Xóm nghèo gần 40 năm uống “nước nghĩa địa”

Người dân lấy nước từ giếng nghĩa địa về sử dụng. Ảnh: Hoàng Bắc
Người dân lấy nước từ giếng nghĩa địa về sử dụng. Ảnh: Hoàng Bắc
(PLO) - Khó ai ngờ rằng, nằm sát ngay thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) vốn nổi tiếng văn minh, lịch sự lại có hơn trăm hộ dân thuộc thôn Phước Thượng mấy chục năm qua luôn phải sống trong tình cảnh thiếu nước trầm trọng và ô nhiễm nặng. Cực chẳng đã, người dân nơi đây đành phải tận dụng, bấu víu vào giếng nước dùng để phục vụ cho các công việc tại nghĩa trang để sinh hoạt.
Thôn Phước Thượng với hơn 100 hộ dân sống quây quần, họ từ nhiều vùng quê tìm đến lập nghiệp sau ngày giải phóng. Người dân nơi đây đa số làm nghề nương rẫy, hoặc phải tha phương khắp mọi nơi làm thuê làm mướn. Một bộ phận người dân được thuê vào nghĩa trang Phước Đồng để dọn cỏ, quét vôi, đào huyệt “chăm sóc người đã khuất”. “Đã nghèo còn gặp cái eo” bởi từ sau giải phóng đến nay, người dân luôn phải sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm để sinh hoạt, ăn uống. 
Người sống tận dụng “nước của người đã khuất” 
Ông Đỗ Huy Tiến (SN 1971), người dân thôn Phước Thượng cho biết: “Tuy ở gần thành phố nhưng từ trước đến nay luôn phải sử dụng nguồn nước bị nhiễm phèn nặng. Ngay từ những ngày đầu về lập nghiệp trên vùng đất này, người dân chúng tôi luôn sống trong tình trạng khan hiếm nước sinh hoạt. Đa số người dân đều chủ động đầu tư đào giếng lấy nước. 
 
Tuy nhiên, cả vùng chỉ có khoảng 2 – 3 giếng cho nước ngọt. Số giếng còn lại đều cho nước lợ và nước mặn bởi vùng đất này nhiễm phèn rất nặng. Nhưng vì thiếu nước ngọt nên đành phải sử dụng”. Một số hộ dân sống ở triền núi thường dùng nước từ các khe suối chảy ra. Nhưng mùa khô các dòng chảy cạn thì phải quẩy gánh xuống để xin các hộ dân phía dưới. “Mặc dù biết nguồn nước bị ô nhiễm nhưng chẳng còn cách nào khác” - một người dân cho hay. 
Ông Nguyễn Thành Phương, Trưởng ban công tác mặt trận thôn Phước Thượng cho biết: Suốt nhiều năm ròng người dân luôn sống trong âu lo, thấp thỏm vì nước khan hiếm. Càng lo lắng hơn khi đây sẽ là nguy cơ phát sinh nhiều bệnh truyền nhiễm. Oái oăm là giữa lúc này thì công trình nghĩa địa được xây dựng ngay trong khu vực thôn. 
“Vào lúc tình trạng nguồn nước đang trở nên báo động thì vào năm 1984, chính quyền bắt đầu xây dựng nghĩa trang ngay trên địa bàn thôn. Việc chôn người chết khiến nguồn nước càng ô nhiễm nặng, nhất là nghĩa trang chỉ cách nơi cư trú của các hộ dân không quá 20m. Vì vậy, không lâu sau đó, người dân đành “đắp chiếu” các giếng đào của gia đình” - ông Phương nói.
Những năm sau này, để có nước sinh hoạt phải tận dụng nguồn nước thiên nhiên vào mùa mưa, hứng vào các bể chứa của gia đình. Vào mùa khô thì vất vả hơn nhiều bởi họ phải chở nước từ các vùng lân cận về dùng. “Tuy nhiên, ngay cả vào mùa mưa nguồn nước sạch cũng khan hiếm. Bởi nước lấy từ các con suối trong khe núi rất nhiều bùn đất nên phải lọc rất kĩ, chỉ dùng để tắm rửa, không thể ăn uống”. Song song với việc sử dụng các nguồn nước này, người dân cho đến tận bây giờ phải sử dụng nước giếng sát cạnh nghĩa địa để sinh hoạt. 
“Vào năm 1986, để phục vụ cho những công việc xây dựng nghĩa trang, Công ty Môi trường Khánh Hòa khoan một cái giếng để lấy nước. Giếng có độ sâu chừng 30 mét, cũng là giếng cho nhiều nước nhất trong vùng. Và người dân chúng tôi đã tận dụng nguồn nước này để “bổ sung” vào sinh hoạt. Tuy nhiên, nước luôn trong tình trạng thiếu trầm trọng nên “giếng nghĩa địa” trở thành nguồn cung cấp chính” - vị Trưởng ban công tác mặt trận cho biết. Nguồn nước này không chỉ quan trọng đối với người dân Phước Thượng mà có ý nghĩa “sống còn” đối với cuộc sống các hộ dân thôn Phước Sơn. 
“Do cư trú ở vị trí có độ cao hơn so với các vùng khác nên việc đào giếng hay đưa nước về sinh hoạt gặp rất nhiều khó khăn. Vì thế nhiều năm nay gần 100 hộ dân thôn Phước Sơn cũng coi giếng gần khu nghĩa địa là nơi cung cấp nước chính phục vụ sinh hoạt. Cũng vì thế mà khu vực này cứ buổi chiều tà lại trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Người quẩy gánh, người mang thùng phi, can nhựa hối hả lấy nước đưa về” - chị Lê Thị Trang, một người dân Phước Sơn nói. 
Bao giờ có nước sạch ?
Trước đây, người dân trong vùng sống bằng nghề trồng lúa nước trên các khu đồng ruộng. Những vụ mùa thu hoạch là nguồn sống đối với người dân trong vùng. Tuy nhiên, cách đây khoảng 5 năm về trước, các hộ dân đều phải bỏ hoang ruộng đất của gia đình mình. 
“Cũng vì thiếu nước nên đồng ruộng khô héo, mùa màng thất bát. Đầu tư mà không có thu hoạch khiến người dân chán nản. Từ đó ruộng đồng trở nên tiêu điều, bỏ hoang rất lãng phí. Mong muốn có một công trình thủy lợi đưa nước về để những đồng lúa hồi sinh, nhưng đến nay vẫn chưa có biện pháp phù hợp” - ông Phương than thở.
Vào năm 2007, người dân thôn Phước Thượng và các hộ vùng lân cận có tia hy vọng mới về nguồn nước dồi dào. “Một công ty TNHH đầu tư đường ống dẫn nước từ trên các khe núi xuống bán cho dân với giá 4 nghìn đồng/khối. Tuy nhiên, đường ống này chỉ giải quyết được vào mùa mưa. Đó chỉ là chuyện trước mắt, không đáp ứng được yêu cầu lâu dài. Bởi mùa khô kéo dài từ tháng 2 đến tháng 8 nên các dòng chảy đều khô hạn. Việc đưa nước về lúc cần nhất lại trở nên bế tắc” - vị Trưởng ban phân tích.
Trước hiện trạng đó, nhiều lần trong những cuộc tiếp xúc cử tri, người dân trong vùng cũng đưa ý kiến phản ánh, mong muốn chính quyền có biện pháp giúp đỡ. “Sau đó, chính quyền đã phối hợp với các cơ quan đến khảo sát các nguồn nước trong vùng và xác nhận nguồn nước bị ô nhiễm nặng. Các cơ quan cũng khuyến cáo người dân không nên sử dụng nguồn nước này. Tuy nhiên, vì cuộc sống còn khó khăn trong khi mua nước máy thì tốn kém nên người dân vẫn phải tiếp tục sử dụng”, ông Phương cung cấp thông tin.
Tháng 11/2013, Công ty Cấp thoát nước Khánh Hòa đã kéo đường ống dẫn nước đến thôn Phước Thượng. Đây cũng là lần đầu tiên các hộ dân được sử dụng nguồn nước sạch, kể từ ngày giải phóng. “Tuy nhiên, đường ống dẫn nước chỉ kéo đến ngã ba Phước Thượng thì dừng lại. Công ty này chỉ kéo miễn phí với những hộ có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, còn gần 30 hộ không có “sổ đỏ” thì phải đóng phí 2,7 triệu” - một người dân cho biết. 
Các hộ dân này cùng chung nhận định: Công ty lo ngại kéo đường ống đến, một ngày nào đó các hộ dân sẽ chuyển đi sinh sống nơi khác, đồng nghĩa với việc đường ống dẫn nước không có người dùng, gây lãng phí.“Nhiều thế hệ của các hộ gia đình đã sống và có hộ khẩu thường trú nhưng công ty vẫn gây khó dễ với chúng tôi” - một người dân phân trần. 
Các hộ dân cho biết thêm: Cũng vì cuộc sống khó khăn, tâm lí không thoải mái khi phải đóng phí nên các hộ dân chưa thể thống nhất ý kiến. Cho nên đến nay nhiều hộ dân vẫn chưa có nước sạch sử dụng. Trong thôn cũng có một số hộ bỏ tới gần 20 triệu để lắp đường ống, dẫn nước về nhà” - một người dân cho hay. Vì thế cho đến nay gần 30 hộ dân thôn Phước Thượng và Phước Sơn vẫn phải dùng chung nước giếng gần nghĩa địa. Ngoài ra họ còn có thêm hai nguồn cung cấp nữa là nước từ suối và nước của Công ty Nhân Việt. 
“Nhưng tình trạng khan hiếm nước vẫn chưa thể giải quyết. Bằng chứng là mới đây, ngôi nhà của một người đàn bà trong vùng bốc cháy, dù đám lửa nhỏ nhưng phải gần một tiếng sau mới được dập tắt. Vụ cháy là sự cảnh báo đối với mỗi hộ dân trong vùng để đề phòng hiểm họa cháy nổ, nhất là trong mùa khô này” - một người dân cảnh báo.
Trao đổi với Pháp luật Việt Nam, ông Bùi Cao Pháp, Phó Chủ tịch xã Phước Đồng xác nhận: “Người dân tại hai thôn Phước Sơn và Phước Thượng sống trong tình trạng thiếu nước sạch và thiếu nước trầm trọng, nhất là vào mùa khô. Trong đó đa số hộ dân ở thôn Phước Thượng đã được kéo 200 mét ống dẫn đưa nước sạch về sử dụng.  Việc các hộ chưa có sổ đỏ phải đóng phí cho Công ty tư nhân 2,7 triệu mới được kéo ống là quy định của Công ty. Chúng tôi đã gửi văn bản đến Công ty Cấp thoát nước và sẽ có biện pháp hợp lí tháo gỡ”. 
Vị Phó Chủ tịch cho biết thêm:  Đến nay Phước Sơn vẫn chưa có nước sạch vì khu vực này rất xa, lại đồi núi cao nên rất khó khăn về kinh phí cho việc đưa đường ống đến địa bàn thôn nên chậm hơn. Chúng tôi sẽ tiếp tục rà soát và liên hệ với Công ty Cấp thoát nước Khánh Hòa để cung cấp nguồn nước sạch đến với tất cả hộ dân trong vùng”.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.