Vốn nhà nước đang "chảy vào chỗ trũng"

Đại biểu Quốc hội đề nghị lập Tổng cục Quản lý vốn
Đại biểu Quốc hội đề nghị lập Tổng cục Quản lý vốn
(PLO) -  Trong phiên thảo luận tại Quốc hội về Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhiều đại biểu đã bộc lộ sự lo lắng khi vốn nhà nước không được dùng đúng chỗ.
Lo vốn nhà nước chảy vào chỗ trũng
Đưa ra số liệu hiện vốn nhà nước nằm trong các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là hơn 1 triệu tỷ đồng và nằm rải rác, phân tán tại tất cả các Bộ, ban, ngành và tất cả các tỉnh, thành trên cả nước, Đại biểu (ĐB) Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) cho rằng, sự phân tán này đã dẫn đến việc sử dụng vốn nhà nước không thực sự hiệu quả, thậm chí có chỗ thừa mang gửi ngân hàng lấy lãi suất thấp, trong khi chỗ thiếu lại đi vay vốn với lãi suất cao. 
Còn ĐB Đỗ Văn Đương nhấn mạnh, nếu quy định vốn nhà nước được phép đầu tư vào thành lập DN thuộc lĩnh vực cung cấp sản phẩm dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội; DN hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước…, thì e chưa ổn. 
“Quy định như thế ta có định liệu được không? Cái gì là thiết yếu, cái gì là độc quyền? Là nhà ở, điện, nước hay bất động sản hay sao…? Sợ nhất nếu sau này cứ nói cái gì cũng thiết yếu để đòi đổ vốn 100% nhà nước vào tràn lan. Phải định tính hết sức căn bản để vốn nhà nước không đi chệch hướng. Hãy để mọi thành phần kinh tế thức dậy để tạo ra mọi sản phẩm”, ĐB Đương nói.
Các ĐB cho rằng, Luật cần siết chặt phạm vi, lĩnh vực hoạt động của các DNNN đầu tư 100% vốn, các loại hình DN mà Nhà nước tham gia đầu tư vốn. Trong khi đó, đầu tư vốn nhà nước tại các DN theo các hình thức đầu tư quy định trong Dự án Luật là tương đối rộng rãi, chung chung, thiếu cụ thể. Quy định như Dự án Luật không siết chặt được mà còn tạo kẽ hở, hợp thức hóa việc chạy đua đầu tư.
Nói về những bất cập hiện nay, ĐB Trần Du Lịch (TP.HCM) cho rằng, cứ nói Chính phủ, Bộ, ngành quản lý nhà nước không còn chủ quản các tổng công ty, các tập đoàn, nhưng thực tế hiện nay vẫn là “quản”. DN “kêu trời” vì muốn làm gì, mở rộng đầu tư vào đâu cũng phải “bẩm” từ dưới “bẩm” lên.
Phải có luật riêng cho doanh nghiệp, tập đoàn nhà nước
Một trong những nguyên nhân khiến vốn nhà nước tại DN chưa phát huy hết hiệu quả, thậm chí thất thoát là do không có một đầu mối tập trung quản lý, điều tiết cho phù hợp. Do đó, đa số ĐBQH đề nghị xác định rõ hơn mô hình đại diện chủ sở hữu, xóa bỏ cơ chế Bộ, ngành chủ quản; nghiên cứu thực hiện mô hình tập trung, có thể giao cho một cơ quan thực hiện quản lý và giám sát toàn bộ vốn nhà nước tại DN, bảo đảm tách bạch với cơ quan quản lý nhà nước.
ĐB Phạm Huy Hùng (Hà Nội) kiến nghị Chính phủ cho thành lập Tổng cục Quản lý vốn nhà nước tại DN (trực thuộc Chính phủ), trên cơ sở nâng cấp SCIC hiện nay.
“Quan điểm của tôi, chính quyền địa phương chỉ làm các loại dịch vụ công ích phục vụ người dân. Còn bây giờ Chính phủ muốn làm kinh doanh thì tổ chức một số tập đoàn lớn, các tập đoàn đó điều lệ có thể trở thành đạo luật và hàng năm phải báo cáo trước Quốc hội”, ông Trần Du Lịch cũng đề xuất. 
Theo đó, trong tương lai, một số DNNN lớn, tập đoàn phải có đạo luật riêng, hàng năm phải báo cáo hoạt động trước 90 triệu cổ đông mà người đại diện là Quốc hội. Họp Quốc hội chính là hội nghị đại cổ đông, chứ không thể giao hết cho Chính phủ. Một số tập đoàn lớn như dầu khí điện lực, khoáng sản thành tập đoàn kinh tế nhà nước, thì phải xem lại quản lý...

Đọc thêm

AI IoT Platform - Hạ tầng số cho phát triển kinh tế

Quang cảnh hội thảo.
(PLVN) - Chiều 13/12, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, Cục Công nghiệp công nghệ thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo “AI IoT Platform - Hạ tầng số cho phát triển kinh tế”.

Bàn giải pháp nâng tầm chất lượng, sức cạnh tranh của thương hiệu hàng hóa Việt Nam

Bàn giải pháp nâng tầm chất lượng, sức cạnh tranh của thương hiệu hàng hóa Việt Nam
(PLVN) -  Sáng 13/12, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam cùng các hiệp hội ngành hàng tổ chức Hội thảo “Một số tồn tại, bất cập trong triển khai thực hiện Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa và Luật Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm”.

Khởi động dự án cáp ngầm biển đưa lưới điện quốc gia ra Côn Đảo

Khởi động dự án cáp ngầm biển đưa lưới điện quốc gia ra Côn Đảo
(PLVN) -  Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn PC1 - Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng Điện 4 (Liên danh PC1 – PECC4) vừa tổ chức Lễ ký kết Hợp đồng Gói thầu HH01-DZCĐ Thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công xây dựng đoạn cáp ngầm biển (EPC) thuộc Dự án Cấp điện từ lưới điện quốc gia cho huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Sẽ quy định cụ thể trách nhiệm và cách thức sàn thương mại điện tử khấu trừ, nộp thay thuế

 Sẽ quy định cụ thể trách nhiệm và cách thức sàn thương mại điện tử khấu trừ, nộp thay thuế
(PLVN) - Bộ Tài chính sẽ xây dựng nghị định quy định chi tiết về phạm vi trách nhiệm và cách thức các nhà quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) thực hiện khấu trừ, nộp thuế thay, kê khai số thuế đã khấu trừ đối với các giao dịch kinh doanh trên sàn của các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.

Doanh nghiệp đánh giá tích cực về ngành Thuế, Hải quan

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công
(PLVN) - Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Phạm Tấn Công cho biết, VCCI nhận được nhiều ý kiến doanh nghiệp (DN) đánh giá tích cực về ngành thuế và hải quan trong việc giúp DN hoàn thành nghĩa vụ thuế nhanh hơn, thuận lợi hơn, chuyên nghiệp hơn.

Biến chất thải thành nguyên liệu sản xuất

Ông Hồ Kiên Trung - Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) phát biểu tại Diễn đàn. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Mối quan hệ giữa quản lý chất thải và nền kinh tế tuần hoàn đã được thể hiện mạnh mẽ qua quan điểm coi chất thải là tài nguyên và nguyên liệu sản xuất. Hiện nay đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp thu mua xử lý chất thải để biến thành nguyên liệu đầu vào.

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy

Tổng cục Thuế quán triệt công tác sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy
(PLVN) -Tổng cục Thuế yêu cầu, cùng với việc quyết tâm thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, các đơn vị cần tăng cường công tác quản lý nội ngành, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ và trong công tác quản lý thuế để phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, đặc biệt là nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước.

Ngân hàng “thúc” cập nhật sinh trắc học trước “giờ G”

Các ngân hàng đồng loạt “thúc” khách hàng cập nhật sinh trắc học. (Ảnh: VCB)
(PLVN) - Từ ngày 01/01/2025, các tài khoản ngân hàng chưa đối chiếu, chưa cập nhật sinh trắc học sẽ bị dừng giao dịch trực tuyến. Đây là lý do khiến các ngân hàng đang đồng loạt triển khai các chương trình nhằm thúc đẩy khách hàng thực hiện cập nhật sinh trắc học.

Xuất khẩu 2025 sẽ gặp nhiều thuận lợi

Xuất nhập khẩu đạt kết quả cao trong năm 2024. (Ảnh: VnEconomy)
(PLVN) -  Trên đà thuận lợi của xuất nhập khẩu 2024, Bộ Công Thương dự tính, xuất khẩu năm 2025 sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới đã ổn định trở lại, các thị trường truyền thống phục hồi nhu cầu…

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường

Bộ NN&PTNT: Hỗ trợ tích cực phòng chống dịch bệnh và xử lý môi trường
(PLVN) - Ngày 10/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cùng bà Aler Grubbs, Giám đốc quốc gia Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và bà Martina Stepheny, Giám đốc cấp cao tổ chức FOUR PAWS International (FPI) đồng chủ trì Diễn đàn cấp cao năm 2024 về Một sức khỏe phòng chống dịch bệnh từ động vật sang người.