Nghị định, Thông tư “vênh” Luật, doanh nghiệp lo lắng, hoang mang

Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
(PLO) - Nghị định 108 và Thông tư 195 đều được ban hành vào cuối năm 2015, quá gần thời điểm có hiệu lực là ngày 1/1/2016 do đó sẽ là một gánh nặng và thậm chí doanh nghiệp không thể đáp ứng kịp thời với thay đổi lớn như thế này.

Nghị định, Thông tư “vênh” Luật?

Trong khi Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi quy định việc tăng mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt lên thêm 5% mỗi năm kể từ năm 2016 thay vì tăng một lần 15% đang được sửa đổi và chờ đưa ra thông qua ở kỳ họp Quốc hội khoá 13 tới đây, thì Chính phủ đã ban hành Nghị định 108/2015/NĐ-CP và Bộ Tài chính ban hành Thông tư 195/2015/TT-BTC quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, có hiệu lực vào 1/1/2016. 

Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, với Nghị định 108 và Thông tư 195 mục tiêu ban đầu của Bộ Tài chính là nhằm giải quyết vấn đề liên quan đến việc có doanh nghiệp thời gian gần đây đã lập ra nhiều cấp độ công ty thương mại mà theo quan điểm của các cơ quan quản lý nhà nước thì việc làm này tiềm ẩn sự không minh bạch trong hoạt động kê khai nộp thuế tiêu thụ đặc biệt của các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, chính những quy định mới được nêu ra trong Nghị định 108 và Thông tư 195 không những không giải quyết được vấn đề nêu trên mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp làm ăn chân chính khác cũng như toàn bộ ngành công nghiệp sản xuất và kinh doanh bia. 

Trưởng nhóm công tác Thuế thuộc Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam VBF bày tỏ: “chúng tôi rất quan ngại về những diễn biến gần đây liên quan đến chính sách về giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt gây tác động lớn tới các ngành hàng bia, rượu vang và rượu mạnh, thuốc lá”. 

Nhóm công tác Thuế chỉ ra rằng, các thay đổi về giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được ban hành một cách đột ngột khiến các ngành chịu ảnh hưởng không kịp thích ứng, các văn bản được ban hành vào cuối tháng 10 và tháng 12/2015 nhưng lại có hiệu lực vào 1/1/2016. 

Các văn bản dưới Luật tức là Nghị định 108 và Thông tư 195 có các quy định mới về giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt chưa được quy định ở các luật thuế hiện hành. Cụ thể, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt ban hành năm 2008 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt ban hành năm 2014 và dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều về Luật thuế tiêu thụ đặc biệt dự kiến được Quốc hội thông qua tại kỳ họp tháng 3/2016 sẽ luật hoá các quy định mới về giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt hiện đang được quy định trước tại các văn bản dưới luật kể trên. 

Liên quan đến giá tính thuế, nhóm nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, không có bằng chứng chứng minh tỷ lệ 7% là hợp lý hơn tỷ lệ 10% được quy định trước đây. Hơn nữa, Luật quản lý thuế hiện hành và Thông tư 66/2010/TT-BTC hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch giữa các bên có quan hệ liên kết đã có quy định để loại trừ khả năng chuyển giá đối với các công ty thương mại có quan hệ mẹ-con hoặc con cùng mẹ với cơ sở sản xuất hoặc nhập khẩu”, văn bản của VBF gửi các cơ quan chức năng phân tích. 

Doanh nghiệp lo “trở tay” không kịp

Từ khi Nghị định 108 và Thông tư 195 được đưa ra lấy ý kiến vào tháng 10 và tháng 12/2015, doanh nghiệp, Hiệp hội và các tổ chức nước ngoài đã nhiều lần lên tiếng lùi thời gian có hiệu lực thay vì 1/1/2016 sang 1/1/2017 để các doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị cũng như để Bộ Tài chính có thời gian xem xét và cân nhắc đưa ra giải pháp cân bằng hơn. 

Ông Lê Hồng Xanh, Thành viên HĐQT Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) cho rằng, việc áp dụng Nghị định 108, Thông tư 195 sẽ gây ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp phải đóng thêm ngàn tỷ đồng thuế trong năm 2016. 

Trong khi đó, ông Nguyễn Hồng Linh, Thành viên HĐQT Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco) cũng cho biết, thời gian từ khi ban hành Nghị đinh, Thông tư đến khi có hiệu lực quá gấp gáp khiến doanh nghiệp đứng trước nguy cơ khó hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2016.

Mới đây, trong cuộc đối thoại giữa lãnh đạo Bộ Tài chính và Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam VBF tại trụ sở Bộ, lãnh đạo Bộ Tài chính đã thừa nhận những khó khăn, bất cập của doanh nghiệp trong việc thực hiện Nghị định 108 và Thông tư 195 khi hai văn bản này được ban hành quá gấp gáp đối với ngành đồ uống và được ban hành khi vẫn còn nhiều điểm chưa thực sự rõ ràng, khó thực thi và tạo thêm vướng mắc cho các doanh nghiệp sản xuất chịu thuế tiêu thụ đặc biệt trong việc tuân thủ.

Trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Đức Thụ, Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho biết, liên quan đến Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Chính phủ đã trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 nhưng Quốc hội đã “thận trọng” lui lại kỳ họp thứ 11.

“Chính phủ thống nhất trình Quốc hội, Quốc hội đã cân nhắc việc tiếp tục sửa đổi và việc sửa đổi có lợi cho đất nước và cộng đồng doanh nghiệp nói chung. Việc áp dụng và thực hiện sẽ theo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt Quốc hội sửa đổi, trên cơ sở đó Chính phủ sẽ sửa Nghị định và Thông tư”, ông Thụ thông tin.

Tin cùng chuyên mục

Chợ truyền thống "ế ẩm"và bài toán nan giải cho các tiểu thương tại Vĩnh Long

Chợ truyền thống "ế ẩm"và bài toán nan giải cho các tiểu thương tại Vĩnh Long

(PLVN) -  Hiện tình hình kinh doanh của các tiểu thương tại khu bách hóa tổng hợp (chợ Vĩnh Long) ngày càng ế ẩm. Trước tình trạng này, nhiều người chọn cách bỏ lô sạp tìm việc khác, lại có người kiên trì tìm cách bán hàng online để phù hợp thị trường, nhưng kết quả không như mong đợi vì còn rất nhiều cái khó.

Đọc thêm

Lợi thế của ngành Dầu khí khi chuyển dịch năng lượng

Cảng Dịch vụ Dầu khí của PTSC tại Vũng Tàu - nơi sản xuất chân đế dự án điện gió ngoài khơi. (Ảnh: Minh Hữu)
(PLVN) - Chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang các dạng năng lượng xanh, sạch, thân thiện với môi trường đang là xu thế chung của các tập đoàn năng lượng trên thế giới. Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) nhìn nhận, nếu không sớm chuyển đổi theo xu thế thì việc PVN bị tụt lại phía sau là tất yếu.

Xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2024 tăng 15%

Hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, Lào Cai. (Ảnh: T.Bình)
(PLVN) - Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế trong 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu ước đạt 123,64 tỷ USD, tăng 15% (tương ứng tăng 16,12 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết
(PLVN) - Ngày 7/5 , Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp giao ban trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương liên quan và chủ đầu tư để kiểm điểm tiến độ và tình hình thực hiện các dự án Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu
(PLVN) -  Tổng cục Thuế vừa có Công văn 1780/TCT-DNL gửi các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu (BLXD).

Thu nội địa tăng gần 11% so với cùng kỳ

Toàn ngành Thuế phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN; triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý thu, chống thất thu...
(PLVN) -  Lũy kế thu ngân sách nhà nước (NSNN) do ngành Thuế quản lý trong 4 tháng đầu năm 2024 đã đạt hơn 640.000 tỷ đồng, bằng 43% so với dự toán, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2023.