Vụ Huyền Như: Luật sư đề nghị khởi tố một số ngân hàng

Vụ Huyền Như: Luật sư đề nghị khởi tố một số ngân hàng
(PLO) -“Nhân danh công dân và người nghiên cứu luật pháp, tôi đề nghị khởi tố vụ án Cố ý làm trái tại một số ngân hàng để làm lành mạnh hoạt động kinh tế ngân hàng” - Đây là kiến nghị của luật sư Trương Xuân Tám, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Ủy viên Hội đồng luật sư - Liên đoàn Luật sư Việt Nam khi “chốt” bài bảo vệ cho quyền và lợi ích của VietinBank tại phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án Huyền Như ngày 26/12.

Ngoài ACB, còn có hay không những vụ án kiểu vụ “bầu Kiên”? Phúc thẩm đại án Huyền Như, tại phần tranh luận đã hé lộ vài góc khuất nào đó...

Đều với mục đích giống nhau là nhằm hưởng lãi suất vượt trần quy định, nhưng vài ngân hàng đã có “sáng kiến” khác nhau về cách thức “lách luật để bơm tiền ra” dưới hình thức thông qua các tổ chức, cá nhân đi gửi vào các tổ chức tín dụng khác. Không chỉ ACB, mà một số ngân hàng khác cũng thông qua các hợp đồng ủy thác đầu tư để chuyển tiền cho các “sân sau”.

Thông qua các hợp đồng môi giới đặt cọc mua chứng khoán, hợp đồng tư vấn quản lý danh mục đầu tư để chuyển tiền cho công ty trung gian (Công ty Quản lý Quỹ Lộc Việt, Công ty An Lộc, Công ty CP CK Phương Đông - ORS), chỉ định họ mở tài khoản và ký hợp đồng gửi tiền - tổng số tiền đã gửi vào VietinBank 1.860 tỷ đồng.

Người chủ thực sự của số tiền Như chiếm đoạt đã được Luật sư Lê Hồng Nguyên làm rõ tại Tòa: lời khai của Nguyễn Hữu Dương - Chủ tịch HĐQT Công ty An Lộc khi làm việc với CQĐT ngày 6/1/2012 thì vấn đề mở tài khoản cũng giống như gửi tiền vào VietinBank.

Navibank cho vay lãi suất cao, gửi tiền “lãi suất thấp”

Navibank thì chọn một cách đơn giản mà “không đụng hàng”: Thông qua các hợp đồng cho 14 nhân viên của mình vay tiêu dùng cá nhân và giải ngân tiền vay để gửi tiền vào VietinBank 1.543 tỷ đồng. Tại phiên tòa đại diện VKS khẳng định: Navibank đã cho nhân viên vay tiền với lãi suất từ 16 - 17% nhưng lại cho nhân viên gửi vào Vietinbank với tiền lời 14%? Ai có thể lý giải được sự ngược đời này?

Hậu quả việc làm sai trái của các Ngân hàng trên là đặc biệt nghiêm trọng. Theo kết quả điều tra, tổng số tiền mà các cá nhân, tổ chức nói trên nhận từ 4 ngân hàng để gửi nhưng chưa thu hồi được do Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt liên quan đến 4 ngân hàng (cả ACB) tính tròn là 3.067 tỷ đồng (trong đó ACB là 718 tỷ đồng), chiếm hơn 3/4 trong tổng số tiền 3.986 tỷ đồng bị Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt. 

Thế nhưng, hiện mới chỉ những người có trách nhiệm liên quan đến hậu quả 718 tỷ đồng của ACB bị khởi tố và kết án. Tại sao nhiều Ngân hàng lại có thể cùng bị Như lừa đảo lấy mất số tiền lớn như vậy? Ai sẽ phải chịu trách nhiệm và trách nhiệm đến đâu?

Hiển nhiên là “cung phải gặp cầu”, nhưng để tiếp cận, đàm phán các điều kiện thuận tiện cho mình, Như phải dùng tiền tươi, lại quả cho người giao dịch và Như đã làm điều tương tự như đã làm với ACB. Như đã phải chi cho Đoàn Đăng Luật trên 30 tỷ đồng (tiền mặt) và cho Nguyễn Vĩnh Phát trên 15 tỷ đồng (chuyển khoản), trong khi trả lãi suất vượt trần 24.569.130.555 đồng cho Navibank. 

Thực ra, những nhân vật trong vai trò “đại diện giao dịch ngầm” nêu trên chỉ mới là “tép điểm vào cầu nối” với Như. Để tiền chạy ra được, phải nhắc đến cái chủ trương ấy đã được ai bấm nút hình thành và đã vận hành ra sao tại các ngân hàng? 

Lý do nào và ai đã “duyệt” cho Công ty Phúc Vinh, Thịnh Phát “tỉnh táo” rút đơn kháng cáo? Ai đã tiếp tay thực hiện sai phạm và ai, có hay không việc che giấu sai phạm? Sai phạm ấy có đến mức là tội phạm không?… 

Chủ trương và việc thực hiện chủ trương ấy tại ACB đã phải trả giá với tội danh bị “kết án”: Tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Tranh luận tại phiên tòa ngày 26/12, vị đại diện VietinBank phát biểu: “Tương tự như phiên tòa của bầu Kiên, các ngân hàng này đã cố tình lách luật, né tránh thị trường liên ngân hàng, lừa dối Ngân hàng Nhà nước” 

Vậy các chuỗi và nhóm sai phạm này có thể khởi tố được chứ, tại sao không?

Tin cùng chuyên mục

Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn. (Toàn cảnh Hội thảo - Ảnh: BIDV).

Dự báo lạc quan về thị trường tài chính

(PLVN) - Thị trường tài chính Việt Nam năm 2024 được đánh giá sẽ tích cực hơn do cơ cấu cung ứng vốn của nền kinh tế trong năm 2024 và các năm tiếp theo được kỳ vọng chuyển dịch theo hướng tích cực hơn.

Đọc thêm

Cần cơ chế riêng để phát triển điện khí

2 Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 - 4 đã thi công được 85%. (Ảnh: PVPOWER)
(PLVN) - Kể từ khi Quy hoạch điện VIII được thông qua với công suất điện khí được đầu tư xây dựng mới lên đến 30.424MW, các chuyên gia kinh tế cũng như chuyên gia năng lượng cho rằng cần phải có cơ chế riêng để phát triển điện khí.

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí

Hoàn thành xây dựng cơ chế riêng phát triển điện khí
(PLVN) - Hàng loạt các vấn đề vướng mắc về phát triển các dự án điện khí đã được giải quyết thông qua dự thảo cơ chế phát triển điện khí, vừa được Bộ Công Thương hoàn thiện để báo cáo Chính phủ, trước khi lấy ý kiến rộng rãi. 

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.