Nhiều bị cáo vụ siêu lừa Huyền Như không phạm tội?

Nhiều bị cáo vụ siêu lừa Huyền Như không phạm tội?
(PLO) - Hôm qua (15/1), phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “siêu lừa” Huyền Như và đồng phạm tiếp tục với phần bào chữa và bảo vệ quyền lợi cho các đương sự của các luật sư.
Luật sư Nguyễn Huy Thiệp, bào chữa cho Phạm Anh Tuấn (nguyên Giám đốc Công ty Thái Bình Dương) khẳng định Phạm Anh Tuấn không phạm tội. Theo cáo trạng, Phạm Anh Tuấn đem tiền Nhà nước đi gửi tiết kiệm lấy lãi vì tư lợi, hưởng lãi suất chênh lệch 121 tỉ đồng, gây thất thoát 80 tỉ đồng. Tuấn bị đề nghị xử phạt từ 13 - 15 năm tù.
Luật sư Thiệp cho rằng, việc truy tố Phạm Anh Tuấn phải xem xét lại vì chưa đáp ứng đầy đủ các yếu tố cấu thành của tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong công vụ. Muốn truy tố bị cáo về tội này phải có 4 yếu tố như: vì tư lợi, lợi dụng quyền hạn, làm trái công vụ và gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội... Nếu thiếu một trong 4 yếu tố đó thì không đủ yếu tố cấu thành tội phạm. 
Bản chất của sự việc, theo Luật sư Thiệp, Tuấn không thực hiện trực tiếp tất cả mọi việc mà cán bộ, phòng chức năng của Công ty Thái Bình Dương đi giao dịch, liên hệ. Nếu có tư lợi thì Tuấn không dại gì giao cho nhân viên thực hiện giao dịch vì sẽ bị lộ thỏa thuận “đen”, giao dịch ngoài luồng. 
Cáo trạng truy tố Tuấn hưởng lợi 121 tỉ đồng chỉ dựa vào lời khai của Như, lời khai của những người hưởng lương, ruột thịt của Như và USB chứa thông tin của Như cung cấp. Do đó, Luật sư Thiệp nghi vấn số liệu này có thể bị điều chỉnh. Việc điều chỉnh số liệu ai sẽ là người hưởng lợi? 
Chính là người chiếm đoạt số tiền - Huyền Như - lợi cả về giảm trách nhiệm hình sự lẫn trách nhiệm dân sự. Hậu quả quy buộc Tuấn chịu trách nhiệm 80 tỉ là không công bằng, trong khi 15 hợp đồng đã tất toán, mang lợi về cho doanh nghiệp thì không được xem xét - Luật sư Thiệp lý luận.
Cùng bào chữa cho Phạm Anh Tuấn, Luật sư Nguyễn Thiều Dương cho rằng tính toán lãi suất thiếu logic, thiếu khoa học, không thể giải thích được tại sao lại cho ra con số 121 tỉ đồng. Có 15 hồ sơ vay nhưng Như lại chuyển tiền đến 21 lần. Thời điểm chuyển tiền, số lần chuyển tiền không phù hợp, không khớp với nhau. 
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho Công ty Cổ phần Chứng khoán Saigonbank – Berjaya (SBBS), Luật sư Nguyễn Minh Tâm (Đoàn Luật sư TP.HCM) yêu cầu Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Viettinbank) có trách nhiệm bồi thường cho SBBS số tiền 210 tỷ đồng mà Huyền Như đã chiếm đoạt. Theo cáo trạng, Huyền Như đã làm giả 14 hợp đồng ủy thác đầu tư giữa SBBS với Vietinbank chi nhánh Nhà Bè, ký giả chữ ký của Giám đốc và Phó Giám đốc chi nhánh này để huy động 245 tỷ đồng của SBBS. 
Để chiếm đoạt số tiền trên từ SBBS, Huyền Như đã yêu cầu đối tác mở tài khoản tại Vietinbank chi nhánh TP.HCM. Tuy nhiên, SBBS mới kết chuyển cho Vietinbank được 210 tỷ đồng. Khi tiền vào tài khoản ngân hàng, Huyền Như lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình đã làm lệnh chi giả để chuyển tiền trả cho những tổ chức, cá nhân đã vay trước đó. Đến nay, Như còn chiếm đoạt của SBBS số tiền 210 tỷ đồng. 
Theo Luật sư Tâm, cáo trạng cho rằng Công ty SBBS đã bị Huyền Như dùng thủ đoạn gian dối ký 14 hợp đồng giả để chiếm đoạt 210 tỷ đồng là chưa hợp lý, chưa đi sâu phân tích để xác định chủ thể dân sự trong vụ án này là Vietinbank hay Huyền Như.  
Ông Nguyễn Bá Thanh kín đáo dự tòa
14h15 hôm qua (15/1), ông Nguyễn Bá Thanh - Trưởng ban Nội chính Trung ương đã vào TAND TP.HCM để tham dự phiên tòa xét xử “siêu lừa” Huyền Như cùng 22 đồng phạm lừa đảo gần 4.000 tỷ đồng của các tổ chức, cá nhân. Ông Thanh không ngồi ở phòng xét xử phiên tòa hình sự này mà ngồi ở phòng trong và theo dõi phiên tòa qua màn hình. Trước đó, sáng cùng ngày (10-11h), ông Nguyễn Bá Thanh cũng có mặt tại TAND TP.HCM để theo dõi phiên tòa này khi Luật sư Nguyễn Minh Tâm, Đoàn Luật sư TP.HCM đang bào chữa cho Công ty Cổ phần Chứng khoán SaigonBank-Bejaya. Việc xuất hiện một cách lặng lẽ của ông Nguyễn Bá Thanh khiến nhiều người bất ngờ. Mới đây, tại phiên tòa xét xử bị cáo Dương Tự Trọng và đồng phạm trong việc tổ chức cho Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài do TAND TP. Hà Nội tổ chức, ông Thanh cũng đã đến theo dõi phiên tòa.

Đọc thêm

Công an Kon Tum cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới

Đối tượng lừa đảo qua mạng nhắn tin, dẫn dụ bị hại. (Ảnh: Công an tỉnh cung cấp)
(PLVN) - Phòng An ninh mạng - Công an tỉnh Kon Tum và Ngân hàng ACB chi nhánh Kon Tum đã kịp thời ngăn chặn vụ lừa đảo hơn 500 triệu đồng với chiêu giả danh người Mỹ muốn chuyển tiền về Việt Nam đầu tư.

Sơ thẩm vụ 'Trốn thuế' ở Phú Giáo (Bình Dương): VKS đề nghị phạt tiền với 3 bị cáo

VKS đề nghị HĐXX phạt tiền các bị cáo về tội “Trốn thuế”.
(PLVN) - Hôm qua (12/12), TAND huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương) mở phiên sơ thẩm với bị cáo Nguyễn Thị Phương Huệ (SN 1967), Trần Thanh Tài (SN 1997, con trai bà Huệ, cùng ngụ huyện Phú Giáo) và Võ Đức Quang (SN 1993, ngụ Chơn Thành, Bình Phước) về tội “Trốn thuế”. Cả ba bị cáo buộc trốn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) khi khai giá mua bán đất thấp hơn giá thực tế.

Bắt quả tang đối tượng vận chuyển gỗ trái phép

Bắt quả tang đối tượng vận chuyển gỗ trái phép
(PLVN) -  Hạt Kiểm lâm Hoàng Liên (Vườn Quốc gia Hoàng Liên) phối hợp với Trạm Kiểm lâm số 3, Công an xã Tả Van và Ban Chỉ huy Quân sựu xã Tả van (thị xã Sa Pa) vừa bắt quả tang 01 đối tượng vận chuyển trái phép gỗ pơ mu.

Truy tố ông Trần Đình Triển

Ảnh minh họa
(PLVN) - VKSND Tối cao đã ban hành cáo trạng truy tố bị can Trần Đình Triển (SN 1959, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân) về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.