đoạn Bắc Bình Định (km1125 - km1153) do Liên danh Tổng Công ty Thành An (Bộ Quốc phòng) - Công ty CP Đầu tư Xây dựng Bắc Ái - Công ty CP Đầu tư và Phát triển Long Trung Sơn… ký hợp đồng triển khai dự án với Bộ GTVT từ cuối năm 2013, thời gian “về đích” đã ấn định trước ngày 30/6/2015, nhưng theo Cục trưởng Trần Xuân Sanh, đến cuối tháng 5/2015, nhà đầu tư dự án này vẫn còn thiếu phần vốn chủ sở hữu là 24,708 tỷ đồng của Cty CP Đầu tư và Phát triển Long Trung Sơn.
Được biết, tình trạng các nhà đầu tư đăng ký tham gia dự án nhưng chỉ trông chờ chủ yếu vào nguồn tín dụng từ ngân hàng thương mại mà không có đủ vốn chủ sở hữu không phải là hiếm gặp tại các dự án lớn, nhưng vào thời điểm dự án sắp hoàn thành mà nhà đầu tư vẫn chưa “gom” đủ vốn chủ  sở hữu để thực hiện dự án thì cần phải xem xét lại trách nhiệm của nhà đầu tư cũng như cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ở dự án này. 
Được biết, trước đó để ngăn chặn tình trạng các nhà đầu tư “chơi” kiểu “tay không bắt giặc”, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định 8003 quy định về năng lực tài chính của các nhà đầu tư các dự án hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT, BT. Theo đó, các nhà đầu tư phải đóng 100% vốn chủ sở hữu trong vòng 90 ngày kể từ khi thành lập doanh nghiệp dự án, và dự án chỉ được ký hợp đồng chính thức khi nhà đầu tư đã góp đủ 100% vốn chủ sở hữu. 
Trường hợp nhà đầu tư không đáp ứng được yêu cầu về vốn chủ sở hữu, hợp đồng ký tắt của dự án sẽ không còn hiệu lực và Bộ GTVT có quyền thay thế nhà đầu tư khác, đồng thời đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy chứng nhận đầu tư và nhà đầu tư không được đền bù bất kỳ chi phí nào đã bỏ ra. 
Về tiến độ các dự án, Bộ GTVT cho hay, đến đầu tháng 6, vẫn còn 6 gói thầu và một cây cầu qua địa bàn tỉnh Quảng Bình việc thi công diễn ra khá ì ạch dù ngày hoàn thành đã được Bộ này xác định trong tháng 6/2015. 
Chẳng hạn như Gói thầu số 13 do Công ty CP Tập đoàn Phúc Lộc thi công chậm -18.50%, cầu Lý Hòa do Công ty CP 471 (Cienco4) thi công chậm -16.40%, Gói thầu số 14 do Liên danh Tập đoàn Sơn Hải - Công ty CP Xây dựng tổng hợp II Quảng Bình - Cty CP Xây dựng tổng hợp Quảng Bình thi công chậm -11.80%. Nguyên nhân chậm được xác định do công tác bảo hiểm chưa kịp thời nên chưa đạt được sự đồng thuận của các hộ dân trên tuyến; một số điểm người dân tái lấn chiếm mặt bằng...
Không đủ vốn vì sao vẫn được ký hợp đồng? 
“Để ngăn chặn tình trạng các nhà đầu tư “tay không bắt giặc”, Bộ GTVT đã ban hành Quyết định 8003 quy định về năng lực tài chính của các nhà đầu tư các dự án hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT, BT. Theo đó, các nhà đầu tư phải đóng 100% vốn chủ sở hữu trong vòng 90 ngày kể từ khi thành lập doanh nghiệp dự án, và dự án chỉ được ký hợp đồng chính thức khi nhà đầu tư đã góp đủ 100% vốn chủ sở hữu. Đối với Dự án BOT QL1A Bắc Bình Định đến nay dù chưa gom đủ vốn chủ sở hữu, nhưng theo tìm hiểu của PLVN, cuối năm 2013, dự án này đã được Bộ GTVT ký hợp đồng”.

Đọc thêm

TP Hồ Chí Minh: Khuyến cáo tuân thủ văn hóa metro

Metro số 1 bắt đầu vận hành thương mại từ 22/12/2024.
(PLVN) - Cty TNHH MTV Đường sắt Đô thị số 1 (HURC 1) vừa tổng kết 2 tuần đầu vận hành thương mại metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên và nhấn mạnh tới tầm quan trọng của việc tuân thủ văn hóa Metro.

Giá vé máy bay Tết tăng, chặng TP.HCM đi các tỉnh miền trung “cháy vé”

Giá vé máy bay Tết tăng, chặng TP.HCM đi các tỉnh miền trung “cháy vé”
(PLVN) - Thông tin từ Cục Hàng không Việt Nam cho biết đến thời điểm hiện tại, giá vé máy bay dịp Tết Ất Tỵ tăng trung bình 20% so với trước kỳ nghỉ, tỷ lệ đặt chỗ trên các đường bay từ TP.HCM đến các địa phương đang tăng nhanh chóng trong giai đoạn bắt đầu kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 22-28/1.

'Ẩn họa' trên tuyến đường thuộc dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam

'Ẩn họa' trên tuyến đường thuộc dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam
(PLVN) - Dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam được đầu tư nhằm hoàn thiện mạng lưới kết nối giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tuy nhiên, dự án này đang chậm tiến độ, mặt đường xuất hiện chi chít “ổ voi, ổ gà” sau mưa lớn gây nguy hiểm cho người đi đường.

Tăng mức phạt có đủ để xây dựng văn hoá giao thông?

Ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của người dân có sự chuyển biến rõ rệt sau khi Nghị định 168 có hiệu lực. (Ảnh: QĐND)
(PLVN) - Những ngày qua, việc tăng nặng mức xử phạt và áp dụng cơ chế trừ điểm giấy phép lái xe bước đầu tạo hiệu quả tích cực, nâng cao ý thức chấp hành của người dân. Tuy nhiên, để thực sự xây dựng văn hóa giao thông cần nhiều hơn thế.