Xin miễn thuế cho... xe kéo tay của mẹ Vua Thành Thái

(PLO) - UBND tỉnh Thừa Thiên Huế có công văn gửi Bộ Tài chính xin miễn thuế giá trị gia tăng đối với chiếc xe kéo tay của Hoàng thái hậu Từ Minh, được coi là cổ vật quý nhập khẩu từ Pháp về Việt Nam. Tuy nhiên sau hai tháng “ngâm đơn” , Bộ này cũng không quyết được mà vừa phải xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng.
Chiếc xe kéo của Hoàng thái hậu Từ Minh
Chiếc xe kéo của Hoàng thái hậu Từ Minh
Lịch sử và 10% giá trị 
gia tăng

Trước đó hôm 21/4, chiếc xe kéo của bà Hoàng thái hậu đã được chuyển an toàn về Cố đô Huế và ngay ngày hôm sau (22/4), đã được trưng bày tại nhà Tả Trà (thuộc cung Diên Thọ). Chiếc xe đã lưu lạc trên đất Pháp hơn 100 năm được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế và kiều bào đấu giá thành công vào tháng 6/2014 tại Pháp với mức giá 45.000 EURO. Đây là lần đầu tiên Việt Nam đấu giá thành công tại sàn đấu giá quốc tế và đưa được cổ vật quốc gia về lại quê hương.
Bà Thái hậu Từ Minh là mẹ Vua Thành Thái. Theo TS. Phan Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế thì chiếc xe kéo tay bằng gỗ khảm xà cừ công phu vốn do Vua Thành Thái đặt các thợ mộc giỏi nhất của làng Kinh Lược, Hà Nội làm cho thân mẫu của mình để dạo chơi trong cung. Phần thân xe, tay vịn, ghế ngồi được trang trí công phu bằng cách khảm xà cừ các bức tranh, hoa lá, chữ thọ cách điệu theo phong cách cung đình Huế. 
Năm 1907, Vua Thành Thái bị thực dân Pháp phế truất và đưa đi an trí tại Vũng Tàu. Một số đồ ngự dụng vốn gắn bó thân thiết của ông đã được đem đi bán hay cầm cố. Ngày 18/10/1907, chiếc long sàng và chiếc xe kéo của nhà vua đã được định giá 400 đồng và bán cho ông Prosper Jourdan, viên thanh tra phụ trách đội bảo vệ bản xứ của Hoàng đế. 
Khi về nước, Prosper Jourdan đã đưa những báu vật này về Pháp và lưu giữ trong gia đình. Tất cả tưởng như chìm vào quên lãng nếu không có sự kiện ngày 13/6/2014, tại thành phố Tour cách Paris ngót 200km, nhà bán đấu giá Rouillac, với sự ủy nhiệm của gia đình Prosper Jourdan, đã đem bán đấu giá hai món cổ vật này...
Theo UBND tỉnh Thừa Thiên  Huế, việc đấu giá để đưa chiếc xe từ Pháp về Việt Nam nhằm bảo lưu một cổ vật quý của quốc gia, phục vụ quảng bá giá trị văn hoá Huế và Việt Nam, hoàn toàn không vì mục đích thương mại, kinh doanh. Thế nhưng khi về Việt Nam, chiếc xe vẫn phải mất 10% thuế  giá  trị gia tăng (GTGT) nữa, mặc dù trước đó Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế đã có công văn đề nghị Tổng cục Hải quan cho miễn thuế nhập khẩu. 
Vì vậy, trong công văn ký ngày 17/4, UBND tỉnh này đề nghị Bộ Tài chính xem xét miễn thuế GTGT cho hiện vật này với số tiền thuế phải nộp khoảng 129 triệu đồng. 
Cổ vật hồi hương sẽ được miễn thuế
Sau hai tháng “ngâm đơn”, trong văn bản báo cáo Thủ tướng hôm 22/6, Bộ Tài chính dẫn quy định tại Điều 3 Luật Thuế GTGT: “Hàng hoá, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế GTGT, trừ quy định tại Điều 5 của Luật này”. Tại Khoản 20 Điều 5, Luật Thuế GTGT quy định: “Hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu” thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Theo Bộ Tài chính thì Luật và cả các Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật  chưa có quy định cụ thể đối với trường hợp hàng hoá là hiện vật có giá trị lịch sử, văn hoá của Việt Nam mang ra nước ngoài, nhưng được nhập khẩu trở lại để bảo tồn, gìn giữ và trưng bày tại Việt Nam. 
Tuy nhiên, xét thấy mặt hàng cổ vật chiếc xe kéo tay của Hoàng thái hậu Từ Minh là trường hợp phát sinh trong thực tiễn, có giá trị văn hoá, lịch sử của dân tộc Việt Nam bị lưu lạc ở nước ngoài, nay được nhập khẩu trở lại, không vì mục đích thương mại, kinh doanh, chỉ để bảo tồn, gìn giữ giá trị lịch sử của dân tộc, do đó Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ vận dụng quy định tại Điều 3 Luật Thuế GTGT hoặc Khoản 20 Điều 5 Luật Thuế GTGT áp dụng không thu thuế GTGT đối với trường hợp chiếc xe kéo tay của Hoàng thái hậu Từ Minh và các trường hợp tương tự (nếu có phát sinh) là cổ vật có nguồn gốc từ Việt Nam lưu lạc ở nước ngoài, nay được các tổ chức, cá nhân nhập khẩu trở lại Việt Nam để bảo tồn, gìn giữ và trưng bày phục vụ cộng đồng, không dùng cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng. 

Đọc thêm

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường
(PLVN) - Ngày 10/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và bà Martina Stepheny, Giám đốc cấp cao tổ chức FOUR PAWS International (FPI) đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.

Tận dụng các FTA giúp ngân hàng tăng doanh thu

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, cơ hội từ các FTA giúp ngân hàng tăng được số lượng khách hàng, tăng doanh thu. Bởi số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, tham gia vào các FTA, nếu họ tận dụng hiệu quả thì đây là nguồn khách hàng tiềm năng cho hệ thống ngân hàng. Như vậy, trước mắt các cán bộ ngân hàng phải hiểu rõ, hiểu sâu để tận dụng, thực thi các FTA.

Cơ bản đã đủ pháp lý để triển khai điện hạt nhân

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân thông tin về dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Tái khởi động dự án điện hạt nhân đang nhận được sự đồng thuận của toàn xã hội. Trong đó, các chuyên gia về điện cho rằng, phát triển nguồn điện hạt nhân không chỉ giúp đa dạng nguồn cung, mà còn bảo đảm an ninh năng lượng và chuyển dịch năng lượng xanh.

FTA Index - công cụ 'hỗ trợ' Quốc hội giám sát, chỉ đạo công tác thực thi FTA

Nhiệm vụ quan trọng của Vụ Chính sách thương mại đa biên là hoàn thành báo cáo kết quả xây dựng Bộ Chỉ số và trình lên Thủ tướng Chính phủ.
(PLVN) - Thông qua FTA Index, cơ quan, doanh nghiệp địa phương có thể soi chiếu được việc thực hiện kế hoạch hành động của Chính phủ gắn với kế hoạch hành động của các tỉnh, thành phố xây dựng FTA Index để xác định được những điểm đã làm được và những điểm cần phải thúc đẩy hơn nữa, từ đó tìm ra những giải pháp, chính sách cụ thể hơn cho các doanh nghiệp trên địa bàn của mình tận dụng được FTA.

Địa chỉ tin cậy giúp địa phương và doanh nghiệp tối ưu hóa lợi ích từ FTA

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương).
(PLVN) - Cổng thông tin điện tử Hiệp định Thương mại tự do của Việt Nam (Vietnam FTA Portal, gọi tắt là Cổng FTAP tại địa chỉ fta.gov.vn) là một công cụ tra cứu các cam kết về Hiệp định thương mại tự do (FTA) và các thông tin liên quan một cách thông minh, tiên tiến, có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và người dân tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA .

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh

Khởi động dự án nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh
(PLVN) - Dự án xây dựng nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast tại KKT Vũng Áng (Hà Tĩnh) có công suất thiết kế 400.000 xe/năm với tổng mức đầu tư xây dựng 7.300 tỷ đồng. Dự kiến, tháng 6/2026, dự án hoàn thành tiến độ xây dựng cơ bản và đưa vào khai thác vận hành.